Đặc điểm sông ngòi

Một phần của tài liệu mô hình vận hành điều tiết thời gian thực thời kỳ mùa lũ hệ thống hồ chứa trên sông vu gia – thu bồn (Trang 30 - 31)

8. Cấu trúc luận án:

2.1.3. Đặc điểm sông ngòi

Lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn được bắt nguồn từ vùng núi cao sườn phía Đông của dãy Trường Sơn, độ dài của sông ngắn và độ dốc lòng sông lớn. Vùng núi lòng sông hẹp, bờ sông dốc đứng, sông có nhiều ghềnh thác, độ uốn khúc từ 1÷2 lần. Phần giáp ranh giữa trung lưu và hạ lưu lòng sông tương đối rộng và nông, có nhiều cồn bãi giữa dòng, về phía hạ lưu lòng sông thường thay đổi, bờ sông thấp nên vào mùa lũ hàng năm nước tràn vào đồng ruộng, làng mạc gây ngập lụt. Sông Vu Gia - Thu Bồn gồm 2 nhánh chính: sông Vu Gia và sông Thu Bồn.

2.1.3.1. Sông Vu Gia

Sông Vu Gia: Lưu vực sông Vu Gia nằm bên trái sông Thu Bồn thuộc địa phận của các huyện Phước Sơn, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Đại Lộc, Điện Bàn và huyện Hoà Vang thuộc thành phố Đà Nẵng. Sông Vu Gia gồm nhiều nhánh sông hợp thành, đáng kể là các sông Đak Mi (sông Cái), sông Bung, sông A Vương, sông Con. Sông Vu Gia có chiều dài đến cửa ra tại Đà Nẵng là 204 km, đến Cẩm Lệ: 189 km, đến Ái Nghĩa: 166 km. Diện tích lưu vực đến Ái Nghĩa là 5.180 km2. Sông có các phụ lưu sau :

- Sông Cái (Đắk Mi): Được bắt nguồn từ những đỉnh núi cao trên 2.000 m (Ngọc Linh) thuộc tỉnh Kon Tum. Sông có chiều dài 129 km với diện tích lưu vực 1.900 km2 có hướng chảy Bắc Nam sau nhập vào sông Bung.

- Sông Bung: Bắt nguồn từ những dãy núi cao ở phía Tây Bắc, sông chảy theo hướng Tây Đông, với chiều dài 131 km có diện tích lưu vực 2.530km2. Sông Bung có nhiều nhánh nhỏ nhưng đáng kể là sông A Vương có diện tích Flv = 898 km2, chiều dài sông 84 km.

- Sông Con: Được bắt nguồn từ vùng núi cao của huyện Đông Giang, diện tích lưu vực 627 km2, chiều dài sông 47 km với hướng chảy chính Bắc Nam.

2.1.3.2. Sông Thu Bồn

2000m ở sườn Đông Nam dãy Ngọc Linh chảy theo hướng bắc nam qua các huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phước, Hiệp Đức, Quế Sơn, Nông Sơn đến Giao Thuỷ sông tiếp nhận thêm nước của sông Vu Gia từ nhập lưu sông Quảng Huế rồi chảy qua huyện Duy Xuyên, Điện Bàn, Hội An và đổ ra biển tại cửa Đại.

Sông được bắt nguồn từ vùng biên giới 3 tỉnh Quảng Nam, Kon Tum và Quảng Ngãi ở độ cao hơn 2.000 mm sông chảy theo hướng Nam - Bắc, về Phước Hội sông chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc khi đến Giao Thuỷ sông chảy theo hướng Tây - Đông và đổ ra biển tại Cửa Đại. Diện tích lưu vực từ thượng nguồn đến Nông Sơn: 3.150 km2, dài 126 km, diện tích lưu vực tính đến Giao Thuỷ là 3.825 km2, dài 152 km. Sông Thu Bồn gồm có nhiều sông suối, đáng kể là các sông sau:

- Sông Tranh có diện tích lưu vực 644 km2 với chiều dài 196 km - Sông Khang có diện tích lưu vực 609 km2, chiều dài 57 km - Sông Trường có diện tích lưu vực 446 km2, chiều dài 29 km

Diện tích toàn bộ lưu vực Vu Gia- Thu Bồn tính từ thượng nguồn đến cửa sông là 10.350 km2. Phần hạ lưu dòng chảy của 2 sông có sự trao đổi với nhau là: Sông Quảng Huế dẫn một lượng nước từ sông Vu Gia sang sông Thu Bồn. Cách Quảng Huế 16 km, sông Vĩnh Điện lại dẫn 1 lượng nước sông Thu Bồn trả lại sông Vu Gia.

Có thể nói phần hạ lưu mạng lưới sông ngòi khá dày, ngoài sự trao đổi dòng chảy của hai sông với nhau còn có sự bổ sung thêm bởi một số nhánh sông khác. Phía sông Vu Gia có sông Tuý Loan, diện tích lưu vực: 309 km2, dài 30 km. Sông Thu Bồn có nhánh sông Ly Ly, diện tích lưu vực: 275 km2, chiều dài: 38 km.

Một phần của tài liệu mô hình vận hành điều tiết thời gian thực thời kỳ mùa lũ hệ thống hồ chứa trên sông vu gia – thu bồn (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)