Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu LA LuongThiThuTrang-Thực trạng chăm sóc trẻ em trong gia đình nông thôn ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình (Trang 30 - 45)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

CSTE là một lĩnh vực rộng, trải dài trong phần lớn chu trình sống của các gia đình. Đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến chủ đề cha mẹ CSTE trong gia đình. Phần lớn các nghiên cứu đều gắn liền với các hoạt động như cha mẹ dành thời gianchăm sóc, những quan hệ ứng xử với con cái, nhu cầu trao đổi tâm lý, tình cảm hay việc đầu tư cho con học và định hướng nghề nghiệp cho con.

Theo nghiên cứu của Nguyễn Hữu Minh (2013), thời gian hàng ngày cha mẹ dành cho việc chăm sóc, hoạt động cùng với con cái rất quan trọng. Khi cha mẹ không dành nhiều thời gian quan tâm hoặc lắng nghe, chia sẻ/tâm sự thì con cái ở những gia đình này có nguy cơ bị thiếu hụt những cơ hội phát triển các năng lực như nhận thức về xã hội, kỹ năng ứng phó với các vấn đề trong cuộc [38].

Liên quan đến việc tìm hiểu các tác nhân ảnh hưởng đến số thời gian trong ngày mà cha mẹ dành cho việc chăm sóc con, một số nghiên cứu cho thấy giới tính của cha mẹ chính là một tác nhân quan trọng ảnh hưởng đến thời gian hàng ngày họ dành cho con cái. Người mẹ có số thời gian trung bình hoạt động với con cái cao hơn người cha. Điều này thể hiện sự phân biệt giới trong cơng việc chăm sóc con cái ở gia đình. Trong gia đình, người mẹ (người phụ nữ) vẫn phải đảm nhiệm công việc chăm sóc con cái nhiều hơn người cha (nam giới) [63]. Trong vai trị quan tâm chăm sóc con cái, người mẹ là người có quyền quyết định và là người dành thời gian chăm sóc con cái nhiều nhất trong gia đình. Người mẹ cũng ln được cho là người chịu trách nhiệm chính trong việc CSTE [39].

Có sự khác nhau đáng kể trong nhóm các cha mẹ dành dưới 1 giờ/ngày cho việc chăm sóc và hoạt động cùng con theo nghề nghiệp của cha mẹ. Theo đó, nhóm cha mẹ là cán bộ cơng nhân viên chức nhà nước và tiếp đó là nhóm cha mẹ làm nghề bn bán dịch vụ gặp khó khăn nhất về vấn đề thời gian dành cho con cái. Mặc dù nhóm cha mẹ nơng dân cũng gặp khó khăn về thời gian nhưng mức độ khó khăn có giảm so với các nhóm nghề nghiệp khác. Những người làm cán bộ, công nhân viên nhà nước hay doanh nghiệp địi hỏi phải có một lượng giờ giấc làm việc nhất định, hơn nữa họ phải tuân theo một quy tắc nhất định của cơ quan vì thế mà khơng được tự do về thời gian như những người về hưu khơng làm việc

[53]. Cũng có những phát hiện tương tự như trên, cuộc Điều tra Gia đình 2017 cũng cho thấy, nghề nghiệp của cha mẹ có mối quan hệ với số giờ trung bình một ngày dành cho hoạt động cùng với con cái. Những cha mẹ khơng làm việc có số giờ trung bình cao nhất, tiếp theo là cha mẹ làm công ăn lương, số giờ mà các bậc cha mẹ là nông dândành cho các hoạt động cùng với con cái mỗi ngày là thấp nhất [63]. Theo Đặng Bích Thủy (2013), việc thiếu thời gian dành cho con cái là biểu hiện ở một mức độ nào đó tính chất của mơ hình ứng xử thiếu quan tâm của cha mẹ đối với con cái. Sự thiếu thời gian quan tâm đến con cái do gánh nặng và trách nhiệm công việc, các mối lo toan về kinh tế làm cho mức độ gắn kết giữa cha mẹ và con cái bị giảm sút, hậu quả là một số chức năng của cha mẹ đã bị suy giảm, ví dụ như chức năng hướng dẫn và hỗ trợ phát triển về mặt nhận thức, kiến thức xã hội và chia sẻ tình cảm, và trẻ em trở nên có mối quan hệ gắn kết hơn với nhóm bạn đồng trang lứa [73].

Trình độ học vấn của cha mẹ ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc quan tâm chăm sóc con cái. Những gia đình có trình độ học vấn cao sẽ có điều kiện để nhận thức được tầm quan trọng của việc quan tâm chăm sóc con cái và hiểu được phương thức chăm sóc con cái như thế nào. Thực tế cho thấy ở những gia đình có học vấn cao, việc quan tâm chăm sóc con cái cũng tốt hơn [29].

