MÁY TÌM KIẾM FACEBOOK GRAPH SEARCH VÀ FACEBOOK TRENDS
3.1.2. Các cú pháp đặc biệt của Facebook Graph Search
Để bắt đầu sử dụng tính năng này, người dùng chỉ cần nhập thơng tin
vào ơ tìm kiếm của Facebook. Khơng giống như Google, Graph Search có thể hiểu được ngôn ngữ tự nhiên nhưng lại không thể sử dụng được
với ngôn ngữ tiếng Việt.
Hình 3.2: Hướng dẫn thay đổi ngơn ngữ sử dụng trên Facebook
Graph Search chỉ hoạt động tốt trên giao diện tiếng Anh nên người
dùng cũng sẽ cần một chút kiến thức về ngoại ngữ để sử dụng được cơng cụ này nhưng nó rất đơn giản. Do đó, việc đầu tiên là người dùng cần
thay đổi ngôn ngữ sử dụng trên Facebook:
- Bước 1: Đăng nhập vào trang Facebook cá nhân
- Bước 2: Lựa chọn mục Cài đặt (nếu đang sử dụng Facebook bằng
tiếng Việt) như trên hình 3.1 - Bước 3: Chọn phần Ngôn ngữ
- Bước 4: Chọn Hiển thị cho Facebook bằng ngôn ngữ này là English (US hoặc UK) và ấn Lưu thay đổi
3.1.2.1 Một số cú pháp tìm kiếm nội dung phổ biến a. Cú pháp Post about
Ý nghĩa: Cú pháp này được sử dụng để tìm kiếm những nội dung (có thể là bài đăng, ảnh, pages,…) về một từ khóa nào đó trên Facebook từ bất kì người dùng, nhóm người dùng hoặc một trang nào đó. Ví dụ: tìm kiếm các bài post liên quan đến từ khóa “thương mại điện tử”, tại hộp
Search của máy tìm kiếm, người dùng nhập vào truy vấn như sau: Post
about “thương mại điện tử”. Kết quả tìm kiếm được hiển thị như sau:
Hình 3.3: Kết quả tìm kiếm các bài post về “thương mại điện tử”
Kết quả tìm kiếm cho thấy các bài viết, các trang (pages), các bức
ảnh và cả những người có liên quan đến từ khóa “thương mại điện tử”.
b. Cú pháp People named
Ý nghĩa: Cú pháp này giúp tìm kiếm những người dùng Facebook theo tên. Kết quả trả về có thể là người dùng hoặc không phải là người dùng của người dùng tìm kiếm. Ví dụ: tìm kiếm những người dùng có tên là “Nguyễn Trần Hưng”, tại hộp Search của máy tìm kiếm, người dùng nhập vào truy vấn như sau:
People named “Nguyễn Trần Hưng”
Kết quả tìm kiếm được hiển thị như sau:
Hình 3.4: Kết quả tìm kiếm người dùng có tên “Nguyễn Trần Hưng”
Kết quả tìm kiếm trả về cho thấy những người dùng trên facebook có tên hoặc một phần tên là “Nguyễn Trần Hưng”. Những người này có thể là người dùng hoặc khơng phải là người dùng của người dùng tìm kiếm.
c. Cú pháp People who live in
Ý nghĩa: Cú pháp này được sử dụng để tìm kiếm người dùng
facebook sống ở một thành phố hay một khu vực nào đó. Cú pháp này có thể được sử dụng để tìm kiếm người dùng ở một quốc gia, một thành phố hoặc đơn giản chỉ là một khu vực địa lý nào đó. Ví dụ: tìm kiếm những người dùng facebook đang sống tại thành phố Hà Nội, Việt Nam, tại hộp Search của máy tìm kiếm, người dùng nhập vào truy vấn như sau:
People who live in Hanoi (hoặc Hanoi, Vietnam)
Kết quả tìm kiếm được hiển thị như hình 3.5. Kết quả tìm kiếm trả về cho thấy những người dùng facebook nào đang sống tại Hà Nội, Việt Nam (live in Hanoi, Vietnam). Những người dùng này có thể là người dùng hoặc khơng phải là người dùng của người dùng tìm kiếm.
