p) Tổng quan xu thế ngành sau Covid-19:
Thị trường thép năm 2020: Tăng trưởng mạnh từ Trung Quốc là động lực phục hồi của thị trường thép thế giới. Nhu cầu thép đang được thúc đẩy nhờ sự hồi sinh trong sản xuất cơng nghiệp trên tồn cầu, đặc biệt tại Trung Quốc, nơi sản xuất và tiêu thụ thép lớn nhất thế giới. Ngành thép toàn cầu được dự báo sẽ phục hồi trong năm 2021 cùng với một loạt chính sách kích cầu hạ tầng.
Năm 2020, thị trường thép tồn cầu chịu ảnh hưởng lớn từ đại dịch COVID-19 khi các chuỗi cung ứng bị gián đoạn bởi các lệnh giãn cách xã hội. Sản lượng thép thô tại 64 nước trên thế giới sụt giảm mạnh vào tháng 3 và tháng 4 và bắt đầu phục hồi trở lại trong những tháng sau đó.
Luỹ kế 11 tháng, tổng sản lượng thép thô thế giới đạt 1.672,5 triệu tấn, vẫn giảm 1,1% so với cùng kỳ năm trước.
Trung Quốc, Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran là số ít những nước có sản lượng cao và tiếp tục tăng trưởng trong 10 tháng đầu năm. Đà phục hồi thị trường có được nhờ động lực chính từ thị trường Trung Quốc, nước sản xuất và tiêu thụ thép lớn nhất thế giới.
Ngành thép toàn cầu được dự báo sẽ phục hồi trong năm 2021 cùng với một loạt chính sách kích cầu hạ tầng. Về nhu cầu, khi nền kinh tế toàn cầu phục hồi
sau dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, nhu cầu tiêu thụ thép thế giới dự kiến sẽ tăng lên 1,83 tỷ tấn vào năm 2021, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Năm 2020, ngành thép Việt Nam vẫn ghi nhận những con số khả quan trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vẫn đang ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Lũy kế trong cả năm 2020, Việt Nam sản xuất được 17,219 triệu tấn thép thô, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2019. Bán hàng đạt 16,984,915 tấn, tăng 12% so với cùng kỳ 2019. Trong đó xuất khẩu đạt 3.236.794 tấn, tăng gấp 3,55 lần so với cùng kỳ 2019.
Xuất khẩu thép sang Trung Quốc là điểm nhấn trong năm khi tăng đột biến cả về lượng và trị giá xuất khẩu. Trong 11 tháng năm 2019, lượng thép xuất khẩu sang nước này đạt 3,25 triệu tấn tương đương với trị giá 1,35 tỷ USD, chiếm 36,53% tỷ trọng xuất khẩu thép 11 tháng 2020 của cả nước.
q) HPG tổng quan 2020
Q 4/2020, Tập đồn Hịa Phát ghi nhận 26.166 tỷ đồng doanh thu và 4.660 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng tương ứng 43% và 142% so với cùng kỳ năm trước và đây là mức lợi nhuận kỷ lục lịch sử trong một quý của Hòa Phát.
Lũy kế cả năm 2020, Tập đoàn đạt doanh thu 91.279 tỷ đồng, tăng 41% so với
năm 2019. Với mức lợi nhuận kỷ lục trong quý 4, Hòa Phát lần đầu tiên ghi nhận tới 4.660 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, gấp 2,42 lần cùng kỳ năm trước.
Lĩnh vực sản xuất thép đóng vai trị đầu tàu thúc đẩy tăng trưởng. Lần đầu tiên thép Hịa Phát đạt mức 5,8 triệu tấn thép thơ, gấp đơi năm 2019. Trong đó, sản lượng phơi thép và thép xây dựng thành phẩm là 5,1 triệu tấn, cịn lại là thép cuộn cán nóng với gần 700.000 tấn. Riêng thép xây dựng thành phẩm đạt 3,4 triệu tấn, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm trước.
Thị phần thép Hịa Phát vươn lên mức 32,5%. Lượng phơi thép cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước đạt 1,7 triệu tấn, cao gấp hơn 12 lần so với năm 2019.
