Tổng hợp kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của chất lượng thể chế cấp tỉnh tới khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài của các tỉnh thành tại việt nam trong giai đoạn 2010 2015 (Trang 52 - 56)

Tổng thể cả nƣớc P>z Khu vực 1 P>z Khu vực 2 P>z Khu vực 3 P>z logiip 0.05 0.89 2.96 0.00 0.61 0.68 0.47 0.15 logpop 0.07 0.77 -0.27 0.27 0.29 0.56 0.24 0.80 logld -0.21 0.53 -0.14 0.71 2.15 0.09 0.31 0.73 logdn 0.88 0.00 0.83 0.00 -0.37 0.40 -0.08 0.79 gtt -0.07 0.14 -0.02 0.60 0.22 0.03 -0.13 0.15 tcd 0.04 0.38 0.08 0.07 0.15 0.17 0.01 0.93 mb -0.16 0.01 -0.05 0.38 -0.13 0.43 -0.12 0.42 ctg 0.11 0.02 0.09 0.09 -0.07 0.45 0.28 0.01 kct -0.04 0.33 -0.05 0.22 0.10 0.30 -0.14 0.08 nd -0.02 0.48 -0.05 0.19 -0.13 0.05 0.00 0.99 htd -0.09 0.05 -0.07 0.14 0.16 0.11 -0.25 0.04 dt 0.21 0.00 0.12 0.03 0.29 0.09 0.35 0.03

pl -0.03 0.47 -0.03 0.51 -0.01 0.88 0.00 0.96

(Nguồn: Tổng hợp kết quả từ Stata12)

4.3.2.1 Khu vực Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ

Mơ hình khu vực Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ có 2/4 các biến kiểm sốt có ý nghĩa thống kê và có tác động cùng chiều tới khả năng thu hút vốn FDI là số doanh nghiệp và chỉ số phát triển cơng nghiệp. Giống như mơ hình tổng thể cả nước, quy mô số lượng doanh nghiệp lớn đồng nghĩa với thị trường tiềm năng về khách hàng cũng như đối tác liên kết là động lực để các doanh nghiệp FDI chọn lựa đầu tư vào khu vực đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng Đông Nam bộ. Riêng đối với khu vực Đông Nam bộ với các địa phương như thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai là nơi tập trung nhiều khu, cụm công nghiệp sản xuất lớn của cả nước, chỉ số sản xuất cơng nghiệp là yếu tố tích cực tác động đến việc lựa chọn địa điểm đầu tư của các nhà đầu tư lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo, thương mại, dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp.

Về các biến đại diện cho năng lực thể chế địa phương, có 3/9 biến thể chế có tác động dương tới lượng vốn FDI đăng ký là tiếp cận đất đai, chi phí thời gian và đào tạo lao động. Cụ thể: Với mức ý nghĩa 5%, dòng vốn FDI sẽ tăng lên 12% khi yếu tố đào tạo lao động tăng lên 1 điểm. Với mức ý nghĩa 10%, dòng vốn FDI sẽ tăng lên lần lượt là 8% và 9% khi yếu tố khả năng tiếp cân đất đai và chi phí thời gian tăng lên 1 điểm.

Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng Đông Nam bộ là với ưu thế là thủ đơ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước cộng với vị trí đại lý, cơ sở hạ tầng thuận lợi giúp khu vực này luôn là địa điểm ưu tiên chọn lựa của các nhà đầu tư. Việc cải cách, nâng cao năng lực thể chế tại địa phương thể hiện qua việc tiếp cận dễ dàng đất đai, cải thiện chi phí thời gian và thúc đẩy đào tạo nghề hỗ trợ cho các ngành cơng nghiệp tại địa phương có thể đẩy mạnh hơn nữa dòng vốn FDI vào khu vực này.

Khu vực Đồng bằng sơng Hồng và Đơng Nam bộ có sự tương đồng với khu vực cả nước khi khả năng thu hút vốn FDI tại các địa phương sẽ tăng lên khi yếu tố

chi phí thời gian và hỗ trợ đào tạo lao động được cải thiện. Tại các địa phương tập trung nhiều dự án đầu tư nước ngoài, việc cải cách thủ tục hành chính, xây dựng chính sách đào tạo lao động có thể tiếp tục giúp các địa phương thu hút nhiều nguồn vốn FDI.

4.3.2.2 Khu vực Trung du miền núi bắc bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

Mơ hình Khu vực Trung du miền núi bắc bộ và Đồng bằng sơng Cửu Long, có 1/4 các biến kiểm sốt có ý nghĩa thống kê và có tác động tích cực tới vốn FDI là quy mơ lao động tại địa phương. Có 3/9 biến đại diện năng lực thể chế địa phương có ý nghĩa thống kê, trong đó yếu tố chi phí gia nhập thị trường và hỗ trợ đào tạo lao động có tác động tích cực tới lượng vốn FDI và yếu tố tính năng động, tiên phong của lãnh đạo tỉnh có tác động âm đến lượng vốn FDI.

