Thi đua về lòng yêu nước thì ta thắng

Một phần của tài liệu 117-Chuyện-kể-về-tấm-gương-đạo-đức-Hồ-Chí-Minh (Trang 154 - 155)

Những bức ảnh Bác Hồ chúng ta biết được đến ngày nay, thường là không thấy Bác mặc com-lê, thắt ca-vát. Nhớ lại khoảng tháng 10-1945, khi đi thăm tỉnh Thái Bình, Bác gặp một đội viên bảo vệ chân đi giày ghệt, thắt lưng to bản và thắt ca-vát nữa. Bác dừng lại nói:

- Chú mà cũng phải thắt cái này à?

Trong Bắc bộ phủ, thấy có một số cán bộ từ chiến khu mới về đã “xúng xính”, Bác nhẹ nhàng: - Trơng các chú ra dáng những người thành phố rồi...

Bác bao giờ cũng mong đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Bác còn mong các cháu có áo đẹp, cụ già có khăn lụa... Bác khơng bao giờ lấy ý của mình áp đặt người khác.

Có lần sang thăm một nước bạn, một cán bộ ngoại giao xin phép Bác ra phố, Bác bắt cán bộ đó mặc quần áo, thắt ca-vát nghiêm chỉnh rồi mới cho phép đi. Bác nói:

“Thời” và “cảnh” năm 1945 là đa số đồng bào ta vừa qua 80 năm bị áp bức nô lệ, qua cơn đói Ất Dậu, vừa bị lụt bão, miếng cơm, củ khoai chưa đủ ăn, áo không đủ mặc, thế mà các cán bộ – những đầy tớ của nhân dân, như lời Bác dạy – lại mặc những bộ quần áo sang trọng, đắt tiền, không phải lúc thì “khó coi”. Khi đi thăm bà con nơng dân, tới ruộng, Bác bỏ dép, xắn quần lội ruộng, tát nước với bà con. Trong khi đó, có anh cán bộ đi giày bóng lống, chỉ có thể đứng trên hỏi thăm. Báo Nhân dân ngày 18-5-1994, có đăng một bài, nội dung tóm tắt như sau:

Chuyện rằng, vào khoảng cuối tháng 4-1946, do thực dân Pháp không chịu từ bỏ ý đồ xâm lược trở lại Việt Nam, để tạo điều kiện, thời gian chuẩn bị kháng chiến, Bác và phái đoàn do Thủ tướng Phạm Văn Đồng làm trưởng đồn, sang Pháp điều đình với Chính phủ Pháp.

Trước ngày ra đi, vẫn thấy Bác làm việc theo đúng thời gian biểu đã định, chẳng thấy Bác “sắm sửa” gì. Trong khi đó, một số cán bộ trong phái đồn lo tìm hiểu “mốt” Pari, lo may mặc những bộ com-lê, sơ mi, ca-vát, đóng giầy mới và có người cịn lo cả khoản nước hoa.

Việc làm ấy của các cán bộ cũng là điều tốt, nhưng có điều chắc các “vị” ấy đi hơi xa, hay có thể hơi “ồn ào”, có vẻ như một cuộc thi đua may sắm. Chuyện đó đến tai Bác.

Thương u, bình đẳng, nhưng khơng thể khơng nhắc nhở. Bác nói:

- Các chú muốn thi đua với tổng thống, thủ tướng nước ngồi về ăn mặc thì thua họ thơi. Bác cháu ta đua với họ về lịng u nước, thương dân thì ta mới thắng.

Một phần của tài liệu 117-Chuyện-kể-về-tấm-gương-đạo-đức-Hồ-Chí-Minh (Trang 154 - 155)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)