Các bước xây dựng bảng công việc

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (Trang 25 - 26)

− Bước 1: Viết ra sản phẩm chung nhất dùng cho danh từ mô tả 1 cách ngắn gọn

− Bước 2: Tạo danh sách các sản phẩm, tiến hành phân rã chúng thành các mức con (2-3 mức trở lên, không nên quá nhiều)

− Bước 3: Tạo lập danh sách công việc, mô tả các công việc dưới mỗi sản phẩm ở mức thấp nhất

+Phân rã từng công việc thành các mức thấp hơn

+Lưu ý: Nếu công việc >80h thì chia tiếp công việc đó ra thành các công việc nhỏ hơn − Bước 4: Đánh số mỗi ô cho bảng công việc, bắt đầu từ mức 0

+Mức 0: dành cho sản phẩm chung nhất +Mức 1.0, 2.0,... dành cho các sản phẩm con +Mức 1.2, 1.2, 1.3 dành cho các sản phầm mức 1

+Lưu ý: mỗi ô của bảng công việcđược đánh 1 số duy nhất − Bước 5: Xét duyệt lại bảng công việc

+Các ô cuối cùng(thuộc danh sách sản phẩm đều phải là các danh từ, có thể có tính từ đi kèm) +Các ô thuộc danh sách công việc chứa các động từ hoặc bổ ngữ

Câu 7: Ưu nhược điểm của phương pháp ước lượng thời gian. Những khó khăn gặp phải khi làm ước lượng

 Ưu điểm của phương pháp này là:

+Buộc người quản lý phải tính đến nhiều yếu tố để có được MO và MP

+Buộc người QLDA phải tham khảo ý kiến của những chuyên gia, của rất nhiều người tham gia trong dự án đó. Điều này giúp đạt được sự đồng thuận cao trong nhóm dự án

+Buộc người QLDA phải lập ra các kế hoạch một cách chi tiết. Nếu gặp kế hoạch nào vượt quá 2 tuẩn thì tiến hành chia nhỏ kế hoạch đó

 Nhược điểm:

+Mất quá nhiều thời gian để ước lượng thời gian với các dự án có nhiều công việc có thể xảy ra việc xung đột giữa các cá nhân khi tranh luận về ước lượng thời gian

Có thể làm cho người QLDA mất đi cái nhìn tổng quan.

Khó khăn gặp phải

- Thiếu thông tin, thiếu tri thức. Ví dụ: một công việc chuyên môn do những chuyên gia kỹ thuật cao đảm nhiệm, làm thế nào để biết được họ thực hiện trong bao nhiêu ngày? - Không lường trước được những phức tạp kỹ thuật.

- Không lường trước được sự hoà thuận hay bất hòa của những thành viên khi thực hiện dự án.

- Sau khi đưa ra một ước lượng thời gian rồi, ước lượng đó có thể bị những ý kiến khác góp ý: cố tình thu ngắn lại hoặc dãn dài ra. => lấy ý kiến tư vấn.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(28 trang)
w