Xuất khẩu hàng Việt Nam sang Mỹ

Một phần của tài liệu Đề tài 1 văn hóa kinh doanh mỹ và bài học cho doanh nghiệp VN (Trang 29 - 41)

Hoa Kỳ - nền kinh tế lớn nhất toàn cầu – được ghi nhận là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam trên toàn thế giới, chỉ đứng sau Trung Quốc và là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong khu vực châu Mỹtrong năm 2013.

Số liệu Thống kê Hải quan cho thấy, trong năm 2013, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam và Hoa Kỳ đạt 29,1 tỷ USD, tăng 18,8% so với năm 2012 và gấp 4,3 lần so với con số 6,77 tỷ USD được ghi nhận vào năm 2005. Trong đó, xuất khẩu đạt gần 23,9 tỷ USD, cao hơn 21,4 điểm phần trăm so với năm 2012 và nhập khẩu đạt 5,23 tỷ USD, tăng 8,4% so với kết quả hoạt động của một năm trước đó.

Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong trao đổi thương mại với Hoa Kỳ luôn duy trì mức thặng dư lớn.

Bảng: Kim ngạch xuất nhập khẩu và tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn 2001 – 2013 (Đơn vị tính: triệu USD)

Năm Xuất khẩu sang Mỹ Nhập khẩu từ Mỹ Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Cán cân thương mại 2001 1,065.0 411.0 1,476.0 654.0 2002 2,421.0 458.0 2,879.0 1,963.0 2003 3,939.0 1,143.0 5,082.0 2,796.0 2004 4,992.0 1,134.0 6,126.0 3,858.0 2005 5,931.0 864.0 6,795.0 5,067.0 2006 7,829.0 982.0 8,811.0 6,847.0 2007 10,089.0 1,699.0 11,788.0 8,390.0 2008 11,869.0 2,635.2 14,504.2 9,233.8 2009 11,356.0 3,009.4 14,365.4 8,346.6 2010 14,200.0 3,800.0 18,000.0 10,400.0 2011 16,900.0 4,500.0 21,400.0 12,400.0 2012 19,700.0 4,800.0 24,500.0 14,900.0 2013 23,900.0 5,200.0 29,100.0 18,700.0

Biều đồ: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn 2001 – 2013 Đơn vị tính (triệu USD)

Số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam cho thấy từ năm 2007 đến nay Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ hàng hoá lớn nhất của Việt Nam và là thị trường cung cấp hàng hóa lớn thứ 7 sang thị trường Việt Nam trong các năm gần đây. Tuy nhiên, theo Cơ sở dữ liệu thương mại của Liên Hợp Quốc (UN Comtrade) và số liệu được công bố vào giữa tháng 9 năm 2013 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), trị giá buôn bán hàng hóa hai chiều giữa Việt Nam với thị trường này chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ (chỉ 1%). Đối với Hoa Kỳ, Việt Nam là đối tác xếp thứ 23 về xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ và xếp thứ 40 về nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ thị trường này.

Bảng: Tỷ trọng và thứ hạng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giữa Việt Nam- Hoa Kỳ giai đoạn 2007-2013

Năm Xuất khẩu Nhập khẩu

Thị phần (%) Thứ hạng Thị phần (%) Thứ hạng 2007 33,3 1 12,6 9 2008 32,6 1 13,5 7 2009 19,9 1 4,3 7 2010 19,7 1 4,4 7 2011 17,5 1 4,3 7 2012 17,2 1 4,3 7 2013 18,1 1 4,0 7

Nguồn: Tổng cục Hải quan

(Ghi chú: Thị phần xuất khẩu, nhập khẩu là tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam với tất cả các nước/thị trường trên thế giới.

Thứ hạng xuất khẩu, nhập khẩu là thứ hạng xuất khẩu, nhập khẩu giữa Việt Nam và Hoa Kỳ so với tất cả các thị trường/nước mà Việt Nam xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá)

Kết thúc năm 2013, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường mà Việt Nam đạt thặng dư thương mại lớn nhất với giá trị tuyệt đối gần 18,7 tỷ USD trong đó xuất khẩu đạt tốc độ tăng là 21,4% so với

năm 2012 với kim ngạch lên tới 23,9 tỷ USD (chiếm 18% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước), nhập khẩu là 5,2 tỷ USD, tăng 8,3%.

Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong năm 2013 là hàng dệt may đạt 8,6 tỷ USD (tăng 15,5% so với năm 2012); giày dép các loại đạt 2,6 tỷ USD (tăng 17,3%); sản phẩm gỗ đạt gần 2,0 tỷ USD (tăng 12,2%); máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 1,5 tỷ USD (tăng 57,6%); máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng đạt 1,0 tỷ USD (tăng 7,1%), v.v... Xuất khẩu nhóm hàng nông sản, thủy sản của Việt Nam sang thị trường này năm 2013 cũng đạt hơn 2,6 tỷ USD (tăng 15,1%). Hầu hết các mặt hàng thuộc nhóm này xuất khẩu sang Hoa Kỳ đều tăng trưởng dương cụ thể là thủy sản (tăng 25,3%), rau quả (tăng 29,1%), hạt điều (tăng 32,8%), chè (tăng 31,5%), cao su (tăng 1,9%), v.v… trừ cà phê (giảm mạnh 34,2%). Trong năm qua, có 13 nhóm hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ đạt kim ngạch trên 100 triệu USD với tổng kim ngạch là hơn 4 tỷ USD, chiếm 77% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Hoa Kỳ. Đứng đầu là nhóm máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng với 778 triệu USD (tăng 4,4%); máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện 576 triệu USD (giảm 41,5%), v.v...

Ngành hàng Tổng kim ngạch xuất khẩu (ĐV: tỷ USD) Tăng so với 2012 (ĐV: %) Dệt may 8.6 15.5 % Giày dép 2.6 12.2 % Máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện 1.5 57.6 % Máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng 1.0 7.1 % Thủy sản 0.5 25.3 % Hạt điều 0.5 32.8 %

Đầu năm 2014, Các mặt hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong thời gian này là hàng dệt may, giày dép, gỗ và sản phẩm, hàng thủy sản…. trong đó hàng dệt may chiếm tỷ trọng lớn, chiếm 34,3% đạt 4,5 tỷ USD.

Đặc biệt, xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ có thêm các mặt hàng như phương tiện vận tải và phụ tùng, đồ chơi dụng cụ thể thao và bộ phận, vải mành vải kỹ thuật và thức ăn gia súc – những mặt hàng này đều có đạt kim ngạch xuất khẩu khá.

Đối với mặt hàng thủy sản, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong 6 tháng đạt gần 3,6 tỷ USD, tăng mạnh 22,7% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, xuất sang Hoa Kỳ đạt 805 triệu USD, tăng mạnh 41,3%...

Đặc biệt, xuất khẩu mặt hàng đá quý, kim loại quý và sản phẩm sang thị trường Hoa Kỳ tuy kim ngạch chỉ đạt 172 triệu USD, nhưng lại có tốc độ tăng trưởng mạnh, tăng 1970,66% so với cùng kỳ năm 2013.

Không chỉ là thị trường xuất khẩu lớn của cả nước mà đối với các địa phương Hoa Kỳ cũng là một trong những thị trường xuất khẩu tiềm năng. Điển hình như tỉnh Đồng Nai. Tin từ

Sở Công thương cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2014, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Đồng Nai.

Tổng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ trong 6 tháng đầu năm 2014 gần 1,5 tỷ USD. Riêng trong tháng 6-2014, xuất khẩu vào thị trường trên đạt 280 triệu USD, tăng khoảng 86% so với tháng 5-2014. Mặt hàng Hoa Kỳ nhập khẩu nhiều từ Đồng Nai là: dệt may, giày dép, sản phẩm từ sắt thép, gỗ, sản phẩm gỗ, cà phê và nhân hạt điều. Theo dự báo, những tháng tới xuất khẩu vào thị trường này vẫn tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao vì kinh tế nước này đang trên đà phục hồi.

Thị phần hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ so với hàng hóa nhập khẩu của Hoa Kỳ còn thấp. Cụ thể

Thị phần hàng may mặc của Việt Nam ở Hoa Kỳ

Nguồn: US Department of Commerce’s Office of Textiles and Apparel (OTEXA)

Nông-lâm-ngư nghiệp của Việt Nam ở Hoa Kỳ

Trong năm 2013, Việt Nam đã xuất khẩu 2.64 tỷ USD hàng nông-lâm-ngư nghiệp sang Hoa Kỳ, tăng 15.1% so với năm 2012 và chiếm 13.3% trong tỷ trọng hàng nông nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.

Về hàng thủy sản

Tôm là hàng nhập khẩu quan trọng nhất. Trong năm 2013, giá trị nhập khẩu tôm của Mỹ là 4.7 tỷ USD, chiếm 28% giá trị nhập khẩu hải sản là 16.6 tỷ USD.

Giá trị nhập khẩu cá hồi tăng 27% từ 1.82 tỷ USD vào năm 2010 lên 2.32 tỷ USD trong năm 2013. Và chiếm 14% tổng giá trị nhập khẩu hải sản 2013.

Năm 2013, hàng thủy sản của Việt Nam chiếm 7% trong tổng hàng thủy sản nhập khẩu của Hoa Kỳ. Đây là một con số khiêm tốn và chúng ta hoàn toàn có thể tăng thị phần nếu biết tận dụng các nguồn lực của chúng ta.