Hình 3.5: Kết quả tìm kiếm người dùng sống ở Hà Nội, Việt Nam
d. Cú pháp People who checked in at
Ý nghĩa: Cú pháp này được sử dụng để tìm kiếm người dùng đã
check in ở một địa điểm nào đó. Ví dụ: tìm kiếm những người dùng
facebook đã ghé thăm (check-in) ở trường Đại học Thương mại, tại hộp
Search của máy tìm kiếm, người dùng nhập vào truy vấn như sau:
People who checked in at Trường Đại học Thương mại
Kết quả tìm kiếm được hiển thị như sau:
Hình 3.6: Kết quả tìm kiếm người dùng đã check in ở Đại học Thương Mại
Kết quả tìm kiếm trả về cho ta biết được những người dùng facebook nào đã từng check-in tại Trường Đại học Thương mại từ trước đến nay.
e. Cú pháp Employee
Ý nghĩa: Cú pháp này được dùng để tìm kiếm những người dùng
đang làm việc ở một công ty hoặc một tổ chức nào đó. Ví dụ: tìm kiếm
những người dùng đang làm việc tại Trường Đại học Thương mại, tại
hộp Search của máy tìm kiếm, người dùng nhập vào truy vấn như sau:
Trường Đại học Thương mại employees
Kết quả tìm kiếm được hiển thị như sau:
Hình 3.7: Kết quả tìm kiếm người dùng làm việc ở Trường ĐH Thương Mại
Kết quả tìm kiếm trả về cho thấy những người dùng facebook nào
đang làm việc tại Trường Đại học Thương mại. Do có thể có nhiều người
dùng cùng nơi làm việc nhưng ghi tên nơi làm việc khác nhau nên để củng cố kết quả ta có thể bổ sung các tìm kiếm người dùng làm việc tại
Đại học Thương mại, Thuongmai University hay thậm chí là Vietnam
University of Commerce,…
f. Cú pháp People who like
Ý nghĩa: Cú pháp này được sử dụng để tìm kiếm những người dùng
trang Khoa HTTT Kinh tế và TMĐT, tại hộp Search của máy tìm kiếm, người dùng nhập vào truy vấn như sau:
People who like Khoa HTTT Kinh tế và TMĐT
Kết quả tìm kiếm được hiển thị như hình 3.8. Kết quả tìm kiếm trả về cho thấy những người dùng thích trang Khoa HTTT Kinh tế và TMĐT. Những người dùng này có thể là người dùng hoặc không phải là người dùng của người dùng tìm kiếm.
Hình 3.8: Kết quả tìm kiếm Facebook với cú pháp People who like
g. Cú pháp Event named
Ý nghĩa: Cú pháp này được sử dụng để tìm kiếm sự kiện theo tên. Cú pháp này giúp tìm kiếm những sự kiện đã, đang và sẽ diễn ra trong thời
gian tới. Ví dụ: tìm kiếm sự kiện “Ngày hội việc làm”, tại hộp Search của máy tìm kiếm, người dùng nhập vào truy vấn như sau:
Event named Ngày hội việc làm
Hình 3.9: Kết quả tìm kiếm Facebook với cú pháp Event named
Kết quả tìm kiếm trả về cho thấy những sự kiện có tên hoặc một phần tên là Ngày hội việc làm, kèm theo đó là thời gian và địa điểm,
cũng như những người tham gia sự kiện đó.
h. Cú pháp Group named
Ý nghĩa: Cú pháp này được sử dụng để tìm kiếm những nhóm người
dùng theo tên. Ví dụ: tìm kiếm các nhóm người dùng có liên quan đến Thương mại điện tử, tại hộp Search của máy tìm kiếm, người dùng nhập
vào truy vấn như sau:
Groups named Thương mại điện tử
Hình 3.10: Kết quả tìm kiếm Facebook với cú pháp Group named
Kết quả tìm kiếm cho ta thấy những Group có tên hoặc một phần tên chứa cụm từ Thương mại điện tử.
i. Cú pháp Page named
Ý nghĩa: Cú pháp này được sử dụng để tìm kiếm các Page theo tên.
Ví dụ: tìm kiếm các Page về Thương mại điện tử, tại hộp Search của máy tìm kiếm, người dùng nhập vào truy vấn như sau:
Page named Thương mại điện tử
Kết quả tìm kiếm được hiển thị như hình 3.11. Kết quả tìm kiếm trả về cho thấy các Page cơng cộng và cả Page cá nhân có chứa cụm từ Thương mại điện tử trong tên.
Hình 3.11: Kết quả tìm kiếm trên Facebook với cú pháp Page named
j. Cú pháp Place named
Ý nghĩa: Cú pháp này được sử dụng để tìm kiếm các địa điểm theo
tên. Ví dụ: tìm kiếm các địa điểm có tên Đại học Thương mại, tại hộp
Search của máy tìm kiếm, người dùng nhập vào truy vấn như sau;
Place named Đại học Thương mại
Kết quả tìm kiếm được hiển thị như sau:
Hình 3.12: Kết quả tìm kiếm trên Facebook với cú pháp Place named
Kết quả tìm kiếm trả về cho ta những địa điểm có tên Đại học
Thương mại, bao gồm cả những địa điểm có chứa cụm từ Đại học
Thương mại trong tên như Khoa Đào tạo quốc tế - Trường Đại học
Thương mại.
