Áp dụng khuôn khổ chi tiêu trung hạn để nâng cao hiệu quả đào tạo và phát triển đội ngũ giáo viên phổ thông

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG KHUÔN KHỔ CHI TIÊU TRUNG HẠN ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG (Trang 29 - 37)

Quản lý tài chính tại các trường THPT cơng lập theo hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm chủ thể quản lý có thể sử dụng nhiều phương pháp quản lý khác nhau. Phương pháp tổ chức được sử dụng để thực hiện ý đồ của chủ thể quản lý trong việc bố trí, sắp xếp các mặt hoạt động tài chính cơng theo những khn mẫu đã định và thiết lập bộ máy quản lý phù hợp với các mặt hoạt động đó. Phương pháp hành chính được sử dụng khi các chủ thể quản lý tài chính cơng muốn các địi

hỏi của mình phải được các khách thể quản lý tuân thủ một cách vơ điều kiện, đó là khi các chủ thể quản lý ra các mệnh lệnh hành chính. Phương pháp kinh tế được sử

dụng thông qua việc dùng lợi ích vật chất để kích thích tính tích cực của các khách thể quản lý.

Quản lý TC trường THPT được thực hiện thông qua các công cụ là hệ thống các chính sách pháp luật, các quy định của các cơ quan quản lý nhà nước và các chủ thể quản lý và các hoạt động quản lý.

Hệ thống chính sách pháp luật của nhà nước bao gồm các văn bản pháp luật

liên quan đến quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp có thu nói chung, cơ sở giáo dục cơng lập, trường THPT cơng lập nói riêng.

Các quy định của chính chủ thể quản lý, đó chính là “Quy chế chi tiêu nội bộ”

của mỗi nhà trường. Cơng cụ này đóng vai trị đặc biệt quan trọng trong quản lý tài chính tại các nhà trường THPT cơng lập hoạt động theo định hướng tự chủ và tự chịu trách nhiệm bởi nó góp phần đảm bảo cho các hoạt động tài chính của nhà trường được thực hiện theo quy định. Việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ nhằm quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính. Thơng qua quy chế chi tiêu nội bộ sẽ thực hiện quản lý tập trung, thống nhất các nguồn thu, duy trì và khuyến khích mở rộng các nguồn thu, đảm bảo chi tiêu thống nhất trong toàn trường, thực hiện chi tiêu tiết kiệm và hợp lý.

Các hoạt động quản lý: đó là các việc xây dựng kế hoạch, tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức điều hành các hoạt động huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn

lực tài chính, quản lý cơng tác kiểm tra, giám sát và thực hiện nhiệm vụ báo cáo giải trình với các đối tượng có liên quan.

Về nội dung, QLTC trong nhà trường THPT theo định hướng tự chủ và tự chịu trách nhiệm được xác định gồm các nội dung như sau: (i) Lập kế hoạch tài chính và dự tốn ngân sách theo định hướng tự chủ ; (ii) Tổ chức bộ máy QLTC nhà trường theo hướng mở, có sự tham gia của các đối tượng có liên quan ; (iii) Chỉ đạo, khai thác và sử dụng các nguồn lực tài chính theo dự tốn và quy chế chi tiêu nội bộ ; (iv) Kiểm soát và giám sát các hoạt động tài chính; (v) Hiệu trưởng thực hiện tự chịu trách nhiệm (thực hiện trách nhiệm BC, giải trình với các đối tượng có liên quan)

Bản chất của tài chính là q trình huy động, sử dụng các nguồn vốn vào quá trình hoạt động của các tổ chức và cá nhân, vì vậy nó là tổng hợp các mối quan hệ kinh tế từ khi huy động đến khi sử dụng nhằm đáp ứng kịp thời vốn cho các hoạt động của các tổ chức và cá nhân trong xã hội.

Vì vậy, việc lập kế hoạch tài chính và dự tốn ngân sách rất quan trọng đối với một nhà trường hoạt động theo định hướng tự chủ và tự chịu trách nhiệm đặc biệt là các kế hoạch tài chính dài hạn và trung hạn ( từ 5 đến 3 năm) bởi về bản chất kế hoạch tài chính và dự tốn ngân sách là tập hợp các mục tiêu tài chính (định lượng và định tính) và các phương pháp sử dụng các nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu đó. Về mặt hình thức kế hoạch tài chính và dự tốn ngân sách sẽ là tập hợp của nhiều báo cáo tài chính khác nhau về cách thức lập và mục đích sử dụng. Các báo cáo này thường được trình bày dưới dạng bảng tính, biểu mẫu, sơ đồ.... thể hiện các dự tốn, phân tích, đánh giá kiểm sốt tồn bộ các nội dung hoạt động của một tổ chức trong một thời kỳ cụ thể.

