Cường độ hấp thụ của D-Galacturonic acid khi thực hiện thí nghiệ mở 85℃ trong 5 phút

Một phần của tài liệu BÀI tập lớn môn PHÂN TÍCH THỰC PHẨM đề tài các PHƯƠNG PHÁP xác ĐỊNH hàm LƯỢNG PECTIN TRONG THỰC PHẨM (Trang 27 - 32)

Phương pháp Carbazole trong 2 thử nghiệm đều có hệ số tương quan R > 0.95, từ đây ta có thể kết luận độ chính xác của phương pháp Carbazole là tương đối cao. Tuy nhiên cả 2 đồ thị đều không thể đạt hệ số tương quan tới R = 0.999 như phương pháp đo quang phổ ion Cu2+ hoặc R = 1 (đường chuẩn có ý nghĩa cao nhất), điều này có thể được giải thích là do màu sắc của phương pháp Carbazole thu được không những phụ thuộc vào nồng độ của D-Galacturonic acid mà còn phụ thuộc vào các phân tử khác như D-Galatose, L-Rhamnose là 2 phân tử có độ hấp thu quang hồn tồn khác nhau (D-Galacturonic acid chỉ chiếm tối thiểu 80% trong cấu trúc của pectin trong mẫu thực phẩm). Ngoài ra, sự hiện diện của các carbohydrate như tinh bột, cellulose và đường trung tính trong dịch chiết pectin có thể gây ra sai số trong việc phân tích D-Galacturonic acid, vì carbazole có thể kết hợp bất kỳ phân tử đường trung tính nào có mặt để hình thành màu bổ sung, dẫn đến giá trị cường độ hấp thu xảy ra sai lệch lớn.

Khuyết điểm lớn thứ hai của phương pháp này là phương pháp Carbazole không thể xác định hàm lượng pectin đối với mẫu pectin có θ (hệ số thực nghiệm) chưa xác định được, có nghĩa là phương pháp này chỉ có phạm vi áp dụng đối với các loại thực phẩm đã có chính xác hệ số thực nghiệm rồi (ví dụ: cam, chanh dây…).

3.2. Kết luận

Phương pháp Calcium pectate tính tới thời điểm hiện tại vẫn là một trong những phương pháp xác định hàm lượng pectin có độ chính xác cao nhất, đi cùng với một số ưu điểm khác như: dễ thực hiện, tính sẵn có của thiết bị và thuốc thử và ưu điểm lớn nhất là phạm vi áp dụng rộng rãi đối với các loại thực phẩm

cũng như là sự khác nhau về địa lý vùng miền. Tuy nhiên, khuyết điểm lớn nhất của phương pháp này là tốn nhiều thời gian.

Để bù đắp khuyết điểm trên, một phương pháp sinh cùng thời đại với Calcium pectate là phương pháp Carbazole, tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của Carbazole cũng như các phương pháp đo quang phổ khác đó chính là phạm vi áp dụng của phương pháp do có sự thiếu sót của hệ số thực nghiệm. Ngồi ra, độ chính xác của phương pháp này thấp hơn so với phương pháp Calcium pectate.

Kết hợp với cả ưu, nhược điểm của cả 2 phương pháp trên, một bước tiến mới được ra đời ở Trung Quốc vào năm 2021 là phương pháp đo quang phổ ion Cu2+. Phương pháp này giúp xác định gián tiếp hàm lượng pectin thông qua đo quang phổ hấp thu của Cu2+. Ưu điểm nổi trội của phương pháp này là độ chính xác vơ cùng cao (gần như là ngang ngửa với Calcium pectate) đi cùng với thời gian thí nghiệm ngắn và phạm vi áp dụng rộng đối với các mẫu trái cây khác nhau. Ngược lại, nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là đòi hỏi thiết bị hiện đại. Tuy nhiên phương pháp đo quang phổ ion Cu2+ đã chứng minh được giá trị của phương pháp và rất có tiềm năng trong tương lai sau này trong giới khoa học nghiên cứu.