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng những đặc điểm mang tính cá nhân của cha mẹ (như giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp) những yếu tố then chốt ảnh hưởng đến việc cha mẹ CSTE. Bên cạnh đó, hộ gia đình là đơn vị đầu tiên tổ chức việc ni dạy và CSTE, vì thế các đặc điểm của gia đình (như mức sống, số thế hệ trong gia đình) cũng là những tác nhân quan trọng không kém ảnh hưởng đến việc cha mẹ CSTE.

1.2.1 Chủ đề về chăm sóc thể chất cho trẻ

Chăm sóc sức khỏe nói chung, SKTC nói riêng, là một nhu cầu cơ bản của con người, một mục tiêu lâu dài của sự nghiệp phát triển xã hội. Sức khoẻ rất quan trọng đối với sự an toàn của các cá nhân, vì vậy các hộ gia đình rất sẵn lịng dành nhiều thời gian và tiền của để duy trì và cải thiện tình trạng sức khoẻ của các thành viên trong gia đình. Sức khoẻ cũng là một yếu tố quan trọng trong môi trường công tác và trường học, bởi vì các cá nhân khoẻ mạnh sẽ có khả năng làm việc và học tập nhiều hơn và hiệu quả hơn [27]. Là tương lai của đất nước, sức khỏe và sức sống của trẻ em có ý nghĩa đặc biệt đối với sự trường tồn của mọi dân tộc. Thể trạng của trẻ ngày hôm nay sẽ là dấu ấn và động lực phát triển dài lâu cho xã hội mai sau [1]. Mỗi gia đình, mỗi quốc gia và cả cộng đồng quốc tế hôm nay đang tích cực đầu tưcho trẻ em, cho thế hệ tương lai. Chăm sóc sức khoẻ thể chất cho trẻ là cơng việc địi hỏi khơng chỉ tình thương u, lịng tận tụy, mà điều quan trọng là những hiểu biết cần thiết cho việc xử lý vấn đề trong q trình phịng ngừa chăm sóc, chữa trị cho các thành viên gia đình khi ốm đau [27]. Những thay đổi về kinh tế và xã hội từ khi đất nước thực hiện công cuộc đổi mới đã dẫn đến những thay đổi trong quan niệm về chăm sóc SKTC trẻ em. Việc đảm bảo cho con cái có sức khỏe để phát triển, học tập dường như là những lý do cơ bản đối với việc cha mẹ cho rằng chăm lo SKTC cho trẻ trong gia đình là

quan trọng. Một số hoạt động của gia đình trong chăm sóc SKTC cho trẻ em bao gồm các hoạt động

chăm sóc dinh dưỡng và hoạt động khám chữa bệnh cho trẻ.

* Về chăm sóc dinh dưỡng

Dinh dưỡng thúc đẩy sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tinh thần và xã hội của trẻ em. Các nghiên cứu về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em trong gia đình ở Việt Nam chủ yếu tập trung nghiên cứu vào nhóm trẻ từ 0 đến dưới 6 tuổi, là giai đoạn trẻ sơ sinh tới trước khi trẻ bắt đầu giai đoạn tiểu học. Các nghiên cứu này đa số là các báo cáo của Bộ Y tế. Chăm sóc dinh dưỡng lứa tuổi 6-11 tuổi (tương ứng với cấp tiểu học) ít được đề cập hơn (lứa tuổi này các nghiên cứu thường tập trung vào mảng chăm sóc giáo dục của gia đình và nhà trường nhiều hơn).

Chăm sóc SKTC của trẻ em trước hết thể hiện ở việc chăm sóc trẻ về mặt dinh dưỡng, đảm bảo đầy đủ số lượng và chất lượng dinh dưỡng cho trẻ. Cách thức chăm sóc SKTC được cha mẹ cho là tốt nhất với con cái đó là cho con ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Tuy nhiên cũng có những cha mẹ cho rằng con cái phải ăn thật nhiều thì mới đảm bảo sức khỏe. Đây là một kỹ năng khơng tốt trong chăm sóc con cái vì thực tế sự thiếu hụt cũng như dư thừa các chất dinh dưỡng đều khơng tốt cho SKTC của trẻ. Điều đáng nói là chỉ một số ít cha mẹ quan tâm đến việc khuyến khích con cái tham gia vào các hoạt động thể dục thể thao và quan tâm theo dõi, định hướng cho trẻ trong các sinh hoạt ăn, ngủ và học tập, vui chơi. Việc ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng khơng thơi vẫn chưa thể đảm bảo cho trẻ có một sức khỏe tốt mà quan trọng là việc ăn uống phải được thực hiện một cách khoa học, theo chế độ hợp lý, điều độ (ăn uống, ngủ nghỉ đầy đủ, đúng giờ) và kết hợp với vận động để tiêu haonăng lượng dư thừa. Đó mới là kỹ năng chăm sóc sức khỏe tồn diện cho sự phát triển thể chất của trẻ. Các bậc cha mẹ ở nông thôn mới chỉ quan tâm đến việc đảm bảo số lượng và chất lượng các chất dinh dưỡng nuôi cơ thể trẻ mà chưa quan tâm nhiều đến việc thực hiện chế độ ăn uống của trẻ theo nề nếp sinh hoạt hợp lý, điều độ và khoa học [48].

