làm việc (Giáo trình p.42)
Xe làm việc trên cao đã được cải tiến tốt hơn và có nhiều chức năng để phù hợp với mục đích sử dụng.
Để ngăn ngừa tai nạn do sàn làm việc trên cao, điều quan trọng là phải hiểu rõ các đặc tính của xe và vận hành thiết bị làm việc, thiết bị di chuyển một cách thích hợp.
Phương pháp vận hành của thiết bị làm việc khác nhau tùy thuộc vào nhà sản xuất, kiểu máy,v.v... của sàn làm việc trên cao, vì vậy điều quan trọng là phải kiểm tra cẩn thận và vận hành thiết bị theo như sách hướng dẫn.
2.2.1 Những lưu ý về quy trình lắp đặt chống thủy lực (Giáo trình p.49)
1) Quy trình cơ bản về lắp đặt chống thủy lực (Giáo trình p.49)
① Kéo phanh cho xe dừng.
② Tại khu đất mềm hãy chặn trước cà sau bánh xe.
③ Kéo tối đa chống thủy lực. (Trường hợp chống thủy lực chữ H)
④ Ở những nền đất xấu hãy kê thêm ván.
⑤ Đảm bảo kích đúng theo quy định khi đó lốp xe được nâng lên, thân xe vẫn giữ được cân bằng.
2) Lắp đặt chống thủy lực ở nơi đất nghiêng (Giáo trình p.49)
① Đảm bảo đặt xe nâng đúng vị trí đã được quy định.
② Kéo phanh cho xe dừng.
③ Đật miếng cố định bánh xe ở phần dưới dốc bảo đảm tiếp xúc với bánh xe cho xe không bị trôi xuống dốc.
④ Kéo tối đa chống thủy lực. (Trường hợp chống thủy lực chữ H)
32 (VI) ⑤ Trường hợp dùng ván lót.
(a) Sử dụng ván lớn.
(b) Dùng tối đa 2 ván lớn đặt dưới kích. (c) Ván cao dưới 20cm, chiều cao tính từ
mặt đất tới phao của chống thủy lực.
⑥ Quy trình kéo chống thủy lực.
(a) Đảm bảo thao tác từ kích phía trước sau đó mới đến kích sau. (b) Khi kéo kích hãy kéo đồng thời bên phải và bên trái.
(c) Thực hiện thao tác chỉnh từng kích sao cho phù hợp.
⑦ Làm nổi tất cả các lốp và cân thân xe
Vì góc nghiêng có thể cắt khác nhau tùy thuộc vào kiểu máy, hãy kiểm tra hướng dẫn sử dụng, bảng tên,v.v…
Tùy trừng kiểu máy khách nhau mà có thể điều chỉnh độ nghiêng cân bằng từ 5 tới 7.
33 (VI)
⑧ Tuân thủ nghiêm ngặt các điểm sau đây trong trường hợp mặt đất không được bằng phẳng.
(a) Nhất định phải hướng trục cẩu về phía trên dốc khi thao tác cơng việc. (b) Nhất định phải giữ thăng bằng cho thân xe theo cả 2 hướng trái phải. (c) Trong trường hợp thao tác công việc xoay theo chiều hướng xuống dốc
thì phải di chuyển xe.
(d) Trong trường hợp cần trục kiểu điều chỉnh lên xuống được thì phải sử dụng trong giới hạn 45° trái phải theo hướng xuống dốc.
(e) Trường hợp nâng lên hạ xuống cũng tương tự phạm vi xoay trong khoảng 45° và vị trí thao tác cơng việc phải điểu khiển xe ở trạng thái theo phía hướng lên dốc chứ không chỉ tập trung vào trục xoay.
⑨ Sau khi kết thúc công việc, hãy thu hồi chân chống thủy lực theo thứ tự sau (a) Thu cần trục về trạng thái như khi chạy trên đường
(b) Kiểm tra vị trí cục chèn giữ xe tránh di chuyển (c) Nhất định phải thu lại trục chân chống từ phía sau
(d) Điều khiển đồng thời cả 2 phía trái phải cần trục chân chống (e) Gỡ bỏ cục chèn bánh xe
34 (VI)
2.2.2 Điểm lưu ý và trình tự điều khiển về cơ bản kiểu cần trục lên xuống (Giáo trình p. 53) xuống (Giáo trình p. 53)
【Trình tự các thao tác cơ bản】
① Khi thiết bị nâng lên hạ xuống ở trạng thái cố định hãy rời khỏi bệ cần trục
② Tùy thuộc vào mức độ điều khiển trục xoay mà xác định vị trí mục tiêu
③ Tùy thuộc vào mức độ nâng lên hạ xuống mà tiến sát đến vị trí mục tiêu
④ Tùy thuộc thao tác lên xuống của cần trục mà khi tiếp cận vị trí làm việc cần phải giữ ở khoảng cách tầm 1m
⑤ Tùy thuộc vào thao tác xoay hay lên xuống mà có điều chỉnh nhỏ ở các phía trái phải, trên dưới
⑥ Sử dụng thao tác nâng lên để tiếp cận vị trí của đối tượng thao tác
⑦ Tùy vào tình trạng các vị trí làm việc mà điều chỉnh điều khiển cần trục xoay
⑧ Khi tách khỏi vị trí làm việc thì đầu tiên hãy rút gọn thao tác rồi mới rời đi
【Điểm cần lưu ý】
Khi thực hiện thao tác nâng lên hạ xuống hay xoay trục thì tùy theo sự khác nhau về chiều dài cần trục mà tốc độ di chuyển so với bề mặt bệ nơi làm việc sẽ có sự khác nhau.
35 (VI)