Tương tự cả nước và khu vực Đồng Bằng sông Hồng và Đông Nam bộ, khu vực Trung du miền núi bắc bộ và Đồng bằng sơng Cửu Long có khả năng thu hút vốn FDI cao hơn khi cải thiện yếu tố hỗ trợ đào tạo lao động, cụ thể với mức ý nghĩa 10%, dòng vốn FDI sẽ tăng lên 29% khi yếu tố đào tạo lao động tăng lên 1 điểm.

Riêng tại khu vực Trung du miền núi bắc bộ và Đồng bằng sơng Cửu Long, dịng vốn FDI sẽ tăng lên 22% khi yếu tố chi phí gia nhập thị trường tăng lên 1 điểm với mức ý nghĩa 5%. Đối với các địa phương thu hút vốn FDI đạt mức trung bình thì việc xây dựng các chương trình xúc tiến đầu tư, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi khi các nhà đầu tư thực hiện thủ tục đăng ký thực hiện dự án sẽ góp phần nâng cao khả năng thu hút vốn FDI.

4.3.2.3 Khu vực Bắc Trung bộ, Duyên hải Nam trung bộ và Tây ngun

Mơ hình Khu vực Bắc Trung bộ, Duyên hải Nam trung bộ và Tây nguyên có 1/4 các biến kiểm sốt có ý nghĩa thống kê và có tác động tích cực tới vốn FDI là chỉ số phát triển cơng nghiệp. Có 4/9 biến đại diện năng lực thể chế địa phương có ý nghĩa thống kê, trong đó có 2 yếu tố có tác động âm là chi phí khơng chính thức và hỗ trợ doanh nghiệp; 2 yếu tố tác động tích cực đến khả năng thu hút vốn FDI là chi thời gian và hỗ trợ đào tạo lao động. Đặc biệt, mơ hình khu vực này tương tự mơ

hình cả nước và mơ hình khu vực Đồng bằng sơng Hồng và đồng bằng Đông Nam bộ khi 2 yếu tố chi thời gian và hỗ trợ đào tạo lao động tác động tích cực đến khả năng thu hút vốn FDI. Cụ thể với mức ý nghĩa 5%, khả năng thu hút vốn FDI sẽ tăng lần lượt là 28% và 35% khi chi phí thời gian và hỗ trợ đào tạo lao động cải thiện 1 điểm.

Đối với các địa phương có cơ sở hạ tầng, vị trí địa lý chưa thuận lợi dẫn đến khả năng thu hút vốn FDI cịn thấp có thể cải thiện sức hút đối với nhà đầu tư nước ngoài thơng qua việc cải thiện các chính sách về cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính giảm thiểu thời gian liên hệ với cơ quan nhà nước của doanh nghiệp. Ngoài ra, các địa phương cần thực hiện các cơng tác hỗ trợ, đào tạo, nâng cao trình độ lao động đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp cũng như nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý nhà nước tại địa phương.

Bên cạnh đó thì các yếu tố chi phí khơng chính thức và hỗ trợ doanh nghiệp chưa tạo được sức hút đối với các nhà đầu tư nước ngồi khi có tác động âm tới khả năng thu hút vốn FDI.

4.4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Từ kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu ta thấy khi áp dụng mơ hình cho nghiên cứu các thang đo (bằng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp) với 234 quan sát nghiên cứu tương ứng với 39 Tỉnh, thành phố được phân chia theo vùng kinh tế: Đồng bằng sông Hồng - Đông Nam Bộ , Trung du miền núi phía bắc - Đồng bằng sơng Cửu Long, Bắc Trung bộ - Duyên hải miền Trung - Tây Nguyên theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện cho thấy khơng hình thành những khái niệm khác so với mơ hình gốc lý thuyết được tác giả xây dựng. Trong môi trường nghiên cứu tại quốc gia đang phát triển như Việt Nam với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đa dạng hóa, nền kinh tế đang phát triển, đang trong q trình Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, hợp tác đa phương, do đó vai trị đánh giá tác động của thể chế đến FDI là rất quan trọng. Có thể thấy đối với những môi trường thể chế, kinh tế, chính sách, trình độ nhận thức khác nhau, kinh nghiệm, thời điểm nghiên cứu, địa điểm nghiên cứu khác nhau có những ảnh hưởng của các yếu tố thể

chế ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và qua quá trình kiểm định sự phù hợp của mơ hình hồi quy Panel Data cho thấy mơ hình nghiên cứu lý thuyết của tác giả phù hợp với thực tiễn áp dụng nghiên cứu tại 39 tỉnh thành phố ở Việt Nam gồm 13 biến độc lập: gtt- chi phí gia nhập thị trường; tcd-tiếp cận đất đai; mb- tính minh bạch; ctg- chi phí thời gian; kct- chi phí khơng chính thức; nd- tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh; htd- hỗ trợ doanh nghiệp; dt- đào tạo lao động; pl- thiết chế pháp lý. Các biến kiểm sốt logiip- Giá trị sản xuất cơng nghiệp; logpop- Dân số của tỉnh theo năm; logld- Lưc lượng lao động; logdn - Tổng số doanh nghiệp; Mối quan hệ của các biến đối với khả năng thu hút vốn FDI được thể hiện ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của chất lượng thể chế cấp tỉnh tới khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài của các tỉnh thành tại việt nam trong giai đoạn 2010 2015 (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)