KẾT LUẬN

Ứng dụng của polymer tự nhiên trong ngành công nghiệp thực phẩm đang tăng lên từng ngày. Các nhà nghiên cứu đang ngày càng tập trung nhiều hơn vào pectin vì tính dễ kiếm, tính linh hoạt về cấu trúc và thành phần linh hoạt. Pectin là một phụ gia được sử dụng trong thực phẩm như một chất kết dính, đặc biệt là trong mứt và thạch rau câu. Nó là sự lựa chọn ưu tiên của hầu hết các nhà chế biến thực phẩm như là chất thay thế chất béo hoặc đường trong các loại thực phẩm ít calo. Pectin khơng chỉ là chất điều chỉnh – mà cịn là chất xơ có nhiều lợi ích, hịa tan trong nước, giúp giảm cholesterol và tăng cường sức khỏe tiêu hóa. Là một chất xơ hịa tan, pectin có khả năng liên kết với các chất béo trong đường tiêu hóa, bao gồm cholesterol và độc tố giúp thúc đẩy quá trình loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể. Điều này có nghĩa là pectin có lợi cho việc giải độc của cơ thể, giúp điều chỉnh việc sử dụng đường và cholesterol của cơ thể, đồng thời cải thiện đường ruột và sức khỏe tiêu hóa. Trong những năm gần đây, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn, trái cây tươi và rau quả ngày càng tăng đã mở ra một thị trường mới cho các loại màng ăn được nhờ vào khả năng phân hủy sinh học và tái chế. Các ứng dụng của pectin đã được làm rõ trong bài tiểu luận.

Bên cạnh đó, nhóm đã làm rõ các vấn đề đặt ra của bài tiểu luận như giới thiệu về cấu trúc, nguồn gốc và phân loại pectin, tính chất hóa học, hóa lý và những phương pháp chiết xuất và xác định hàm lượng pectin trong mẫu thực phẩm. Từ đó phân tích rõ ưu nhược điểm của từng phương pháp và ứng dụng thực tế của chúng trong khoa học thực tiễn. Qua đó giúp người phân tích có thể lựa chọn được phương pháp phân tích tối ưu nhất dựa vào đặc tính của ngun liệu cũng như tính sẵn có của thiết bị.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Arash Jahandideh, Mojdeh Ashkani, Nasrin Moini. (2021). Biopolymers and their Industrial Applications. Elsevier. pp. 193-218.

Truy cập từ https://doi.org/10.1016/C2018-0-05189-0

[2] Belkheiri, A.; Forouhar, A.; Ursu, A.V.; Dubessay, P.; Pierre, G.; Delattre, C.; Djelveh, G.; Abdelkafi, S.; Hamdami, N.; Michaud, P. (2021). Extraction, Characterization, and Applications of Pectins from Plant

By-Products. Appl. Sci.

Truy cập từ https://doi.org/10.3390/app11146596

[3] Devi, Nirmala & Deka, Chayanika & Maji, Tarun & Kakati, Dilip. (2016). Gelatin and Gelatin- Polyelectrolyte Complexes: Drug Delivery.

Truy cập từ https://doi:10.1081/E-EBPP-120049954

[4] ED Ngouémazong, Christiaens S, Shpigelman A, Van Loey AM, Hendrickx ME. (2015). The emulsifying and emulsion-stabilizing properties of pectin: A review. Comprehensive Reviews in Food

Science and Food Safety.

Truy cập từ https://doi:10.1111/1541-4337.12160

[5] Erumalla Venkatanagaraju, N. Bharathi, Rachiraju Hema Sindhuja, Rajshree Roy Chowdhury, Yarram Sreelekha. (01/2020). Extraction and Purification of Pectin from Agro-Industrial Wastes. IntechOpen Book Series.

Truy cập từ https://doi:10.5772/intechopen.85585

[6] Florina Dranca, Mircea Oroian. (2018). Extraction, purification and characterization of pectin from alternative sources with potential technological applications. Food Research International. Volume 113.

pp. 327-350.

Truy cập từ https://doi:10.1016/j.foodres.2018.06.065

[7] Ghodsi Mohammadi Ziarani, Razieh Moradi, Negar Lashgari, Hendrik G. Kruger. (2018). Metal-Free

Synthetic Organic Dyes. Elsevier. Chapter 6 - Carbazole Dyes. pp. 109-116.

