Đối với sự giám sát của quần chúng nhân dân

Một phần của tài liệu PHAP LUAT ĐAO ĐUC BAO CHI “Vi phạm Luật Báo chí trên báo in tại Việt Nam hiện nay” (Trang 31 - 34)

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

3.2. Giải pháp

3.2.4. Đối với sự giám sát của quần chúng nhân dân

Nghề báo đòi hỏi đạo đức nghề nghiệp khá nghiêm khắc song các nhà báo Việt Nam không thường xuyên được học hỏi và rèn giũa các vấn đề này nên đã xảy những sai phạm nghiêm trọng trong quá trình tác nghiệp khiến nhiều người, nhiều gia đình đã trở thành nạn nhân. Bởi chính sự non kém với nghề cũng như tư cách đạo đức của người làm báo đã cho thấy tầm quan trọng và vai trò giám sát của quần chúng nhân dân. Đây có thể coi là một trong những giải pháp hữu hiệu góp phần hạn chế những sai phạm cũng như đẩy mạnh tính tích cực của báo chí.

Giám sát hoạt động của chủ thể biểu hiện qua việc theo dõi, quan sát, xem xét nhận định về việc làm của đối tượng chịu sự giám sát. Với bản chất nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân, cách thức tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước XHCN Việt Nam phải thể hiện được quyền làm chủ của nhân dân đối với quyền lực nhà nước thông qua nhiều hình thức khác nhau, trong đó giám sát xã hội.

Với xu hướng dân chủ hóa đời sống xã hội, việc giám sát đối với nhà báo ngày càng được tăng cường và mở rộng, bảo đảm sự vận hành trong sạch, minh bạch của báo chí Việt Nam. Việc thực hiện quyền lực của nhà báo có hiệu quả khoa học nhằm mục đích xây dựng và hồn thiện các quyền dân chủ XHCN, và để giám sát tốt công chúng cần phải xác định rõ phạm vi nhiệm vụ, trách nhiệm, nghĩa vụ.

Nên ban hành luật giám sát xã hội đối với nhà báo xây dựng và ban hành luật trưng cầu dân ý nhằm tạo cơ sở pháp lý để mở rộng quyền dân chủ, trực tiếp cho nhân dân được tham gia vào quản lí xã hội, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Thơng qua trưng cầu dân ý, nhân dân có thể bày tỏ ý kiến của mình đối với hoạt động báo chí.

Cuộc cách mạng cơng nghệ 4.0 đã mang lại rất nhiều cơ hội cho báo chí truyền thống. Điều mà chúng ta thấy rõ nhất đó chính là, nếu khơng có cạnh tranh thì khơng có sự phát triển, vì vậy báo chí nói chung và báo in truyền thống nói riêng buộc phải chuyển mình, phải thay đổi vừa để đáp ứng tốt hơn nhu cầu, thị hiếu của công chúng vừa giữ vững và phát huy được những nhiệm vụ, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng. Đó cũng là cơ hội để các cơ quan báo chí, cũng như nhà báo nhìn lại chính mình, học hỏi, vươn lên, có thêm động lực để cống hiến cho xã hội.

Việc cơ quan chức năng và cơ quan chủ quản báo chí phải cảnh cáo, thu hồi thẻ nhà báo, khởi tố, bắt giam phóng viên vì hành vi lừa đảo, tống tiền, ép ký kết hợp đồng quảng cáo... đã và đang trở thành “điểm đen” đáng lo ngại. Luật Báo chí là cơng cụ góp phần giúp sinh hoạt báo chí có bước chuyển biến nhất định để nhiều sai phạm được xử lý, bài viết kém chất lượng, sai sót kịp thời được đính chính.

Qua thực trạng vi phạm Luật Báo chí tại Việt Nam hiện nay với những bất cập, những vấn đề cấp bách trong cơng tác chỉ đạo, quản lý báo chí hay việc truyền tải những thơng tin khơng trung thực, thiếu chính xác vi phạm đạo đức nghề báo, tác giả đã đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện đạo đức nghề báo đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Báo in nói riêng cần chú trọng nâng cao hiệu quả hoạt động của các phương tiện truyền thơng góp phần xây dựng xã hội, xây dựng đất nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Văn kiện Đảng: Toàn tập, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1987, t.47, tr. 362, 363 2. Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia Sự

3. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương, Hà Nội, 2016, tr. 217

4. Lê Dỗn Hợp, Quản lý báo chí trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay, Tạp chí Cộng sản, Hà Nội, số 776 tháng 6 năm 2007, trang 36 - 39.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ X. NXB Chính trị quốc gia - Sự thật. H. 2006, tr 305.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XI. NXB Chính trị quốc gia - Sự thật. H. 2011, tr 225.

7. Dương Xuân Sơn, Đinh Hường, Trần Quang, Cơ sở lý luận báo chí truyền

thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007, 307 trang. 2.

8. Trần Đăng Tuấn. Phản biện xã hội - câu hỏi đặt ra từ cuộc sống. NXB Chính trị quốc gia, H. 2006, tr 9-10.

9. Tạ Ngọc Tấn, Một số vấn đề về phát triển báo chí nước ta hiện nay, Tạp chí

Cộng sản, Hà Nội, số 775, tháng 5 năm 2007, trang 41 - 47.

10.Nguyễn Thị Thanh, Báo chí Việt Nam trong tiến trình hội nhập và phát triển

của đất nước, Tạp chí Lý luận chính trị & Truyền thơng, Hà Nội, số 7, tháng

7 năm 2007, trang 12 – 15.

11.Thủ tướng Chính phủ, Chiến lược phát triển thơng tin đến năm 2010, Hà

Một phần của tài liệu PHAP LUAT ĐAO ĐUC BAO CHI “Vi phạm Luật Báo chí trên báo in tại Việt Nam hiện nay” (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w