k. Cú pháp Photos taken in
Ý nghĩa: Cú pháp này được sử dụng để tìm kiếm những bức ảnh được chụp ở một địa điểm nào đó. Ví dụ: tìm kiếm những bức ảnh được
chụp tại Trường Đại học Thương mại, tại hộp Search của máy tìm kiếm, người dùng nhập vào truy vấn như sau:
Photos taken in Trường Đại học Thương mại
Kết quả tìm kiếm được hiển thị như sau:
Hình 3.13: Kết quả tìm kiếm trên Facebook với cú pháp Photos taken in
Kết quả tìm kiếm trả về cho ta những bức hình được chụp tại Trường
Đại học Thương mại.
l. Cú pháp Video taken in
Ý nghĩa: Tương tự như ảnh được chụp, cú pháp này được sử dụng để tìm kiếm những video clip được thực hiện tại một địa điểm nào đó. Ví
dụ: tìm kiếm những video được thực hiện tại Trường Đại học Thương
mại, tại hộp Search của máy tìm kiếm, người dùng nhập vào truy vấn như sau:
Video taken in Trường Đại học Thương mại
Kết quả tìm kiếm được hiển thị như hình 3.14. Kết quả tìm kiếm trả về cho ta những video được thực hiện tại Trường Đại học Thương mại.
Hình 3.14: Kết quả tìm kiếm video trên Facebook với cú pháp Video taken in
m. Cú pháp Posts tagged with
Ý nghĩa: Cú pháp này được sử dụng để tìm kiếm những bài đăng có
đánh dấu (tag) một người nào đó hoặc một page. Ví dụ: tìm kiếm những
bài đăng có đánh dấu Trường Đại học Thương mại, tại hộp Search của
máy tìm kiếm, người dùng nhập vào truy vấn như sau:
Posts tagged with Trường Đại học Thương mại
Hình 3.15: Kết quả tìm kiếm trên Facebook với cú pháp Posts tagged with
Kết quả tìm kiếm cho ta thấy những bài đăng trong đó có đánh dấu (tag) Trường Đại học Thương mại.
n. Cú pháp Nearby
Ý nghĩa: Cú pháp này được sử dụng để tìm kiếm những địa điểm ở
gần người tìm kiếm. Cú pháp này áp dụng cho hầu hết các địa điểm công cộng như nhà hàng, quán cà phê, bưu điện, ga tàu, ngân hàng, … Tại hộp Search của máy tìm kiếm, người dùng nhập vào truy vấn như sau:
[tên loại địa điểm] nearby
Ví dụ: tìm kiếm những nhà hàng ở gần, tại hộp Search của máy tìm kiếm, người dùng nhập vào truy vấn như sau:
Restaurants nearby
Hình 3.16: Kết quả tìm kiếm Nhà hàng ở gần
Ví dụ: tìm kiếm bưu điện ở gần, tại hộp Search của máy tìm kiếm,
người dùng nhập vào truy vấn như sau:
Post office nearby
Kết quả tìm kiếm được hiển thị như sau:
Hình 3.17: Kết quả tìm kiếm Bưu điện ở gần
Ví dụ: tìm kiếm ngân hàng ở gần, tại hộp Search của máy tìm kiếm, người dùng nhập vào truy vấn như sau:
Banks nearby
Hình 3.18: Kết quả tìm kiếm Ngân hàng ở gần
Ví dụ: tìm kiếm ga tàu ở gần, tại hộp Search của máy tìm kiếm, người dùng nhập vào truy vấn như sau:
Railway station nearby
Kết quả tìm kiếm được hiển thị như sau:
Ví dụ: tìm kiếm Khách sạn ở gần, tại hộp Search của máy tìm kiếm,
người dùng nhập vào truy vấn như sau:
Hotels nearby
Kết quả tìm kiếm được hiển thị như sau:
Hình 3.20: Kết quả tìm kiếm Khách sạn ở gần
Ví dụ: tìm kiếm qn cà phê ở gần, tại hộp Search của máy tìm kiếm, người dùng nhập vào truy vấn như sau:
Coffee shops nearby
Kết quả tìm kiếm được hiển thị như sau:
Ví dụ: tìm kiếm Bảo tàng ở gần, tại hộp Search của máy tìm kiếm, người dùng nhập vào truy vấn như sau:
Museums nearby
Kết quả tìm kiếm được hiển thị như sau:
Hình 3.22: Kết quả tìm kiếm Bảo tàng ở gần
Ví dụ: tìm kiếm Đồn Cơng an ở gần, tại hộp Search của máy tìm
kiếm, người dùng nhập vào truy vấn như sau:
Police stations nearby
Kết quả tìm kiếm được hiển thị như sau:
