.Các loại hình Du lịch sinh thái ở Việt Nam

Một phần của tài liệu NÂNG CAO VAI TRÒ của CỘNG ĐỒNG dân cư vào HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI tại TIỀN GIANG (Trang 37)

Dựa trên những định nghĩa về DLST, đa số các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu DLST đã đưa ra kết luận về các loại hình du lịch sinh thái cụ thể như sau:

- Du lịch trải nghiệm như nhìn ngắm các động, thực vật hoang dã - Du lịch xanh, du lịch dã ngoại, du lịch thể thao

- Du lịch leo núi, du thuyền trên sông, hồ, trên biển, lặn biển… - Du lịch nghỉ dưỡng, tham quan miệt vườn, các làng bản - Du lịch bằng xe đạp, du lịch mạo hiểm

- Du lịch thám hiểm trên sa mạc, khám phá và thám hiểm các hang động - Du lịch hành động bảo vệ môi trường…

Một cách khái quát, DLST bao gồm sự đa dạng các loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, các địa hình tự nhiên - nơi chứa đựng các tiềm năng, giá trị để khai thác và phát triển DLST tại điểm đến. Do đó, nếu đặt sự phân loại DLST trong một bối cảnh, điểm đến phát triển du lịch cụ thể (trong bài báo cáo nghiên cứu này là tỉnh Tiền Giang) thì một điều rõ ràng rằng loại hình DLST như: du lịch trên sơng, du lịch thiên nhiên, tham quan miệt vườn là thế mạnh du lịch của vùng đất sông nước này nhờ vào tiềm năng to lớn của các tài nguyên du lịch tự nhiên như hệ thống kênh, rạch chằng chịt và sự trù phú của các cánh đồng, cây dừa, vườn cây ăn trái. Do đó, có thể khẳng định loại hình DLST ở Tiề Gi khơ hỉ là điể hấ đặ ắ à ò t ứ hút ới hiề d

DLST ở Tiền Giang không chỉ là điểm nhấn đặc sắc mà còn tạo sức hút với nhiều du khách đến với ĐBSCL nói chung và Tiền Giang nói riêng.

thái , việc phát triển loại hình DLST cần đảm bảo 4 yếu tố sau:

- Diễn ra trong các khu vực thiên nhiên được bảo vệ hay ít bị tác động, với những hệ sinh thái đặc sắc, tính đa dạng sinh học cao và tồn tại ít nhất một lồi sinh vật quý hiếm, nguy cấp, có trong danh mục Sách Đỏ Việt Nam hoặc thế giới. Đáp ứng nguyên tác này thường là những khu du lịch, khu dự trữ sinh quyển, vườn quốc gia có hệ động thực vật đa dạng, có các lồi đặc hữu.

- Phát triển DLST phải đi đôi với bảo tồn tại điểm đến và giảm đến mức thấp nhất thiệt hại đến nguồn tài nguyên môi trường: sử dụng cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật, phương tiện, tiện nghi quy mô nhỏ và thân thiện với mơi trường; khơng làm thay đổi tính tồn vẹn, hay không làm suy giảm đa dạng sinh học; khuyến khích các cơ chế tạo nguồn thu từ DLST và sử dụng chúng để đầu tư cho công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

- Thơng qua phát triển loại hình DLST, cộng đồng địa phương và du khách nâng cao tính giáo dục trong đó có hiểu biết, ý thức tốt về môi trường, tài nguyên thiên nhiên. - Góp phần phát triển kinh tế địa phương, thu hút sự tham gia tích cực và đem lại lợi ích cho cộng đồng dân cư bản địa ở nơi diễn ra các hoạt động DLST.

1.3. Vai trò của cộng đồng dân cư trong phát triển du lịch sinh thái1.3.1. Định nghĩa về cộng đồng dân cư 1.3.1. Định nghĩa về cộng đồng dân cư

Trước khi đi vào tìm hiểu vai trị của cộng đồng dân cư trong phát triển du lịch sinh thái, cần thiết phải giải nghĩa thuật ngữ “cộng đồng dân cư” hay gọi tắt là “cộng đồng”.

Theo đó, khái niệm “cộng đồng” có nhiều cách hiểu và giải thích khác nhau. Theo chủ nghĩa Mác – Lenin, “cộng đồng là mối liên hệ qua lại giữa các cá nhân, được quyết

định bởi các lợi ích chung của các thành viên có sự giống nhau về điều kiện tồn tại và hoạt động của những con người hợp thành cộng đồng đó, bao gồm các hoạt động sản xuất vật chất và các hoạt động khác của họ”. Định nghĩa về cộng đồng này mang tính

bao quát liên quan đến hoạt động sản xuất cho nhiều ngành nghề. Do đó, nếu đặt cộng đồng trong một bối cảnh và lĩnh vực nghiên cứu cụ thể là Du lịch, Theo TS. Đoàn

11

Mạnh Tường, Bộ VHTT&DL, đã định nghĩa “Cộng đồng là chủ thể quản lý di sản

dân tộc, có phong cách và lối sống riêng cần được tơn trọng; cộng đồng có quyền sở hữu các tài nguyên và do vậy có quyền tham gia vào các hoạt động du lịch”.

