Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu BÀI 2 tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ năm 2014 (Trang 30 - 33)

doanh nghiệp.

Trừ các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài và các doanh nghiệp đã có và đang xây dựng hệ thống chứng chỉ ISO, TQM... Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, phần lớn các doanh nghiệp chưa hiểu rõ sự cần thiết, lợi ích cũng như cách xây dựng, tổ chức và vận hành bài bản một hệ thống kiểm soát nội bộ. Công tác kiềm tra, kiểm soát thường chồng chéo, phiến điện, tập trung vào các chỉ số kinh tế - tài chính và kết quả cuối cùng với thói quen tìm lỗi, đổ trách nhiệm chứ ít chú trọng kiểm tra, kiểm soát toàn bộ hoạt động của tổ chức, lấy ngăn chặn, phòng ngừa là chính. Đây là một trong các điểm yếu mà các doanh nghiệp cần khắc phục để nâng cao sức cạnh tranh khi hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Vì vậy chúng em xin trình bày một số ý kiến để nâng cao và hoàn thiện hệ thống nội bộ:

Đối với môi trường kiểm soát. Cần sớm hoàn thiện môi trường kiểm soát trong các doanh nghiệp. Các nhà quản lý phải có quan điểm rõ ràng định hướng cho doanh nghiệp vì nó ảnh hưởng tới chính sách chế độ và các quy đinh tổ chức HTKSNB của doanh nghiệp. Xây dựng một cơ cấu quản lý phù hợp, thiết lập được sự điều hành và sự kiểm soát trên toàn bộ doanh nghiệp. không bỏ sót và cũng không chồng chéo giữa các bộ phận. Có chính tuyển sự nhân sự một các hợp lý vì nếu năng lực nhân viên yếu kém ảnh hưởng tới chất lượng HTKSNB. Nếu doanh nghiệp có đủ điều kiện như pháp luật đề ra thì phải thành lập ban kiểm soát giám sát các hoạt động của công ty.

Hoàn thiện các yếu tố của hệ thống kế toán như: hệ thống các chính sách, tài khoản kế toán áp dụng chung trong phạm vi toàn hệ thống, thường xuyên cập nhập thông tin mới về kế toán do bộ tài ban hành’ quy trình chuẩn cho hoạt động ghi chép, lập và sử dụng báo cáo tài chính; xây dựng

hệ thống báo cáo kế toán bộ phận và báo cáo kế toán hợp nhất cho toàn toàn doanh nghiệp.

Các thủ tục kiểm soát phải được thực hiện dựa trên ba nguyên tắc phân công phân nhiệm, bất kiêm nhiệm, ủy quyền và phê chuẩn để đảm bảo tính chuyên môn hóa trong công việc và tránh những sai sót.

Nếu một doanh nghiệp có đầy đủ yếu tố cần thiết thì nên có kiểm toán viên nội bộ và nó phải trực thuộc cấp cao như hội đồng quản trị đủ để không giới hạn phạm vi hoạt động và phải hoạt động tương đối đốc lập để có thể giám sát thích hợp và hiệu quả của hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ

Doanh nghiệp nên ứng dụng tin học trong quản lý nhất trong quản lý tài sản tài chính hệ thống kế toán để đảm bảo tính thống nhất và nhà quản lý có thể nhìn xuyên suốt mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện mô hình hoạt động của mình về các chức năng của các bộ phận trong doang nghiệp để HTKSNB không bị chồng chéo. Các bộ phận hoạt động một các đồng nhất

Thiết lập các quy chế kiểm soát ngang - dọc hay kiểm tra chéo giữa hệ thống các phòng ban, nếu doanh nghiệp có điều kiện có thể lập thêm phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ và một ban kiểm soát với nhiệm vụ phát hiện những sai sót của ban điều hành, kiểm tra các hợp đồng có đúng thủ tục, đủ điều kiện chưa, kiểm tra kho quỹ để biết tiền có bị chiếm dụng không... nhằm ngǎn ngừa đến mức thấp nhất những rủi ro.

KẾT LUẬN

Trong công cuộc hiện đại hóa công nghiệp, Việt Nam đã có những bước chuyển mình trên thế giới. kể từ đại hội Đảng VI đánh dấu Việt Nam từ nền kinh tế kiểu bao cấp chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phân. Cùng với sự phát triển ngày càng nhiều các loại hình doanh nghiệp là sự lớn mạnh của các tập đoàn, công ty, doanh nghiệp tư nhân … và Việt Nam đã gia nhập WTO, một số tổ chức kinh tế khác tạo nên một bức tranh đầy sống động cho nên kinh tế Việt Nam. Nhưng cùng với đó là sự cạnh tranh khốc liệt không những là các doanh nghiệp trong nước mà còn canh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài trên một sân chơi công bằng. Đòi hỏi doanh nghiệp không thể làm ăn một cách tự phát nhỏ lẻ. Khổng chỉ canh tranh trên chi phí mà còn canh tranh về cách quản lý để giúp doanh nghiệp tối ưu hóa mọi nguồn lực có như vậy mới đứng vững trên thị trường đầy khốc liệt này. Trong hoàn cảnh đó thì một yếu tố quan trọng không thể thiếu mà các doanh nghiệp cần đặt ra đó là thiết HTKSNB cho doanh nghiệp mình. HTKSNB tuy là khái niệm mới ở doanh nghiệp Việt Nam nhưng nó đã tồn tại lâu đời trên thế giới, có doanh nghiệp Việt Nam đã áp dụng nhưng chưa hình thành cụ thể hay chưa có tiêu chuẩn cụ thể rõ ràng cho doanh nghiệp.

Qua quá trình tìm hiểu và nghiêng cứu HTKSNB trong các doanh nghiệp Việt Nam. Chúng em nhận thấy nó rất có ích cho các doanh nghiệp nước ta, đặc biệt là khi chúng ra sắp gia nhập WTO cần theo quy chuẩn chung của thế giới thì việc thiết lập HTKSNB ở trong các doanh nghiệp là vô cùng cần thiết giúp doanh nghiệp tranh những sai sót không đang có trong quản lý và nhiều vần đề khác.

Mặc dù rất cố gắng để tìm hiểu về vấn đề này nhưng với góc nhìn của một sinh, giữa kiến thức học đường và thực tiễn còn một khoảng cách, tiểu luậncủa chúng em khó tránh khỏi các thiếu sót, đặc biệt là phần đánh giá chung, đề xuất hoàn thiện. Do đó chúng em mong nhận được những kiến

đóng góp, bổ xung của cô giáo để chúng em có thể nâng cao và hoàn thiện kiến thức của mình hơn nữa.

Một lần nữa chúng em xin trân trọng cảm ơn cô giáo đã nhiệt tình giúp đỡ chúng em hoàn thành tiểu luận này.

Một phần của tài liệu BÀI 2 tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ năm 2014 (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w