Đối với Agribank Bình Thuận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bình thuận (Trang 75 - 79)

3.3. Giải pháp hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Agribank

3.3.1. Đối với Agribank Bình Thuận

Để kết quả XHTD khách hàng doanh nghiệp tại Agribank Bình Thuận ngày càng có chất lƣợng để sử dụng hiệu quả trong cơng tác quản trị rủi ro tín dụng, áp dụng chính sách khách hàng và phân loại nợ, trích lập dự phịng rủi ro tín dụng đúng hiện trạng, đề tài đề xuất Agribank Bình Thuận thực hiện các giải pháp sau:

3.3.1.1. Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực

Kết quả của việc phân tích, đánh giá để xếp hạng khách hàng phụ thuộc khá nhiều vào trình độ của NVTD vì ngồi các chỉ tiêu tài chính mang tính định lƣợng do hệ thống chấm tự động thì việc đánh giá các chỉ tiêu phi tài chính lại phụ thuộc rất lớn vào khả năng đánh giá, thu thập thông tin và phẩm chất đạo đức của ngƣời xếp hạng. Điều này địi hỏi NVTD khơng những có kiến thức, kinh nghiệm tốt về lĩnh vực tài chính và tình hình hoạt động của khách hàng mà mình đang đánh giá mà cịn có phẩm chất đạo đức tốt. Trình độ chun mơn, kỹ năng phân tích, đánh giá, kinh nghiệm trong quá trình trực tiếp quản lý khách hàng của NVTD là yếu tố quan trọng nhất của q trình vận hành này. Do đó, khơng có phƣơng pháp phân tích nào có thể thay thế đƣợc kỹ năng, kinh nghiệm trong đánh giá khách hàng của NVTD cũng nhƣ những nhận định về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, các nhân tố tác động đến hoạt động kinh doanh của khách hàng,…Bên cạnh đó, việc NVTD tính điểm XHTD thật sự công tâm sẽ không làm sai lệch kết quả XHTD DN. Chính vì vậy, việc xây dựng đội ngũ NVTD giỏi, có đạo đức tốt sẽ tạo đƣợc kết quả xếp hạng khách hành đáng tin cậy và có ý nghĩa.

Để nâng cao kiến thức về XHTD cho NVTD thực hiện tính điểm thì Agribank Bình Thuận cần có những biện pháp nhƣ: thƣờng xuyên tổ chức những chƣơng trình đào tạo kiến thức về hệ thống XHTD, cung cấp đầy đủ những tài liệu

hƣớng dẫn sử dụng, phổ biến kịp thời những thay đổi cập nhật của hệ thống. Bên cạnh đó thì Ngân hàng cũng cần tăng cƣờng mở các lớp đào tạo ngắn ngày những kiến thức nghiệp vụ chun mơn liên quan đến tín dụng ngân hàng nhƣ kế tốn, tài chính doanh nghiệp, phân tích hoạt động kinh doanh, thẩm định dự án, ... để cho NVTD nâng cao kiến thức bằng cách vừa ôn lại những kiến thức cũ vừa cập nhật những kiến thức mới nhất và đánh giá thực trạng của doanh nghiệp đƣợc chuẩn xác. Để nâng cao phẩm chất đạo đức, ngân hàng thƣờng xuyên giáo dục về đạo đức, ý chí vững vàng, không bị cám dỗ bởi vật chất, luôn tuân thủ pháp luật, có ý thức trách nhiệm bằng cách mở các lớp bổ sung, cập nhật kiến thức về luật, mở các cuộc vận động, thi đua học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh,… Bên cạnh đó, Agribank Bình Thuận cần quy định cụ thể chế tài hành chính nhƣ khen thƣởng đối với cán bộ nghiệp vụ giỏi và kỷ luật đối với những trƣờng hợp cố tình nâng hạng cho doanh nghiệp.

Đặc biệt, Ngân hàng cần phải có chính sách tuyển dụng, đào tạo bồi dƣỡng và có chế độ đãi ngộ tƣơng xứng để họ gắn bó lâu dài, tích lũy kinh nghiệm theo thâm niên cơng tác nhƣ có chính sách tiền lƣơng phù hợp, thực hiện theo nguyên tắc tiền lƣơng gắn với trình độ, năng suất, chất lƣợng hiệu quả và kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và có chính sách khen thƣởng, khích lệ kịp thời đối với những cán bộ đạt thành tích cao, có nhiều sáng kiến góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.