Về nông lâm nghiệp

Mỹ là một trong những quốc gia nhập khẩu hàng nông sản lớn trên thế giới. Hằng năm, Mỹ nhập khoảng 10 tỷ USD rau quả, 3.5 tỷ USD cà phê, 9 tỷ USD cao su, 2.5 tỷ thịt và 1.5 tỷ USD ngũ cốc. Tuy Mỹ cũng có nền nông nghiệp lớn nhưng vẫn có những mặc hàng bị thiếu nguồn cung trong nước như: trà, cà phê, tiêu, cao su, hạt điều. Và Việt Nam có nền nông nghiệp đầy tiềm năng có thể cung cấp những mặc hàng còn thiếu cho Hoa Kỳ.

So với năm 2012, kim ngạch xuất khẩu năm 2013 tăng đối với rau quả là 29.1%, hạt điều là 32.8%, trà là 31.5% và cao su là 1.9%.

Trong 6 tháng đầu năm 2014, Việt Nam đã xuất 14.67 tỷ USD hàng nông lâm ngư nghiệp sang thị trường Hoa Kỳ, tăng 11.2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mỹ là 1 trong 2 khách hàng tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam, với tỷ trọng 9.76% xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2014; là 1 trong 3 khách hàng tiêu thụ hạt điều lớn nhất của Việt Nam với tỷ trọng 30.13%. Xuất khẩu tiêu tăng 25.58% về lượng và 31.56% về giá trị. Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ trong 5 tháng đầu năm tăng 16.52% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong những năm gần đây, Mỹ là khách hàng nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam về hàng nông-lâm-ngư nghiệp nhưng giá trị chỉ chiếm 1% trong tổng gia trị nhập khẩu của Mỹ. Như vậy, đây vẫn là thị trường tiềm năng và có nhiều cơ hội các các doanh nghiệp Việt Nam.

4. Bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam khi kinh doanh quốc tế tại Mỹ

4.1 Xây dựng một đội ngũ nhân sự hiểu biết về thị trường Mỹ nói chung và văn hóa kinh doanh Mỹ nói riêng

Điều này là rất quan trọng khi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh quốc tế với các đối tác nước ngoài, đặc biệt là Mỹ. Để có được một chiến lược nhân sự hiệu quả thì trước hết phải có một đội ngũ nhân sự chất lượng tốt, có kiến thức sâu rộng về thị trường Mỹ nói chung và văn hóa kinh doanh Mỹ nói riêng. Thực trạng hiện nay cho thấy rất ít doanh nghiệp Việt Nam có được sự thông thạo ngoại ngữ. Bởi vậy, hiện nay doanh nghiệp Việt Nam cần phải nhanh chóng bằng các biện pháp đào tạo, huấn luyện hay tuyển dụng để xây dựng đội ngũ nhân sự có chất lượng tốt nhất như:

Cử cán bộ đi học Ngoại ngữ và văn hóa kinh doanh của thị trường Mỹ: Ngôn ngữ vừa là một bộ phận quan trọng của văn hóa kinh doanh nhưng cũng vừa là một rào cản văn hóa rất lớn trong kinh doanh quốc tế. Bởi vì ngôn ngữ chính là cầu nối giao tiếp phổ biến nhất mà con người sử dụng. Bởi vậy, vấn đề ngôn ngữ luôn phải được xem xét để sao có thể vượt qua hạn chế bất đồng ngôn ngữ, đặc biệt là trong giao dịch với người Mỹ. Người Mỹ là người vốn không kiên nhẫn, họ không muốn mất thời gian nhiều cho những vấn đề không liên quan đến thương vụ. Họ không dành nhiều thời gian cho đàm phán nhưng lại để mất tới nửa thời gian để phiên dịch thì rất phiền toái. Bởi vậy, muốn làm ăn với người Mỹ nhất là trong khi đàm phán thì phải sử dụng thành thạo ngôn ngữ của họ. Bởi vì thế nên các doanh nghiệp cần khuyến khích đào tạo cán bộ về ngoại ngữ, bao gồm giao tiếp quốc tế trong thương mại, thư tín thương mại,...vv. Bên cạnh vấn đề ngôn ngữ, các doanh nghiệp có thể tổ chức các khóa học ngắn hạn phổ biến kiến thức về văn hóa kinh doanh của Mỹ cho cán bộ nhân viên.

