3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Đề tài được nghiên cứu và thực hiện trên địa bàn xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội
Xã Cấn Hữu nằm ở phía Tây Nam huyện Quốc Oai, cách trung tâm huyện Quốc Oai 5 km
Hiện nay trên địa bàn xã công tác quản lý sử dụng đất cịn gặp nhiều khó khăn. Nhằm tạo thuận lợi cho công tác quản lý đất đai trên địa bàn xã thì việc lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất là hết sức cần thiết nhằm thống kê được hiện trạng các loại đất để có những kế hoạch sử dụng đất hợp lý và hiệu quả nhất
Vì vậy em chọn xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội, để tiến hành thực hiện đề tài
3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Thời gian nghiên cứu đề tài từ ngày 11/02/2019 đến ngày 11/5/2019 về việc thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 từ bản đồ địa chính năm 2016.
3.3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Bản đồ địa chính và Bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Cấn Hữu
Phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính số
3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội
- Hiện trạng sử dụng đất đai tại xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội
- Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính tại xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội
3.5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.5.1. Phƣơng pháp điều tra thu thập số liệu
Đây là phương pháp kế thừa các tài liệu có sẵn như bản đồ, tài liệu, số liệu đã có trên khu vực nghiên cứu. Đề tài của tôi đã sử dụng và kế thừa các tài liệu sau:
- Tư liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội
- Bản đồ địa chính dạng số xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội với 36 mảnh bản đồ địa chính
- Số liệu thống kê, kiểm kê đất đai năm 2018.
- Các chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp, nghiên cứu khoa học, tạp chí và các tài liệu có liên quan.
- Trong công tác xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất và hồn thiện cơ sở dữ liệu thì việc điều tra khảo sát thực tế là công việc không thể thiếu bởi lẽ khi thành lập bản đồ không tránh khỏi những thiếu sót, những biến động mà chưa cập nhật trên bản đồ địa chính. Trong đề tài của mình, tơi đã tiến hành điều tra ngoại nghiệp, khảo sát trực tiếp ở ngoài thực địa nhằm đảm bảo chất lượng các tài liệu thu thập và nâng cao độ chính xác các yếu tố trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
3.5.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Sau khi thu thập xong các tài liệu, số liệu tiến hành xử lý số liệu như sau: - Xử lý sơ bộ qua phần mềm Excel để tính các chỉ tiêu nêu trong báo cáo: Bảng cơ cấu hiện trạng sử dụng đất, biểu đồ cơ cấu diện tích đất,...
- Sử dụng các phần mềm chuyên ngành để xây dựng bản đồ nền từ bản đồ địa chính thu thập được kết hợp với số liệu điều tra thực địa, số liệu thống kê năm 2018 để cập nhật, bổ sung các biến động, các yếu tố nội dung bản đồ.
- Xử lý biên tập bản đồ. Từ bản đồ địa chính ta sử dụng phần mềm Microstation, Lusmap để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất như sau:
+ Từ bản đồ địa chính kết hợp với số liệu điều tra thực địa, tiến hành gộp các thửa đất có cùng mục đích sử dụng sau đó phân lớp đối tượng theo từng nhóm đúng quy định trong quy phạm.
+ Tiếp theo tiến hành sửa lỗi cho bản đồ, tạo topoloy và gán nhãn, trải màu cho các thửa đất.
+ Biên tập và trình bày bản đồ: tạo khung bản đồ, lưới km, biểu đồ cơ cấu và các ghi chú theo quy phạm.
+ Lưu trữ và in bản đồ.
3.5.3. Phƣơng pháp phân tích, thống kê
- Sau khi thành lập bản đồ HTSDĐ thì tiến hành thống kê ra diện tích các loại hình sử dụng đất.
- Tổng hợp diện tích theo từng loại hình sử dụng đất.
- Phân tích, nhận xét kết quả thống kê hiện trạng sử dụng đất
3.5.4. Phƣơng pháp chuyên gia
Đề tài đã tham khảo ý kiến, kinh nghiệm của cán bộ địa chính xã, các cán bộ cùng làm trong lĩnh vực đất đai, ý kiến của thầy cô giáo hướng dẫn và của những người thực hiện các đề tài tương tự để nhằm xây dựng và hoàn thiện bản đồ hiện trạng sử dụng đất tốt hơn.