Các trường công lập hoạt động theo định hướng tự chủ và tự chịu trách nhiệm khơng những cần lập kế hoạch tài chính và dự tốn ngân sách năm mà cịn cần thực hiện lập kế hoạch tài chính dài hạn, trung hạn và cơng khai các kế hoạch tài chính

đã lập cho cộng đồng và các đối tượng có liên quan được biết. Đây là một yêu cầu thiết yếu vì điều này mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho các trường như:

-Giúp các trường xác định được mục tiêu tài chính dài hạn và ngắn hạn của mình là gì ? Thực hiện nó bằng cách nào và lộ trình thực hiện cụ thể hàng năm ra sao;

- Giúp các đối tượng có liên quan đến nhà trường có sự thơng hiểu về nhà trường, từ đó giúp xây dựng lịng tin trong cộng đồng và tính minh bạch trong điều hành;

- Việc xây dựng kế hoạch tài chính và cơng khai các kế hoạch tài chính tới cộng đồng các đối tượng có liên quan giúp nhà trường thuận lợi hơn trong việc tiếp xúc và huy động được các nguồn vốn ngoài NSNN hay nguồn vốn có được từ việc thực hiện hội hóa giáo dục;

- Nhà trường, cộng đồng cũng như các cơ quan quản lý nhà trường có thế lấy kế hoạch tài chính làm cơ sở đánh giá kết quả hoạt động của cơ sở giáo dục cũng như năng lực điều hành của đội ngũ quản lý;

- Trên cơ sở các kế hoạch tài chính và dự tốn ngân sách, các cấp quản lý trong nhà trường triển khai thực hiện việc quản lý được thuận lợi, rõ ràng và minh bạch.

- Sau khi kế hoạch tài chính và dự tốn NSNN đã được cơ quan quản lý phê duyệt, nhà trường phải tăng cường các biện pháp để thực thi và thường xuyên kiểm tra chi tiêu thực tế trong suốt quá trình chấp hành ngân sách nhằm phát hiện sớm những điểm gây áp lực đến kế hoạch tài chính tổng thể. Một sự ràng buộc quan trọng nữa đối với những người hoạch định kế hoạch tài chính là yêu cầu họ phải tổng hợp tất cả các khoản chi tiêu thực tế vào dự toán ngân sách trong suốt q trình chấp hành ngân sách và cơng khai khi kết thúc năm ngân sách. Tính tồn diện và minh bạch là những điều kiện cần thiết cho kỷ luật tài chính tổng thể hữu hiệu.

Vì vậy, cần tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục và giáo viên. Hiệu trưởng đổi mới thì coi như thành cơng một nửa. Cho nên đổi mới ban đầu phải là hiệu trưởng chứ không chỉ cứ chăm chăm vào đổi mới mỗi giáo viên. Đáng chú ý, trong thời gian tới, cách thức để nâng cao chất lượng đội ngũ sẽ thay đổi theo hướng đẩy mạnh việc dùng công nghệ thông tin trong bồi dưỡng, đào tạo lại giáo viên. Tới đây Bộ GD-ĐT sẽ đẩy mạnh bồi dưỡng từ xa và có trợ giảng, có hướng dẫn và tương tác. Đây là điểm đột phá trong bồi dưỡng giáo viên. Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, chúng ta cần hướng tới đạt được cái đích cuối cùng là bản thân giáo viên thấy u thích thì sẽ tự học, tự đổi mới. Bộ GD-ĐT sẽ tập trung để đưa ra các nội dung bồi dưỡng trực tuyến cho giáo viên, sẽ bồi dưỡng trên cơ sở các thầy cơ tự đưa ra xem có gì, mạnh gì, yếu gì để bồi dưỡng chứ khơng phải như trước đây bồi dưỡng, tập huấn định kỳ 3 tháng hay 6 tháng một lần. Để có thể tiếp cận chuẩn giáo viên từ gốc, ngay từ bước đào tạo sư phạm, năm 2019, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết sẽ chỉ đạo mạnh việc sắp xếp lại các trường sư phạm. “Phải gắn được các trường sư phạm với các trường phổ thông giống như trường y với bệnh viện. Sinh viên sư phạm mới được chú trọng về thực tập”.

KẾT LUẬN

Sự thay đổi cơng nghệ nhanh chóng và tồn cầu hoá cũng ảnh hưởng đến giáo dục và đào tạo. Đó là việc học tập phải được tiến hành suốt đời và phải cố “học cách học” để chủ động nắm bắt tri thức. Vai trò của giáo dục là làm sao cho các nước phải có đội ngũ nhân lực được đào tạo phù hợp với nhu cầu. Về cơ bản, giáo dục nhằm mục đích làm cho các cá nhân tự mình giải quyết được các vấn đề nhờ có đủ khả năng suy nghĩ và phán đốn.

Trong thế giới việc làm đột biến, hiện nay người ta thấy sự hội tụ giữa các quan niệm, trước đây tách rời nhau trở nên thống nhất, đó là tầm quan trọng của giáo dục, dạy nghề. Jacques Delor, một nhà kinh tế Pháp và chính trị gia, Chủ tịch thứ tám Ủy ban châu Âu đã từng viết: “Quan niệm giáo dục suốt cả cuộc đời là một trong số các chìa khố đi vào thế kỷ XXI”. Ông nhận xét quan niệm này vượt ra khỏi sự tách biệt truyền thống giữa giáo dục ban đầu và giáo dục thường xuyên, đáp ứng sự thách thức của một thế giới thay đổi nhanh chóng. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên và cũng là quan niệm mới về vai trị của người thầy.