Hơn nữa, thuật ngữ “cộng đồng” từ lâu đã được người Việt gắn với các đơn vị hành chính như làng xã, hay xóm làng đến vùng miền và rộng hơn là quốc gia, dân tộc. Cụ thể, một chuỗi phổ xã hội Việt Nam được chia thành: Cá nhân – Gia đình – Họ hàng – Làng xóm – Vùng (miền, xứ) – Đất nước (GS. Trần Quốc Vượng, Cơ sở văn hóa Việt Nam). Trong đó, mỗi cá nhân khơng chỉ nhận sự nuôi dưỡng, giáo dục từ môi trường

ông vào ngày 15 tháng 04 Âm lịch. Hàng năm, nhân dân các tỉnh thành trong khu vực và bà con dịng tộc về dự lễ rất đơng.

Lễ hội Nghinh Ông Vàm Láng: Lễ hội Nghinh Ông được tổ chức hàng năm vào ngày

mùng 9 tháng 3 (Âm lịch) tại Lăng ông Nam Hải thuộc ấp Lăng, xã Vàm Láng, huyện Gị Cơng Đơng. Lễ hội diễn ra rất trang trọng với lễ rước và lễ tế truyền thống. Lễ rước kiệu của Nam Hải Tướng Quân được thực hiện theo nghi thức cổ truyền bởi đoàn thuyền rồng với đầy đủ các đồ tế lễ.

2.2.2.3. Làng nghề truyền thống

 Làng nghề làm bánh tráng, cốm Cái Bè

Nghề làm bánh tráng và làm cốm ở Cái Bè là một trong hai nghề truyền thống của người dân xã Đơng Hịa Hiệp, huyện Cái Bè. Với hương thơm của vani, giòn của cốm hòa lẫn vị ngọt của đường, mạch nha, cốm Cái Bè đã thật sự chinh phục được du khách khắp nơi khi đến làng nghề làm cốm huyện Cái Bè.

 Làng nghề làm bánh, bún, hủ tiểu Mỹ Tho

Làng nghề bánh, bún, hủ tiếu Mỹ Tho có trên 100 năm tuổi nằm ở xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho. Ngày xưa, bánh hủ tiếu Mỹ Tho chính hiệu phải được làm từ gạo thơm Gò Cát, trồng tại xã Mỹ Phong. Gạo Gò Cát còn là nguyên liệu làm bún, bánh tráng, bánh nghệ nổi tiếng trong vùng hơn nửa thế kỷ, trải qua nhiều thăng trầm, đến nay làng nghề vẫn tồn tại.

 Nghề làm mắm tôm chà

Từ thời nhà Nguyễn, mắm tơm chà ở Gị Cơng đã được xem là một trong những mỹ vị không thể thiếu trong các bữa tiệc của vua chúa hay tầng lớp quan lại. Chính vì vậy, nó được mệnh danh là món Tiến Cung trong hàng trăm loại đặc sản của ba miền.

2.2.2.4. Các địa danh du lịch

Cồn Thới Sơn

Nằm tại xã Thới Sơn, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, Cồn Thới Sơn hay cồn Lân nổi tiểng là một điểm đến du lịch sinh thái đầy hấp dẫn. Cồn này được đặt tên trong bộ tứ linh gồm Long, Lân, Quy, Phụng, và cồn Lân được xem là sự hòa hợp giữa trời và đất, âm và dương và cũng là cồn nổi tiếng hơn cả. Đến với cồn Thới Sơn, du khách

29

được trải nghiệm hoạt động đi ghe trên dịng sơng Tiền và ngồi lắc lư trên chiếc xuồng ba lá để len lỏi vào các kênh rạch được phủ đầy với những rặng dừa xanh mướt và được lắng nghe giọng thuyết minh ngọt ngào của các cơ hướng dẫn viên tại điểm. Sau đó, du khách cịn du ngoạn để tham quan các khu vườn trái cây, cùng thưởng thức đặc sản các loại quả ngon ngọt như khớm, ổi, nhãn,... và nhâm nhi tách trà mật ong trong khung cảnh thiên nhiên tươi mát chắc chắn sẽ đem lại cho du khách những giây phút trải nghiệm thư giãn và đáng nhớ. Ngoài ra, tại cù lao Thới Sơn này, cộng đồng địa phương còn phát triển các làng nghề như làm kẹo dừa, nuôi ong lấy mật để tạo ra các món đặc sản phục vụ du khách thập phương. Có cơ hội tận mắt quan sát quy trình sản xuất kẹo dừa từ đôi bàn tay tài hoa, sự cần mẫn của người dân địa phương, du khách sẽ hiểu rõ hơn về lối sống, tính cách con người Tiền Giang – những con người nồng hậu, chân phương và giàu lòng mến khách. Cuối cùng, khi đặt chân đến cù lao du lịch sinh thái nổi tiếng này, du khách nhất định đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức nghệ thuật “Đờn ca tài tử Nam Bộ” trứ danh đã được UNESCO cơng nhận là di sản văn hóa phi vật thể nhân loại vào cuối năm 2013.