Học vấn của bà mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả chăm sóc sức khoẻ trẻ em trong gia đình. Học vấn giúp cho việc nhận thức được các phương pháp hữu hiệu để phòng bệnh, phát hiện các dấu hiệu bệnh tật và xử lý các tình huống trong việc chăm sóc chữa trị bệnh [9]. Tại Việt Nam có thể thấy mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa trình độ học vấn của cha mẹ và tình trạng dinh dưỡng của con cái [17]. Nghiên cứu của Đặng Bích Thủy (2016) chỉ ra rằng, học vấn của cha mẹ có mối quan hệ với tỷ lệ suy dinh dưỡng theo chỉ số BMI của trẻ em. Ở cả hai khu vực nơng thơn và thành thị, trẻ em có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao nhất khi cả hai cha mẹ đều có trình độ học vấn từ THPT trở xuống. Ngược lại, trẻ em có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp hơn ở những nhóm có cha hoặc mẹ hoặc cả hai có học vấn từ cao đẳng, đại học trở lên. Cha mẹ với trình độ học vấn cao hơn có khả năng áp dụng phương pháp chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em theo tri thức có hệ thống logic hơn và phù hợp với nhận thức, đặc điểm lứa tuổi trẻ em. Nhìn chung, trẻ em ở khu vực nơng thơn có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao hơn so với trẻ em ở khu vực đô thị khi so sánh theo từng nhóm học vấn của cha mẹ. Điều đó cho thấy, cùng một trình độ học vấn của cha mẹ

nhưng trẻ em ở khu vực nơng thơn vẫn ln có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao hơn trẻ em ở khu vực đô thị [74].

Nghề nghiệp của cha mẹ cũng ảnh hưởng lớn tới tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Theo Đặng Bích Thủy (2016), đối với khu vực nơng thơn, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thấp nhất ở nhóm cha mẹ có nghề nghiệp hỗn hợp và cao nhất ở nhóm cha mẹ làm nghề lao động giản đơn. So sánh giữa hai khu vực, trẻ em ở khu vực thành thị ln có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp hơn so với trẻ em ở khu vực nông thôn ở tất cả các nhóm nghề nghiệp của cha mẹ [74].

Khu vực sống của gia đình (ở nơng thơn hay thành thị) ảnh hưởng rất lớn tới vấn đề dinh dưỡng của trẻ. Những số liệu khảo sát đều cho thấy, trẻ em ở khu vựcnơng thơn ln có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao hơn so với khu vực đô thị. Theo số liệu khảo sát của dự án Những cuộc đời trẻ thơ vào năm 2010, tỷ

lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi theo tuổi của nhóm trẻ em 8 tuổi ở khu vực nông thôn là 30% trong khi tỷ lệ này ở khu vực thành thị là 17,6% [85]. Vẫn tồn tại sự chênh lệch rõ rệt trong chăm sóc dinh dưỡng giữa hai khu vực nông thôn và thành thị. Trẻ em ở các khu vực nông thôn vẫn chịu nhiều thua thiệt trong tất cả các hoạt động mà chăm sóc dinh dưỡng là một biểu hiện rõ nhất. Các gia đình ở khu vực nơng thơn là nhóm có mức độ suy dinh dưỡng nhiều hơn đáng kể so với khu vực thành thị. Sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn làm thay đổi đáng kể nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Sự khác biệt này là do chi tiêu hộ gia đình ở khu vực thành thị cao hơn rất nhiều so với khu vực nông thôn [30]. Thực tế hiện nay, Việt Nam đang phải đối mặt với gánh nặng kép về tình trạng dinh dưỡng của trẻ em lứa tuổi 6-11, đó là trong khi tình trạng thiếu dinh dưỡng cịn khá phổ biến, nhất là ở các vùng khó khăn, vùng nơng thơn thì một bộ phận khơng nhỏ, đặc biệt là ở các thành phố lớn, đang phải đối mặt với tình trạng thừa cân, béo phì [77].

