- Phân bố theo nhóm tuổ
4.2.2. Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị sau 6 tháng
Bảng 3.30, 3.31, 3.32, 3.33 trong nghiên cứu chúng tôi cho thấy, khơng có mối liên quan giữa đặc điểm chung của bệnh nhân và kết quả điều trịsau 6 tháng, p>0,05. Khơng có mối liên quan giữa triệu chứng lâm sàng và kết quả điều trịsau 6 tháng, p>0,05.
Tuy nhiên, về liên quan giữa đặc điểm cận lâm sàng và kết quả điều trị
sau 6 tháng, chúng tơi ghi nhận: có mối liên quan giữa chỉ số quanh chóp (PAI) và kết quả điều trị, bệnh nhân có điểm 3 kết quả điều trị tốt cao hơn điểm 4 và 5 (p<0,05). Có mối liên quan giữa kích thước tổn thương và kết quả
điều trị, bệnh nhân có kích thước tổn thương dưới 5 mm kết quả điều trị tốt
cao hơn (p<0,01)
Có mối liên quan giữa ranh giới tổn thương và kết quả điều trị, bệnh nhân có ranh giới tổn thương khơng rõ có kết quả điều trịtốt cao hơn (p<0,01) (Bảng 3.34).
Theo Huumonen và Ørstavik (2002), hệ thống tính điểm PAI đã được
sửa đổi và áp dụng cho các nghiên cứu so sánh dịch tễ học và lâm sàng đối
với kết quả điều trị. Khả năng so sánh giữa các nghiên cứu được thực hiện với
chỉsố PAI khiến cho chỉsố này ngày càng được áp dụng nhiều hơn.
Qua chỉ số PAI chúng ta có thể tiên lượng được thời gian và hiệu quả điều trị của răng VQCMT, điểm PAI càng cao thì mức độ trầm trọng của
tổn thương quanh chóp càng nhiều, do đó kết quả điều trị khơng tốt là phù
Nghiên cứu của Phạm Nữ Như Ý (2009) cho thấy, có 5 răng trong tổng
số 31 răng VQCMT được điều trị nội nha (16,1%) với chỉ số PAI là 4 sau 12
tháng theo dõi, không cải thiện về mặt X Quang, do đó cần phải theo dõi thêm một thời gian nữa [28].
Về kích thước tổn thương, theo Nguyễn Mạnh Hà (2005), kết quả điều
trị có liên quan đến kích thước tổn thương trước khi điều trị [8]. Các tổn
thương kích thước nhỏ, cho kết quả sau điều trịtốt [1]. Tuy nhiên, những răng
có tổn thương quanh chóp trên 10 mm vẫn có thể được điều trịbảo tồn nhưng
vẫn phải theo dõi chặt chẽ lâm sàng và X Quang ít nhất là 12 tháng [8].
Về ranh giới tổn thương, nghiên cứu của Đào Thị Trúc An (2019) có ranh giới tổn thương không rõ chiếm đến 94%, ở các trường hợp này đều cho kết quả tốt sau điều trị [1]. Theo nghiên cứu của Trần Thị An Huy (2018),
răng có ranh giới tổn thương quanh chóp khơng rõ là một trong những yếu tố
thuận lợi cho kết quả điều trị răng VQCMT bằng phương pháp nội nha không phẫu thuật [14].
Nghiên cứu của Đào Thị Hằng Nga (2015) cho thấy, ở cả 2 nhóm ranh giới, tỷ lệ hình thành hàng rào tổ chức cứng đều tăng lên theo thời gian, tỷ lệ
hình thành hàng rào tổ chức cứng ở nhóm ranh giới khơng rõ cao hơn nhóm
ranh giới rõ ở tất cả các thời điểm có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). Có thể lý
giải điều này như sau: Ở các răng tổn thương quanh cuống ranh giới rõ có lẽ
là q trình viêm nhiễm đã diễn ra kéo dài, tổn thương được bao bọc bởi một lớp vỏ (có thể là vỏ nang) nên sẽ cản trở vi tuần hồn, q trình lành thương
sẽ chậm hơn [18].