Chợ nổi Cái Bè

Nằm cách trung tâm thành phố Mỹ Tho khoảng hơn 40km theo đường bộ và đường sơng nếu đi dọc theo dịng sơng Tiền) về phía tỉnh Vĩnh Long. Cùng với chợ nổi Cái Răng, chợ nổi Ngã Năm và chợ nổi Cà Mau, chợ nổi Cái Bè là nơi lưu giữ nhiều nét sinh hoạt, giao thương nổi tiếng của miền Tây. Đây không chỉ là nơi mua bán và trao đổi hàng hóa sầm uất mà cịn là điểm du lịch thu hút nhiều du khách. Vẫn giữ cho mình những giá trị văn hóa, lịch sử độc đáo, chợ nổi Cái Bè có vai trị quan trọng trong việc giới thiệu một nét văn hóa sơng nước, một phong tục, tập quán thú vị của du lịch Tiền Giang đến với khách du lịch trong nước và bạn bè quốc tế.

 Trại rắn Đồng Tâm

Trại rắn Đồng Tâm hay cịn có tên khác là Trung tâm Nuôi trồng Nghiên cứu Chế biến Dược liệu thuộc Cục Hậu cần - Quân khu 9. Đây là nơi cấp cứu và điều trị, chữa bệnh rắn cắn cho hơn 20.000 nạn nhân. Trại rắn Đồng Tâm được xác lập kỷ lục Guiness Việt Nam như là “Bảo tàng rắn đầu tiên của Việt Nam”. Với những đóng góp to lớn trong việc chữa bệnh cứu người, trại rắn được vinh dự đón nhận Danh hiệu Đơn vị

tuổi đời hơn 40 năm này sẽ được tận mắt ngắm nhìn hàng ngàn con rắn thuộc nhiều loại khác nhau đang được nuôi dưỡng cẩn thận nơi đây để phục vụ cho mục đích bảo tồn chế biến dược liệu cho Đông y và Tây y.

2.2.2.5. Ẩm thực

Đến với Tiền Giang, đặc biệt là khu du lịch cồn Thới Sơn, du khách sẽ thưởng thức các món ăn đậm chất cây nhà lá vườn tại đây như: cá tai tượng chiên xù, canh chua cá hú – cá lóc, đậu que xào thịt, cá lóc kho tộ, chả giị rế, xơi chiên phồng,…

Thức uống: Du khách đến đây sẽ được thưởng thức nước trà pha mật ong, nước dừa và các loại rượu đế tự nấu lấy bằng gạo, nếp. Khi uống có người ngâm với chuối cơm nương, tắc kè, rắn hổ...

Nhìn chung, do điều kiện sinh sống của người cù lao, cuộc sống gắn liền với vườn cây, ao cá từ lâu đời, yếu tố này đã ảnh khơng nhỏ đến việc hình thành một nét riêng độc đáo trong văn hóa ẩm thực. Những món ăn, thức uống tuy dân dã nhưng lại rất đậm đà chất quê; chúng là sự kết tinh từ đôi bàn tay tài hoa, tinh thần lao động cần mẫn của cộng đồng địa phương và đã làm nức lòng biết bao du khách gần xa khi đến với Tiền Giang.