Thép cuộn cán nóng (HRC) ra lị sản phẩm đầu tiên vào tháng 4/2020, nhưng sản lượng chỉ tăng lên rõ rệt từ tháng 8/2020, sau khi lò cao số 3 được đưa vào hoạt động. Tháng 11/2020, Hịa Phát chính thức cung cấp sản phẩm này ra thị trường. Lượng đơn đặt hàng HRC của Hòa Phát đã ngày càng tăng mạnh, vượt xa năng lực cung ứng của Tập đồn.
Trong năm 2020, Ống thép Hịa Phát đã cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước trên 820.000 tấn ống thép các loại tăng 10% so với 2019, vững vàng ở vị
trí số 1 Việt Nam với thị phần 31,7%. Sản phẩm tôn mạ màu tăng 150% sản lượng so với năm 2019 và đang đẩy mạnh xuất khẩu.
Lĩnh vực nông nghiệp cũng ghi nhận sự tăng trưởng ngoạn mục, đóng góp tới 11,7% doanh thu và 12,4% lợi nhuận sau thuế. Hịa Phát đã định hình vị thế hàng đầu sau 5 năm đầu tư vào nông nghiệp, vượt qua nhiều tên tuổi lâu năm trong ngành. Cụ thể, thị phần bò Úc chiếm 50%, trứng gà sạch đã đạt sản lượng 700.000 quả/ngày, góp mặt trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực chăn nuôi heo với gần 400.000 heo (gồm cả heo thịt và heo giống). Về bất động sản, các Khu cơng nghiệp của Hịa Phát tại Hưng Yên và Hà Nam như KCN Phố Nối A, KCN Yên Mỹ II, KCN Hòa Mạc tiếp tục nhận được sự quan tâm rất lớn của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tỷ lệ lấp đầy các KCN này hiện đạt 100% diện tích đã đầu tư hạ tầng kỹ thuật.
r) HPG cơ cấu tài sản-định giá
Cơ cấu tài sản:
Tính tới 31/12/2020, tài sản cố định đạt 65.562 tỷ đồng, chiếm 47,57% tổng tài sản; Hàng tồn kho đạt 26.287 tỷ đồng, chiếm 19,99% tổng tài sản.
Giá trị các khoản phải thu đạt 6.125 tỷ đồng phải thu ngắn hạn và 305 tỷ đồng các khoản phải thu dài hạn, chiếm 4,89% giá trị tổng tài sản. Chiếm giá trị lớn nhất là khoản phải thu khách hàng (3.949 tỷ đồng) và các khoản trả trước cho người bán (1.303 tỷ đồng).
Hàng tồn kho của công ty trong kỳ đã tăng 35,42% so với thời điểm đầu năm đạt 26.287 tỷ đồng.
Tại ngày 31/12/2020 công ty ghi nhận 13.001 tỷ đồng tiền và tương đương tiền và 8.822 tỷ đồng đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn.
Về tình hình nợ vay, nợ vay ngắn hạn của HPG đã tăng mạnh trong kỳ lên hơn 36.798 tỷ đồng, giá trị nợ vay tăng thêm trong kỳ này cũng tăng lên đến gần
20.000 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ vay/TTS và nợ vay/vốn CSH của HPG gia tăng trong các năm gần đây đạt 0,41 và 0,91.
Định giá:
Sử dụng phương pháp định giá so sánh P/B & P/E để định giá cổ phiểu HPG: Giá trị sổ sách 1 cổ phiếu của công ty đến 31/12/2020 là 17.826 đồng/cp.
EPS TTM 2020 của doanh nghiệp: 4.056 đồng/cp.
Giá trị 1 cổ phiếu HPG theo phương pháp định giá P/E, P/B là 72.927 đồng/cp và 27.666 đồng/cp.
Giá theo trọng số lần lượt theo 2 phương pháp P/E và P/B là: 36.463 đồng/cp và 13.833 đồng/cp. ( trọng số 50% lượng cổ phiếu )
Kết quả định giá: 50.296 đồng/cp. ( trọng số 100% lượng cổ phiếu)