Truy cập từ https://doi.org/10.1016/C2017-0-03672-8

[8] Gowda, D. & Manjunath, M. & Anjali, & Kumar, Praveen & Srivastava, Atul & Osmani, Riyaz & Shinde, Chetan & Hatna, Siddaramaiah. (2016). Guar Gum and Its Pharmaceutical and Biomedical Applications. Advanced Science, Engineering and Medicine.

[9] Marie Carene Nancy Picot-Allain, Brinda Ramasawmy & Mohammad Naushad Emmambux (2020):

Extraction, Characterisation, and Application of Pectin from Tropical and SubTropical Fruits: A Review.

Food Reviews International.

Truy cập từ: https://doi.org/10.1080/87559129.2020.1733008

[10] M. Abid, S. Cheikhrouhou, C.M.G.C. Renard, S. Bureau, G. Cuvelier, H. Attia, M.A. Ayadi. (2017).

Characterization of pectins extracted from pomegranate peel and their gelling properties. Food Chemistry.

pp. 318-325.

Truy cập từ https://doi.org/10.1016/j.foodchem.2016.07.181

[11] Mohamed H. (2016). Extraction and characterization of pectin from grapefruit peels. MOJ Food

Process Technol. pp. 31-38.

Truy cập từ https://doi:10.15406/mojfpt.2016.02.00029

[12] Nan Zhu, Weinan Huang, Di Wu, Kunsong Chen, Yong He. (2021). Quantitative visualization of pectin distribution maps of peach fruits. Scientific Reports. pp.8-9.

Truy cập từ https://doi.org/10.1038/s41598-017-09817-7

[13] Ngô Thị Minh Phương. (2016). Nghiên cứu thu nhận, biến tính pectin từ các nguồn thực vật tại khu

vực miền Trung – Tây Nguyên và ứng dụng tạo màng bao bảo quản xoài, gừng. Trường Đại học Đà Nẵng.

[14] Rahmati S, Abdullah A, Momeny E, Kang OL. (2015). Optimization studies on microwave assisted

extraction of dragon fruit (Hylocereus polyrhizus) peel pectin using response surface methodology.

International Food Research Journal. pp. 233-239.

Truy cập từ https://www.researchgate.net/publication/281924705

[15] R. Begum M.G. Aziz, M.B. Uddin, Y.A. Yusof. (2014). Characterization of Jackfruit (Artocarpus

heterophyllus) Waste Pectin as Influenced by Various Extraction Conditions. Agriculture and Agricultural

Science Procedia. pp. 244 – 251.

Truy cập từ https://doi.org/10.1016/j.aaspro.2014.11.035

[16] Phan Văn Kim Thi, Trần Thị Hồng Cẩm, Đàm Thị Bích Phượng, Hồng Thị Trúc Quỳnh (07/03/2018).

Trích ly pectin từ cây sương sáo. Tạp chí Khoa học cơng nghệ và Thực phẩm 14. pp. 58-65.

[17] Vassilis Kontogiorgos. (2020). Pectin: Technological and Physiological Properties

[18] Wang, F.; Du, C.; Chen, J.; Shi, L.; Li, H (2021). A New Method for Determination of Pectin Content

Using Spectrophotometry. Polymers.

[19] Xu SY, Liu JP, Huang X, Du LP, Shia FL, Dong R. (2018). Ultrasonic-microwave assisted extraction,

characterization and biological activity of pectin from jackfruit peel. LWT - Food Science and Technology.

pp.577-582.

Truy cập từ https://doi.org/10.1016/j.lwt.2018.01.007

[20] Yang JS, Mu TH, Ma MM. (2018) Extraction, structure, and emulsifying properties of pectin from

potato pulp. Food Chemistry. pp.197-205.

Một phần của tài liệu BÀI tập lớn môn PHÂN TÍCH THỰC PHẨM đề tài các PHƯƠNG PHÁP xác ĐỊNH hàm LƯỢNG PECTIN TRONG THỰC PHẨM (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)