Cải tiến việc phân tích công việc và đánh giá thực hiện công việc của giảng viên

Một phần của tài liệu ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC (Trang 28 - 30)

trọng, vừa góp phần giảm thiểu gánh nặng đào tạo của nhà trường vừa tăng hiệu quả đào tạo của cá nhân giảng viên.

3.2.2. Nhóm giải pháp bổ trợ

3.2.2.1. Cải tiến việc phân tích công việc và đánh giá thực hiện công việc của giảng viên giảng viên

Đây là cơ sở của hầu hết các công việc trong quản lý nhân lực, trong đó có đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên cũng phải dựa trên cơ sở này.

Phân tích công việc

Phân tích công việc có ý nghĩa rất quan trọng bởi vì nhờ có phân tích công việc mà người giảng viên có thể hiểu được tường tận các nhiệm vụ, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong công việc. Do tính chất phức tạp nhưng lại có vai trò rất to lớn của công tác này cùng với điều kiện hiện nay trong nhóm chuyên viên Phòng Tổ chức chưa có ai được đào tạo về quản lý nhân sự, nhóm cho là nhà trường nên thuê chuyên gia tiến hành phân tích.

Việc phân tích này có thể dựa trên một số tài liệu đã mô tả khá chi tiết nhiệm vụ của giảng viên. Với trường ĐH Tiền Giang, nhóm cho rằng nên áp dụng bản mô tả của các tác giả Bowen & Schuster,1989; Rhodes, 1990; Boyer, 1990 và Rice, 1991 bao gồm 4 yếu tố chính. Áp dụng vào trường ĐH Tiền Giang, ta có thể xác định bản mô tả công việc giảng dạy như sau:

1. Giảng dạy

- Truyền đạt kiến thức: Lên lớp cho sinh viên; báo cáo khoa học (hội thảo, tập huấn). Tư vấn, giám sát, hướng dẫn, cố vấn cho sinh viên: Giám sát hoạt động thực tập, dã ngoại của sinh viên; tư vấn cho sinh viên về các đề tài nghiên cứu, luận văn, luận án; tư vấn cho sinh viên về nghề nghiệp, học thuật…

- Công tác nghiệp vụ sư phạm: Tham gia các hoạt động nhằm phát triển về mặt chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia đánh giá hoạt động giảng dạy của đồng nghiệp; hướng dẫn các nghiên cứu về nghiệp vụ sư phạm.

2. Hoạt động nghiên cứu

- Thực hiện đề tài các cấp (chủ trì, tham gia). - Biên tập sách, dịch sách, báo khoa học. - Báo cáo tại các hội nghị khoa học.

- Viết đề án, dự án các loại, viết báo khoa học, viết sách.

3. Dịch vụ chuyên môn phục vụ cộng đồng

- Tiến hành các nghiên cứu ứng dụng theo hợp đồng, tư vấn cho các tổ chức công lập, dân lập về chuyên môn, nghiệp vụ.

- Hợp tác với các trường ĐH, các viện nghiên cứu, các tổ chức kinh tế - xã hội thực hiện các hoạt động chuyên môn…

- Thực hiện các dịch vụ chuyên môn khác phục vụ cho lợi ích cộng đồng.

4. Bổn phận công dân

- Tham gia các hội nghề nghiệp.

- Cung cấp các dịch vụ chuyên môn miễn phí.

- Tham gia hoạt động tình nguyện, từ thiện trong lĩnh vực chuyên môn.

Đánh giá thực hiện công việc

Nhà trường phải lập chương trình tiến hành đánh giá một cách thường xuyên, cụ thể với từng giảng viên. Quy trình đánh giá sẽ được xác lập bao gồm xây dựng chuẩn cho việc đánh giá, thu thập bằng chứng và sử dụng bằng chứng. Nguồn thông tin cho đánh giá không thể chỉ một chiều từ phía giảng viên mà cần bao gồm các nguồn thông tin sau:

- Giảng viên là nguồn đánh giá: Trong quá trình đánh giá hoạt động nằm trong chức trách của giảng viên, giảng viên là nguồn đánh giá xác thực và quan trọng. Các giảng viên, với tư cách là các đồng nghiệp, nhất là những người có cùng chuyên môn, được làm quen với điều kiện tổ chức khoa học (sinh viên, tài liệu môn

học, được dự giờ…) sẽ cung cấp các bằng chứng xác thực trên các khía cạnh kiến thức chuyên môn, cách lựa chọn mục tiêu khoá học, cách lựa chọn học liệu, phương pháp truyền đạt kiến thức, phương thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên, hướng dẫn – tư vấn cho sinh viên, tham gia nghiên cứu về các hoạt động sư phạm.

- Sinh viên tốt nghiệp và sinh viên năm cuối là nguồn đánh giá: Sinh viên tốt nghiệp và sinh viên năm cuối có thể cung cấp những thông tin đánh giá tổng quát đáng lưu ý cả về giảng viên, cả về chương trình khoá học mà họ vừa học xong. Theo nhóm, tới đây khi áp dụng đào tạo theo tín chỉ, việc thu thập ý kiến sinh viên sẽ được làm sau mỗi học phần và khi kết thúc khoá học. Việc thu thập ý kiến đánh giá của những người cùng tổ chuyên môn và của bản thân giảng viên sẽ được thực hiện sau mỗi kỳ học.

Một phần của tài liệu ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w