3.3.1.2. Xây dựng chính sách khách hàng trên cơ sở xếp hạng tín dụng

Hiện tại, Ngân hàng chỉ mới quy định hạn mức cấp tín dụng, tỷ lệ vốn tự có tham gia PAKD và tỷ lệ cho vay khơng có tài sản đảm bảo đối với khoản vay vốn ngắn hạn cho các khách hàng có nhóm hạng cao. Điều này thực sự chƣa thấy hết tính cần thiết và vai trị quan trọng của việc xếp hạng tín dụng nội bộ cho việc hỗ trợ công tác quản trị rủi ro tại Agribank Bình Thuận.

Để hệ thống xếp hạng tín dụng ngày càng đƣợc hồn thiện và phát huy hết tác dụng của mình trong cơng tác phịng ngừa rủi ro tín dụng, rủi ro kinh doanh, ngân hàng cần xây dựng đầy đủ chính sách khách hàng dựa trên cơ sở xếp hạng tín dụng.

Cơng tác xếp hạng tín dụng phải là một trong những yếu tố quan trọng phục vụ công tác ra quyết định cho vay và đƣợc cụ thể hóa trong chính sách tín dụng tại Ngân hàng từng thời kỳ nhƣ: quy định những khách hàng đƣợc phân loại nợ từ loại nào sẽ đƣợc cho vay, đối với từng nhóm xếp loại thỏa mãn điều kiện đƣợc cấp tín dụng thì sẽ quy định cụ thể chính sách lãi suất, tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo, và các chính sách đi kèm nhƣ mức ký quỹ để cấp bảo lãnh, mở thƣ tín dụng, các mức phí, các chính sách ƣu đãi khác. Vì vậy, Agribank Bình Thuận cần sớm xây dựng và ban hành quy định về chính sách khách hàng cho từng nhóm hạng trong hệ thống XHTD, cụ thể nhƣ sau:

Quy định về chính sách cấp tín dụng cho từng loại khách hàng sau khi xếp hạng: để hạn chế rủi ro chung cho tồn hệ thống và phục vụ cơng tác ra quyết định cấp hay từ chối cấp tín dụng, Ngân hàng nên sớm xây dựng chính sách cấp tín dụng dựa trên kết quả xếp hạng tín dụng theo từng thời kỳ. Ví dụ nhƣ: ở những giai đoạn rủi ro tín dụng cao cần hạn chế cấp tín dụng thì chỉ cấp dụng cho những khách hàng đƣợc xếp loại từ A trở lên, hoặc những giai đoạn kinh tế phát triển tốt để tăng tính cạnh tranh thì nhóm khách hàng đƣợc cấp tín dụng có thể nới rộng thì BB trở lên.

Quy định về lãi suất cho vay áp dụng đối với khách hàng đủ điều kiện cấp tín dụng: do đặc thù của việc xếp hạng tín dụng là xác định mức độ rủi ro của từng khách hàng thì việc dựa trên kết quả xếp hạng tín dụng để xác định chính sách lãi suất cho vay đối với từng nhóm khách hàng là rất phù hợp và chính xác. Điều này vừa đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh vừa đảm bảo chính sách bán hàng phù hợp cho từng nhóm khách hàng. Vì vậy đối với khách hàng đủ điều kiện đƣợc cấp tín dụng, mức lãi suất cho vay sẽ tỷ lệ nghịch với hạng mức XHTD mà khách hàng đạt đƣợc theo nguyên tắc là khách hàng thuộc nhóm hạng thấp hơn tức là rủi ro tín dụng cao hơn sẽ áp dụng mức lãi suất cao hơn nhằm phịng ngừa rủi ro tín dụng và ngƣợc lại nhóm khách hàng thuộc nhóm xếp hạng cao sẽ đƣợc áp dụng mức lãi suất thấp, lãi suất ƣu đãi nhằm khuyến khích tăng trƣởng tín dụng. Đặc biệt biên độ điều chỉnh lãi suất này sẽ đƣợc điều chỉnh tùy theo tình hình thực tế và chính sách tín dụng của Ngân hàng nhà nƣớc nói chung và Agribank nói riêng cho từng thời kỳ.