Số thành viên trong gia đình được cho là có mối quan hệ với vấn đề suy dinh dưỡng của trẻ em. Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em ở gia đình có ít thành viên nhất là thấp nhất ở khu vực đô thị. Đối với khu vực nơng thơn, trẻ em có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao nhất ở gia đình có 4 thành viên, và sau đó là ở gia đình có từ 1 - 3 thành viên trở lên. Qua đó cho thấy, gánh nặng của tình trạng đơng người đối với dinh dưỡng trẻ em là một thực tế rõ nét hơn ở khu vực đô thị. Trẻ em nơng thơn ln có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao hơn trẻ em đơ thị ở tất cả các nhóm phân loại thành viên gia đình [74].

Mức sống của gia đình cũng có mối liên hệ với tình trạng dinh dưỡng của trẻ em. Mức sống có vai trị quan trọng, đơn giản là người nghèo khơng thể có được tất cả các loại dịch vụ mà người giàu có được. Người nghèo ít có khả năng đầu tư vào chất lượng dân số trẻ em so với người giàu bởi vì thu nhập khiêm tốn của họ thậm chí khơng đủ khả năng để duy trì những bữa ăn nghèo dinh dưỡng [22]. Nói chung, mức sống gia đình tốt có ảnh hưởng tốt đến sức khỏe trẻ em vì cha mẹ sẽ có điều kiện mua thực phẩm tốt hơn [30].

Mua thẻ bảo hiểm y tế. Chia sẻ rủi ro và chi trả trước cho chăm sóc sức khỏe có tính quyết định

trong vấn đề bảo vệ tài chính đối với người sử dụng dịch vụ y tế. Trẻ em là nhóm yếu thế cần phải đáp ứng mọi nhu cầu về chăm sóc sức khỏe. Muốn như vậy, bảo hiểm y tế là phương tiện đáp ứng nhu cầu đó. Ngồi nhóm trẻ em dưới 6 tuổi được cấp miễn phí thẻ bảo hiểm y tế, từ 6 tuổi trở lên, trẻ em được cha mẹ mua bảo hiểm y tế thông qua nhà trường. Đối với học sinh, sinh viên, Bảo hiểm Y tế được Luật quy định là loại bảo hiểm bắt buộc.

Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tính đến hết ngày 3/12/2021, cả nước hiện có 19,71 triệu học sinh, sinh viên; trong đó, số đã tham gia bảo hiểm y tế là 18,79 triệu em, đạt tỷ lệ 95,4%. Trong đó, tỷ lệ tham gia của nhóm học sinh đạt 96%, tương ứng với trên 17 triệu em, tại 27.013 trường học [6]. Tại Thái Bình, năm học 2020-2021 có 100% số trường học (448/448) và 99,75% số học sinh, sinh viên (301.574/302.322) tham gia bảo hiểm y tế, trong đó khối THPT có tỷ lệ cao nhất 99,99%; khối trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học có tỷ lệ thấp nhất 91,77%. Đặc biệt tồn tỉnh Thái Bình có 8 đơn vị huyện, thành phố thì có đến 6 huyện có số học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế đạt tỷ lệ 100% [15].

Hoạt động khám chữa bệnh. Khám chữa bệnh là một hoạt động quan trọng trong chăm sóc sức

khỏe trẻ em. Bên cạnh việc CSTE về mặt dinh dưỡng, trẻ em cũng cần được chăm sóc, bảo vệ khỏi những dịch bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể cịn non yếu của trẻ. Theo một số nghiên cứu, theo thời gian các bậc cha mẹ cũng thể hiện trách nhiệm ngày càng cao trong việc chăm sóc, chữa trị cho con cái khi con cái bị ốm đau, bệnh tật. Nghiên cứu của Lê Khanh (2000) cho thấy, đại đa số các bậc cha mẹ đã có biện pháp chữa trị kịp thời cho trẻ em khi trẻ mắc bệnh. Tuy nhiên, vẫn cịn một số ít gia đình khơng chữa trị khi con họ mắc bệnh mà để tự khỏi. Tuy tỷ lệ các gia đình này chiếm khơng nhiều song nó cũng thể hiện sự chủ quan của gia đình trong việc bảo vệ sức khỏe của trẻ [23].

Một phần của tài liệu LA LuongThiThuTrang-Thực trạng chăm sóc trẻ em trong gia đình nông thôn ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình (Trang 30 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(169 trang)
w