M. Torabinejad và cs (2018) đã so sánh vật liệu MTA và các vật liệu xi măng nội nha có hoạt tính sinh học được giới thiệu ra thị trường gần đây,
ghi nhận qua các nghiên cứu: mặc dù các vật liệu xi măng nội nha có hoạt tính sinh học được cho thấy triển vọng đầy hứa hẹn khi áp dụng lâm sàng, tuy nhiên số lượng các báo cáo sử dụng các vật liệu xi măng nội nha có hoạt tính sinh học cho các ứng dụng lâm sàng khác nhau là hạn chế. Hơn nữa, hầu hết các nghiên cứu đều có một số thiếu sót về phương pháp luận và mức độ bằng chứng thấp, do đó cần nhiều nghiên cứu hơn nữa về các loại vật liệu xi măng
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị trám bít ống tủy bằng BioRootTM RCS và các yếu tố liên quan trên 33 bệnh nhân
với răng viêm quanh chóp mạn tính, chúng tơi có các kết luận như sau:
1. Đặc điểm lâm sàng và X- quang của răng viêm quanh chóp mạn
1.1. Đặc điểm lâm sàng
- Nhóm tuổi chiếm đa số là 25 đến dưới 45 tuổi (42,4%), tiếp đó là nhóm
45 đến dưới 60 tuổi (33,3%). Có 45,5% là nam giới và 54,5% là nữgiới.
- Lý do đến khám chủ yếu là đổi màu răng (39,4%), tiếp đó là có lỗ dị
mủ (27,3%), lý do ngẫu nhiên chiếm tỷ lệ 24,2%.Răng bịtổn thương chiếm tỉ
lệ cao là răng tiền hàm dưới (48,5%) và răng cửa giữa bên hàm trên (24,2%).
- Bệnh nhân đến khám có 27,3% có sưng đáy hành lang. Có 54,5% bệnh
nhân đang dị mủ. 42,4% có triệu chứng răng đổi màu. Triệu chứng gõ dọc
đau chiếm chủ yếu 78,8%. Triệu chứng răng không lung lay chiếm 69,7%,
cịn lại là có lung lay (độ 1: 21,2%, độ2: 9,1%).
1.2. Đặc điểm X quang
- Về chỉ số quanh chóp: điểm 3 chiếm ưu thế87,9%, tiếp đó là điểm 4 là 9,1% và thấp nhất là điểm 5 với 3,0%.
- Về phân nhóm kích thước tổn thương quanh chóp: kích thước < 5mm
là chủ yếu với 84,8%, cịn lại là kích thước từ5 – 10 mm, 15,2%.
- Hình dạng tổn thương quanh chóp: ở kích thước < 5mm và từ 5 – 10 mm, hình trịn là 85,7% và 14,3%, hình bầu dục 40,0% và 60,0%, hình dạng khác là 92,3% và 7,7%, hình liềm 100% ở tổn thương <5mm, p<0,05.
- Ở kích thước < 5mm và từ 5 – 10 mm, vị trí trung tâm đơn thuần là
87,5% và 12,5%, trung tâm và 2 mặt bên 88,9% và 11,1%, trung tâm và 1 mặt bên 81,3% và 18,8%, p> 0,05.
- Ranh giới tổnthương ở kích thước < 5mm và kích thước từ 5 – 10 mm khơng rõ chiếm tỉlệ95,2% và 4,8%, rõ là 66,7% và 33,3%, p<0,05.
- Về mật độ thấu quang, ở kích thước < 5mm và từ 5 – 10 mm, mật độ
đồng nhất chiếm tỉ lệ 72,2% và 27,8%, không đồng nhất có tỷ lệ 100,0% ở
kích thước < 5mm. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p<0,05.
2. Kết quả điều trị viêm quanh chóp mạn tính với BioRootTM RCS và các
yếu tố liên quan
2.1. Kết quả điều trị
- Về tai biến: khơng có các tai biến trong quá trình điều trị.
- Về kết quả ngay sau điều trị; kết quả tốt chiếm tỉ lệ 78,8%, khá 21,2%,
khơng có trường hợp kém.
- Về kết quả sau điều trị, 3 tháng và 6 tháng: tốt chiếm tỉ lệ 87,9% và
90,9%, khá 12,1% và 9,1%, khơng có trường hợp kém.
- Đánh giá chung: 100% trường hợp nghiên cứu được đánh giá là thành
công sau điều trị.