Quy định về tỷ lệ cho vay/TSĐB đối với khách hàng thỏa mãn điều kiện cấp tín dụng: ngân hàng nên dựa vào kết quả sau khi xếp hạng tín dụng khách hàng để xác định tỷ lệ cho vay/tài sản đảm bảo tỷ lệ thuận theo hạng mức XHTD của khách hàng theo nguyên tắc là khách hàng thuộc nhóm hạng thấp hơn thì tỷ lệ cho vay/tài sản đảm bảo sẽ thấp hơn, điều kiện về loại tài sản đảm bảo sẽ chặt chẽ hơn và ngƣợc lại đối với những khách hàng đƣợc xếp hạng cao hơn thì tỷ lệ cho vay/tài sản đảm bảo sẽ cao hơn, điều kiện đƣợc nhận loại tài sản sẽ nới lỏng hơn. Tỷ lệ cho vay/tài sản đảm bảo đối với mỗi nhóm hạng của hệ thống XHTD sẽ đƣợc áp dụng phù hợp theo từng thời kỳ và theo định hƣớng chính sách tín dụng mà Ngân hàng nhà nƣớc điều hành.

Quy định về mức ký quỹ để cấp bảo lãnh, mở thƣ tín dụng, các mức phí liên quan đến hoạt động cấp tín dụng, các chính sách ƣu đãi khác: Ngồi việc xây dựng các chính sách về lãi suất, tỷ lệ tài sản đảm bảo dựa trên kết quả của xếp hạng tín dụng thì Ngân hàng cần có các mức quy định để cấp bảo lãnh, mở thƣ tín dụng, các mức phí liên quan đến hoạt động cấp tín dụng, các chính sách ƣu đãi khác cũng dựa trên kết quả xếp hạng tín dụng này để từ đó những khách hàng có rủi ro tín dụng thấp hƣởng đƣợc các mức ƣu đãi hợp lý, chính sách khách hàng phù hợp hơn.

Tóm lại để nâng cao hiệu quả của hệ thống XHTD thì Agribank cần phải có quy định chính thức về chính sách khách hàng đối với từng nhóm hạng. Việc này vừa giúp giảm thiểu rủi ro tín dụng vừa mang lại sự hợp lý hơn trong việc đánh giá rủi ro nên sẽ sàng lọc khách hàng tốt hơn, khuyến khích thu hút đƣợc nhiều khách hàng tốt.

3.3.1.3. Kiểm tra chất lượng thực hiện xếp hạng tín dụng

Trong thời gian qua Agribank mới chỉ tập trung kiểm tra về một số chỉ tiêu nhƣ: số lƣợng các khách hàng đƣợc xếp hạng tín dụng, thời gian thực hiện xếp hạng nhƣng chƣa thực hiện kiểm tra về chất lƣợng và tính chính xác của việc xếp hạng khách hàng. Tác dụng của kiểm tra là nhằm ngăn ngừa những sai sót dù là vơ tình hay cố ý có thể xảy ra, nhằm phát hiện những sai sót để chỉnh sửa cho hoàn thiện hơn. Bộ chỉ tiêu chấm điểm khách hàng bao gồm rất nhiều các chỉ tiêu phi tài chính

mà kết quả chấm điểm phụ thuộc vào tài liệu thu thập và nhận định của NVTD. Do đó, nếu NVTD khơng tn thủ nghiêm túc quy định, quy trình chấm điểm nhƣ: thu thập tài liệu không đầy đủ, chấm điểm sơ sài đối phó thì kết quả xếp hạng có thể bị sai lệch và phản ánh khơng hồn tồn chính xác tình hình thực tế của khách hàng. Trong khi đó kết quả xếp hạng lại quyết định việc cấp tín dụng và cơ chế tín dụng áp dụng cho khách hàng. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả phải có quy định về việc thực hiện kiểm tra chất lƣợng xếp hạng khách hàng, cụ thể là phòng kiểm tra nội bộ ngồi việc kiểm tra hồ sơ tín dụng theo quy định hiện tại thì sẽ kiểm tra ln việc chấm điểm XHTD của hồ sơ đó để giúp nâng cao trách nhiệm trong việc XHTD.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bình thuận (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)