Vành nội xạ chính và vành nội xạ đơn

Một phần của tài liệu Luận văn Chuyên ngành: Đại số và lý thuyết số VỀ VÀNH NỘI XẠ 2ĐƠN VÀ MỘT SỐ VÀNH LIÊN QUAN (Trang 36)

1.7.1. Vành nội xạ chính

Định nghĩa 1.28. Cho vànhR. Một môđunMRđược gọi lànội xạ chính phải (P-nội xạ) nếu mọi R-đồng cấu γ : aR −→ M, a∈R đều có thể mở rộng từ R →M, tức là

γ =c· là phép nhân bởi phần tử c ∈M.

Một vànhR được gọi lànội xạ chính phải (hoặcP-nội xạ phải) nếuRRlà một môđun

P-nội xạ, nghĩa là, mọi iđêan chính phải aR đều mở rộng được.

Bổ đề 1.7.1 ([6], Lemma 5.1). Các điều kiện sau là tương đương đối với một vành

R: 1) R là P-nội xạ phải. 2) lr(a) =Ra với mọi a∈ R. 3) Nếu r(a) ≤ r(b), với a, b∈ R thì Rb≤Ra. 4) l[bR∩r(a)] =l(b) +Ra với a, b∈ R. 5) Nếu γ : aR → R, a∈R là R-đồng cấu vành thì γ(a) ∈ Ra.

Định lý 1.7.2 ([6], Theorem 5.14). Nếu R là vành P-nội xạ phải thì J(R) =Z(RR). Mệnh đề 1.7.3 ([6], Proposition 5.15). Mọi vành P-nội xạ phải có ACC trên các linh hóa tử phải đều là vành Artin trái.

Chứng minh. Trước hết, ta nhận thấy rằng, nếuR là P-nội xạ thì theo Bổ đề 1.6.1

và Định lý 1.7.2, ta có J là lũy linh. Hơn nữa, R có DCC trên các linh hóa tử trái và do đó có DCC trên các iđêan trái xyclic, theo Bổ đề 1.7.1. Áp dụnh Định lý 1.4.5, ta có R là vành hoàn chỉnh phải. Do đó, R là nửa nguyên sơ; đặc biệt Sr ≤e RR. Vì

R là vành P-nội xạ phải nên nó cũng là vành linh hóa tử cực tiểu trái, do vậy nó là min-P F phải. Suy ra Sr = Sl là có chiều trái hữu hạn. Theo Bổ đề 1.4.3, ta có R là

Artin trái.

Bổ đề 1.7.4 ([6], Proposition 5.19). Nếu R là một vànhP-nội xạ phải và Kasch phải thì Sl và l(J(R)) cốt yếu trong RR.

Chứng minh. Trước hết ta chứng minh Sl cốt yếu trong RR. Với 0 6= a ∈ R, đặt

r(a) ≤ T, trong đó T là iđêan phải cực đại của R. Ta có l(T) ≤ lr(a) = Ra. Mà theo Định lý 1.6.7 ta có l(T) đơn nên Sl cốt yếu trong RR.

Bây giờ, ta chứng minh l(J(R)) cốt yếu trong RR. Lấy 0 6=b ∈ R và chọn M là cực đại trong bR, đặtσ : bR/M → RR là đơn ánh. Lúc đó, ta định nghĩaγ : bR→ RR

xác định bởi γ(x) = σ(x+M). Vì R là P-nội xạ và Kasch phải nên γ = c·, c ∈ R. Suy ra cb = σ(b+M) 6= 0 bởi vì b /∈ M và σ đơn ánh. Nhưng cbJ = γ(bJ) = 0 bởi vì bJ ≤M, do vậy 06=cb ∈Rb∩l(J), suy ra l(J) cốt yếu trong RR.

Định nghĩa 1.29. Với số nguyên n ≥ 1, một môđun MR được gọi là n-nội xạ nếu mọi đồng cấu từ một iđêan n-sinh của R đến M đều mở rộng được trên R. Vành R

được gọi là n-nội xạ phải nếu RR là môđun n-nội xạ.

Nhận xét 3. Môđun 1-nội xạ là môđun P-nội xạ.

1.7.2. Vành nội xạ đơn

Định nghĩa 1.30. Vành R được gọi là nội xạ đơn phải nếu với mọi iđêan phải T

của R, với mọi R-đồng cấu γ : T → R với γ(T) đơn, đều mở rộng đến R, nghĩa là

Một phần của tài liệu Luận văn Chuyên ngành: Đại số và lý thuyết số VỀ VÀNH NỘI XẠ 2ĐƠN VÀ MỘT SỐ VÀNH LIÊN QUAN (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)