Khuyến khích nhân viên tham gia diễn đàn doanh nghiệp để trao đổi về văn hóa kinh doanh: Là kênh thông tin từ chính các doanh nghiệp cùng lĩnh vực, ngành nghề nên đó là một kênh thông tin mà các doanh nghiệp nên tận dụng và rất cần được phát huy. Các nhà xuất khẩu Việt Nam không chỉ cần cùng nhau hợp sức để đáp ứng một đơn hàng lớn của đối tác mà còn có thể hợp sức với nhau về mặt thông tin, đặc biệt là thông tin về thị trường. Hiện nay có một số tổ chức cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia như Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức diễn đàn trên mạng (Vietnam Busines Online) để các doanh nghiệp trên cả nước có thể sẻ chia thông tin, kinh nghiệm lẫn nhau. Hoặc cũng có nhiều diễn đàn trên mạng khác cho các doanh nghiệp có thể trao đổi và bình luận về rất nhiều vấn đề trong kinh doanh quốc tế. Đặc biệt là các doanh nghiệp Việt Nam vừa và nhỏ, hoặc những doanh nghiệp

mới thâm nhập thị trường, chưa có tiềm lực lớn cần xem đây là một nguồn lực để khai thác; vừa tiết kiệm chi phí, vừa là một cách để mở rộng kiến thức của mình về văn hóa kinh doanh của đối tác.

4.2 Cần sử dụng dịch vụ tư vấn luật khi làm việc với các đối tác Mỹ

Người Mỹ cực kỳ coi trọng luật pháp. Đặc biệt là trong kinh doanh, luật pháp chi phối môi trường kinh doanh Mỹ rất nhiều. Các doanh nghiệp thường có thói quen kiện tụng, đưa nhau ra tòa để giải quyết các tranh chấp thương mại. Mặt khác, pháp luật của Mỹ cũng rất phức tạp, chặt chẽ và bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ các hiệp hội ngành nghề nên các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý điều này. Trong những năm gần đây, các vụ kiện tụng bán phá giá các sản phẩm có xuất xứ từ Việt Nam xảy ra khá nhiều, gây trở ngại cho việc kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp hai nước. Nắm rõ vấn đề luật pháp cũng là cách chúng ta bảo hiểm cho các thương vụ của mình. Nếu không tiên liệu được rủi ro trong hệ thống pháp luật nước ngoài cũng sẽ không chuẩn bị trước được những phương án đối phó linh hoạt trước những biến động của thị trường. Hiện nay các công ty luật Việt Nam chưa đủ sức giải quyết những vụ lớn như kiện chống bán phá giá hàng hóa nên các doanh nghiệp cần phải nhờ đến các công ty lớn, các luật sư giỏi của nước ngoài.

Ngoài tư vấn luật, các doanh nghiệp cũng có thể sử dụng các chuyên gia ngân hàng, kế toán, cán bộ hải quan tư ván kinh doanh giúp vì họ là những người rất thông hiểu về hệ thống thu nhập, thuế, thủ tục hải quan...có thể giải thích cho doanh nghiệp biết công việc kinh doanh thực hiện hợp đồng kinh doanh quốc tế.

4.3 Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu, đa dạng hóa cơ cấu mặt hàng

Muốn cạnh tranh trên thị trường Mỹ, sản phẩm của chúng ta phải phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng Mỹ. Khả năng thâm nhập của Việt Nam chính là ở chỗ sản phẩm có thiết kế đẹp, bắt mắt, chất lượng không cần quá tốt nhưng mẫu mã phải phong phú và độc đáo. Cụ thể ở các ngành khác nhau các doanh nghiệp sẽ có những biện pháp riêng để cải tiến sản phẩm của mình.

Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm còn thể hiện ở chỗ doanh nghiệp Việt Nam có đủ khả năng cung hàng cho các đơn đặt hàng lớn. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chủ yếu là vừa và nhỏ. Những người Mỹ tiêu dùng rất nhiều, thị trường Mỹ có sức mua lớn và kéo theo đó, doanh nhân Mỹ thường có tầm nhìn lớn, thích những thương vụ có giá trị cao. Bởi vậy nhược điểm của doanh nghiệp Việt Nam chính là năng lực xuất khẩu còn hạn chế nên không đủ sức thực hiện những hợp đồng lớn trong thời hạn ngắn. Để khắc phục hạn chế này, chúng ta không còn cách nào khác là phải liên kết với nhau để đáp ứng những đơn hàng lớn. Đây chính là giải pháp trực tiếp tác động đến khả năng cung ứng hàng ổn định, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thâm nhập thị trương của doanh nghiệp.

4.4 Tích cực áp dụng thương mại điện tử để dễ dàng giao dịch với các doanh nghiệp Mỹ

Ngày nay, web và email đã trở thành phương tiện không thể thiếu trong kinh doanh, đặc

Một phần của tài liệu Đề tài 1 văn hóa kinh doanh mỹ và bài học cho doanh nghiệp VN (Trang 29 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w