2.2.3. Đánh giá chung về tiềm năng phát triển du lịch của Tiền Giang

Tiền Giang có thể được xem là một trong các tỉnh thuộc vùng ĐBSCL có khả năng phát triển du lịch mạnh mẽ, mang tính kết hợp giữa du lịch sinh thái, du lịch văn hóa và du lịch cộng đồng. Sở hữu nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên trù phú, Tiền Giang đã và đang tối ưu hóa các tiềm năng to lớn mà tạo hóa đã ban tặng cho vùng đất sông nước này. Nằm dọc theo dịng sơng Tiền và vươn ra biển Đông với chiều dài khoảng 120km, Tiền Giang đã hình thành 3 vùng sinh thái tự nhiên, tạo điều kiện rất thuận lợi để phát triển du lịch. Trong đó, phải kể đến tiềm năng của vùng sinh thái nước ngọt, gồm mạng lưới kênh rạch chằng chịt, các rặng dừa xanh mướt trải dọc hai bên phía cù lao, đến những khu vườn trái cây, đến nhà dân địa phương và cù lao Thới Sơn là điểm đến nổi bật nhất của Tiền Giang. Điểm du lịch này là trung tâm đón khách du lịch, trung bình mỗi năm đón lên tới 300000 lượt khách (trong số đó chủ yếu là khách quốc tế, chiểm 70%). Ngoài việc đầu tư vào việc phát triển mạnh mẽ loại hình DLST, tỉnh Tiền Giang cũng kết hợp khai thác các tiềm năng du lịch văn hóa (các di tích lịch sử - văn hóa, chùa chiền, các làng nghề, lễ hội, ẩm thực,…) đang thu hút nhiều du khách

31

đến tham quan và nghiên cứu như: Di tích Rạch Gầm – Xồi Mút, Khu di tích Chiến thắng Ấp Bắc, Lăng Trương Định, chùa Vĩnh Tràng,…Những yếu tố về tiềm năng du lịch tự nhiên và văn hóa kể trên là tổng hòa của các đại diện tiêu biểu cho vùng sơng nước mênh mơng và văn hóa của cộng đồng dân cư trong suốt chiều dài lịch sử khẩn hoảng, lập địa tại vùng đất phù sa này. Ngoài ra, Tiền Giang cũng trú trọng đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng nhằm hướng đến phát triển hệ thống giao thông hiện đại, đồng bộ, tương xứng với tiềm năng du lịch của tỉnh. Các cơ sở hạ tầng tiêu biểu như: cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương, Chợ đêm Ẩm thực Mỹ Tho, Bến tàu du lịch TP. Mỹ Tho gồm các hạng mục trung tâm điều hành du lịch, sảnh đón khách, nhà trưng bày, khu bán quà lưu niệm, các nhà hàng ăn uống, cầu tàu, bãi đậu xe, đường nội bộ, cây xanh,…đã hoàn thành xây dựng và đưa vào hoạt động, phục vụ du khách.

Từ những yếu tố về tiềm năng du lịch và sự đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, Tiền Giang đã và đang trên đà phát triển các loại hình du lịch mang tính đặc trưng của vùng ĐBSCL như: du lịch sinh thái tham quan sơng nước, miệt vườn; du lịch tìm hiểu văn hóa bản địa, du lịch cộng đồng (nổi bật nhất là loại hình ở nhà người dân – homestay); du lịch tham quan di tích lịch sử - văn hóa tâm linh (nổi tiếng là chùa Vĩnh Tràng); du lịch nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe; du lịch thương mại, công vụ (MICE). Tuy nhiên, nhìn chung sản phẩm du lịch sinh thái Tiền Giang chủ yếu tham quan sông nước, miệt vườn và nghỉ dưỡng. Đây được xem là những sản phẩm đặc thù không chỉ của Tiền Giang mà còn ở các tỉnh, thành thuộc vùng ĐBSCL. Bởi trên thực tế, nhiều du khách đến tiểu vùng du lịch này đều ưa thích trải nghiệm đi thuyền trên sơng ngắm nhìn cảnh sắc, non nước và lối sống con người, thưởng thức các món ăn đặc sản, các loại trái cây tươi ngon, hay hịa mình vào thế giới âm nhạc của đờn ca tài tử, hay tham quan và tìm hiểu quy trình của các làng nghề truyền thống làm bánh tráng, hủ tiếu, cốm, kẹo dừa và một số làng nghề khác… Chính những sản phẩm, dịch vụ du lịch đa dạng và hấp dẫn đã hình thành nên một diện mạo và hình ảnh du lịch đặc sắc về miền sông nước phù sa mang tên Tiền Giang. Những tiềm năng về cảnh sắc thiên nhiên, sắc thái văn hóa và vẻ đẹp của con người nơi đây sẽ tạo sức bật, triển vọng đầy tích cực cho Tiền Giang đầu tư và phát triển du lịch, đặc biệt là loại hình DLST tại các cù lao như cù lao Thới Sơn.

2.3. Thực trạng về sự tham gia của cộng đồng dân cư vào hoạt động phát triển dulịch sinh thái ở Tiền Giang lịch sinh thái ở Tiền Giang

2.3.1. Nguồn nhân lực trong ngành du lịch

Nguồn nhân lực trong ngành du lịch là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch, bên cạnh các yếu tố khác như an toàn/an ninh tại điểm đến, cơ sở hạ tầng, môi trường du lịch, giá dịch vụ và động cơ du lịch của du khách (Võ Kim Nhạn,

Một phần của tài liệu NÂNG CAO VAI TRÒ của CỘNG ĐỒNG dân cư vào HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI tại TIỀN GIANG (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)