Như vậy, giáo viên khơng chỉ là người dạy học trên lớp học, một người làm nhiệm vụ truyền thụ kiến thức là chính, người cung cấp thơng tin, mà trở thành người tổ chức, hướng dẫn quá trình học của học sinh. Những thay đổi về vai trị, vị trí của người học và người dạy trong những hồn cảnh biến đổi nhanh, phức tạp đòi hỏi các cơ sở đào tạo giáo viên phải chuẩn bị cho các giáo sinh, những thầy giáo trong tương lai có khả năng đáp ứng linh hoạt và hiệu quả trước những yêu cầu mới. Khn khổ tài chính trung hạn là một mơ hình quản lí tài chính cơng cịn mới ở Việt Nam. Tuy nhiên, với những ưu điểm so với phương pháp dự toán truyền thống cùng với việc đa số các quốc gia trên thế giới đều lựa chọn áp dụng mơ hình này cho thấy triển vọng để áp dụng thành cơng tại Việt Nam. Trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm các nước cùng kết quả của chương trình áp dụng thí điểm từ 2004-

2009 Luật NSNN đã chính thức ghi nhận khn khổ tài chính trung hạn với các quy định về kế hoạch tài chính 5 năm và kế hoạch tài chính – NSNN 3 năm. Sự ghi nhận này mở ra hướng quản lí tài chính cơng mới ở Việt Nam, thực hiện mục tiêu cải cách tài chính và đảm bảo thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của nước ta.

Trong xu thế hội nhập quốc tế, phát triển đội ngũ giáo viên luôn là vấn đề chiến lược của mỗi quốc gia vì đội ngũ giáo viên mang yếu tố hàng đầu quyết định chất lượng giáo dục. Đó là nguồn duy nhất đào tạo nguồn nhân lực có khả năng hiện thực hóa mọi kế hoạch, đặc biệt trong thế kỷ XXI - thế kỷ của công nghệ thông tin và kinh tế tri thức. Mặt khác, nâng cao chất lượng giáo viên được xem là khâu đột phá, trọng tâm của cơng cuộc đổi mới căn bản và tồn diện giáo dục, đặc biệt là giáo dục phổ thông. Giáo viên được coi như yếu tố then chốt của cải cách, đổi mới giáo dục. Bởi lẽ, khơng có thầy giỏi về năng lực chun mơn và phẩm chất đạo đức tốt thì khơng thể có nền giáo dục chất lượng. Do đó, cần thiết áp dụng các yêu cầu đổi mới giáo dục vào căn cứ quy hoạch mạng lưới Sư phạm, thu hút người giỏi vào Sư phạm, tạo môi trường tự do sáng tạo của giáo viên và học sinh trong trường học và tạo mơi trường thuận lợi và chính sách đãi ngộ phù hợp để tạo động lực cho đội ngũ giáo viên phát triển. Cùng với đó, khơng ngừng nâng cao chất lượng giáo dục tại các cơ sở đào tạo giáo viên và quản lý các hoạt động sư phạm của giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp là những giải pháp cần thiết trong việc nâng cao chất lượng giáo viên hiện nay.

Trong “cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” GD nói chung và các cơ sở GD nói riêng trở thành “dịch vụ sự nghiệp công” và từ “phục vụ” chung chung chuyển sang chữ “dịch vụ” và quản lí, điều hành GD nói chung, các cơ sở GD nói riêng đã chuyển dịch sang nội hàm mới. Tính “dịch vụ” buộc các nhà quản lí các cơ sở GD phải “cân đong, đo dếm” các kết quả so với các chi phí hay nói cách khác lời giải của bài tốn “chi phí-lợi ích” ln được coi trọng và cách thức quản lí đổi với nhà trường và quản lí nội bộ nhà trường cần phải có những thay đổi. Mặc dù chức năng cơ bản của GD vẫn là “đáp ứng các nhu cầu cơ bản về phát triển của con

người” thơng qua việc cung cấp “hàng hóa phi hiện vật” do nhà nước điều tiết nhưng sẽ xuất hiện khái niệm “khách hàng” (người được cung ứng dịch vụ) và những “người có lợi ích liên đới” (Stakeholders). Tuy nhiên các cơ sở GD sẽ gặp nhiều thách thức về văn hóa quản lí cũng như năng lực để có thể thực hiện được “tự chủ và trách nhiệm giải trình” khi nhà nước thay đổi cơ chế quản lí GD. Vấn đề chuyển đổi mơ hình quản lí đã vận hành một thời gian dài trong “cơ chế bao cấp” sang phát huy mơ hình quản trị thích ứng với “cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” cần một số nhận thức mới và hành động phù hợp với yêu cầu của “quản trị nhà trường hiệu quả”.Quản trị tài chính nhà trường với việc đa dạng hóa nguồn lực và sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện của nhà trường.

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG KHUÔN KHỔ CHI TIÊU TRUNG HẠN ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG (Trang 29 - 37)