Mannanã có nghĩa là ngơng-cuồng, khờ-dại, kém thông-minh, si-mê, hay suy-nghĩ viễn-vong, tin-tưởng sai-lầm, là tư-cách vô-ý-thức làm phát-sinh những ảo-tưởng. Ảo-tưởng khiến cho tối-tăm khờ-dại và phát-sinh điên-đảo. Có ba loại ngơng-cuồng thiểu-trí:
Ngơng-cuồng do ái-dục (Tanhã mannanã), Ngông-cuồng do ngã mạng (Mãna mannanã).
Ngông-cuồng do suy-nghĩ lầm-lạc (Diddhi mannanã).
a) Ngơng-cuồng do ái-dục nghĩa là có tư-tưởng kỳ-dị bao-la: "Ðây là Ta ... Ðây là bản ngã!", luyến-ái ôm-ấp cái không phải là ta, không phải là của ta, trong khi chẳng có gì có thể gọi là ta hay của ta. Tuy-nhiên, thói thường con người hay nhận-định về những sự-vật chủ-quan (của mình) và khách quan (ở bên ngồi) như vầy: "Cái này là của ta. Cái kia không phải của ta", hay là: "Cái này là bản ngã, còn cái kia không phải". Sự suy-tưởng phân-biệt mơ-hồ như vậy gọi là: ngông-cuồng do ái-dục.
Những vật chủ-quan ám-chỉ thân-thể và các bộ-phận trong con người. Còn những vật khách-quan là nói về cái chi ở bên ngồi, cũng như bà con, cha mẹ, vân-vân ..., và tài-sản của mình.
b) Ngơng-cuồng do ngã mạn có nghĩa là đánh-giá quan-trọng những gì thuộc về mình, như: " Ta đây - Ta là thế này". Khi bị khuyến-khích un-đúc bởi những ý nghĩ đó, con người trở thành cống cao, ngã mạn, hiu-hiu tự-đắc. Ở đây, những yếu-tố chủ-quan là tự-đắc, ỷ-lại vào hiệu-lực hay-ho của: mắt, tai, chân tay ... của trí khơn-ngoan hiểu biết, của sức-khỏe mình, vân-vân ... Còn những yếu-tố khách-quan là ám-chỉ sự cống cao, hống-hách về gia-đình sung-túc, quyền-thế, về sự giao-thiệp rộng-rãi, về nếp sống, nhà cửa, của tiền, vân-vân ...
c) Ngơng-cuồng do suy-nghĩ lầm-lạc có nghĩa là đánh-giá quan-trọng những vật trong bản-thân, như: thân ta, lập-trường của ta, sức-khỏe, bản-chất, tâm-
hồn, nghị-lực của ta. Trong ngôn-ngữ dùng để ám-chỉ cái "bình đất" hoặc cái "chén đất", người ta hiểu rằng do chất đất để làm ra "bình" và "chén", rồi khi đất thành-hình thì được gọi là "bình", là "chén".
Cũng như người ta lấy sắt làm ra bình, chén, rồi gọi là "bình sắt", "chén sắt". Như thế, đất và sắt đều là yếu chất của hai món đồ dùng đó.
Thì cũng như thế ấy, đất là bản-chất của hình-hài các chúng-sinh và của cái "Ngã", khiến con người nhận-định ngông-cuồng, cho rằng chất đất là "Bản ngã" (Ta).
(Những nguyên-tố khác cấu-hợp thành xác thân như: nước, lửa, gió, vân-vân ..., cũng được giải-thích như thể-thức trên đây).
Ðó là sự ngơng-cuồng do suy-nghĩ, nhận-định sai-lầm.
Cả ba loại ngông-cuồng do: ái-dục, ngã mạn lầm-lạc cũng được gọi là ba "Thế-lực" (Gãhas) dũng-mãnh trói chặt con người. Chẳng những thế, chúng cịn liên-tục gây ra nhiều sự ngông-cuồng lầm-lẫn khác xấu-xa, tội-lỗi, vô bờ bến, chẳng biết lúc nào mới chấm dứt, nên cũng được gọi là "Papancas".