Ví dụ: tìm kiếm trạm xăng ở gần, tại hộp Search của máy tìm kiếm,
người dùng nhập vào truy vấn như sau:
Gas stations nearby
Kết quả tìm kiếm được hiển thị như sau:
Hình 3.24: Kết quả tìm kiếm Trạm xăng ở gần
Ví dụ: tìm kiếm Thư viện ở gần, tại hộp Search của máy tìm kiếm,
người dùng nhập vào truy vấn như sau:
Libraries nearby
Kết quả tìm kiếm được hiển thị như sau:
Ví dụ: tìm kiếm các Cửa hàng bán lẻ ở gần, tại hộp Search của máy tìm kiếm, người dùng nhập vào truy vấn như sau:
Shops nearby
Kết quả tìm kiếm được hiển thị như sau:
Hình 3.26: Kết quả tìm kiếm các cửa hàng bán lẻ ở gần
Ví dụ: tìm kiếm Bệnh viện ở gần, tại hộp Search của máy tìm kiếm,
người dùng nhập vào truy vấn như sau:
Hospitals nearby
Kết quả tìm kiếm được hiển thị như sau:
Ví dụ: tìm kiếm Hồ ở gần, tại hộp Search của máy tìm kiếm, người
dùng nhập vào truy vấn như sau:
Lakes nearby
Kết quả tìm kiếm được hiển thị như sau:
Hình 3.28: Kết quả tìm kiếm Hồ ở gần
Ví dụ: tìm kiếm Qn rượu ở gần, tại hộp Search của máy tìm kiếm, người dùng nhập vào truy vấn như sau:
Pubs nearby
Kết quả tìm kiếm được hiển thị như sau:
Hình 3.29: Kết quả tìm kiếm Qn rượu ở gần
Ví dụ: tìm kiếm Nhà thuốc ở gần, tại hộp Search của máy tìm kiếm, người dùng nhập vào truy vấn như sau:
Pharmacies nearby
Kết quả tìm kiếm được hiển thị như sau:
Hình 3.30: Kết quả tìm kiếm Nhà thuốc ở gần
3.1.2.2. Một số cú pháp tìm kiếm nội dung cá nhân a. Cú pháp Pages liked by
Ý nghĩa: Cú pháp này được sử dụng để tìm kiếm những trang (Pages) được u thích bởi một ai đó hoặc bởi một nhóm người có đặc điểm
chung nào đó. Cú pháp này dùng để tìm kiếm các Pages được u thích bởi một ai đó (u cầu phải là friend, nếu khơng phải friend thì khơng ra kết quả hoặc kết quả khơng chính xác) trên Facebook. Ví dụ: tìm kiếm những Pages được u thích bởi người dùng Nguyễn Trần Hưng, tại hộp
Search của máy tìm kiếm, người dùng nhập vào truy vấn như sau:
Pages liked by Nguyễn Trần Hưng
Kết quả tìm kiếm được hiển thị như sau:
Ngồi ra, cú pháp này cũng được dùng để tìm kiếm các Pages được u thích bởi một nhóm người có cùng một đặc điểm nào đó trên
Facebook. Ví dụ: tìm kiếm những Trang được yêu thích bởi những người thích Page Hưng- thương mại điện tử (yêu cầu phải gõ chính xác tên
page), tại hộp Search của máy tìm kiếm, người dùng nhập vào truy vấn cú pháp như sau:
Pages liked by people who like Hưng- thương mại điện tử
Kết quả tìm kiếm được hiển thị như sau:
Hình 3.32: Kết quả những Pages được u thích bởi những người thích trang
b. Cú pháp Favorite interests of
Ý nghĩa: Cú pháp này được dùng để tìm kiếm sở thích (Interests) của một ai đó hoặc của một nhóm người nào đó có đặc điểm chung. Ví dụ: tìm kiếm các sở thích của những người thích page VCU confessions, tại hộp Search của máy tìm kiếm, người dùng nhập vào truy vấn như sau:
Favorite interests of people who like VCU Confessions
Hình 3.33: Kết quả tìm kiếm Sở thích của những người thích một page cụ thể
c. Cú pháp Groups joined by
Ý nghĩa: Cú pháp này được dùng để tìm kiếm những Group được tham gia bởi một ai đó hoặc của một nhóm người nào đó có đặc điểm chung. Ví dụ: tìm kiếm các nhóm được tham gia bởi những người thích page VCU Confessions, tại hộp Search của máy tìm kiếm, người dùng nhập vào truy vấn như sau:
Groups joined by people who like VCU Confessions
Kết quả tìm kiếm được hiển thị như sau: