KẾT LUẬN 1, Bài học thứ nhất:

Một phần của tài liệu SKKN đổi mới phương pháp dạy học ở các tiết tổng kết chương, ôn tập vật lí THCS (Trang 27 - 29)

1, Bài học thứ nhất:

Không nên coi tiêt tổng kết chương, ôn tập là một tiết dạy học làm bài tập trong đó không có sự trao đổi, thảo luận của các học sinh trong quá trình giải mỗi bài tập, từng học sinh loay hoay giải bài tập, sau đó giáo viên trình bày lời giải của mình trên bảng và cho học sinh ghi lại, cách dạy học như vậy sẽ rất tẻ nhạt, nhàm chán không chỉ với học sinh khá, giỏi mà ngay cả đối với học sinh yếu kém vì không có tác dụng giúp các em hiểu sâu sắc hơn các kiến thức và kỹ năng cần vận dụng, không giúp họ phát triển khả năng tự lực, tích cực và sáng tạo trong việc giải quyết các tình huống mà bài tập đề ra.

1, Bài học thứ hai: + Về ưu điểm:

- Rèn luyện ở học sinh ý thức về sự cần thiết phải có sự chuẩn bị những kiến thức cơ bản để cùng tham gia trao đổi, thảo luận trên lớp hay trong những hoạt động học tập ngoài tiết học.

- Từng học sinh của lớp đều phải thực hiện các hoạt động giải bài tập, nghĩa là phải vận dụng kiến thức và kỹ năng để giải quyết các tình huống cụ thể khác nhau. Do đó giúp các em hiểu rõ hơn cũng như củng cố và khắc sâu các kiến thức và kỹ năng này.

- Phân loại được học sinh trong lớp về trình độ vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học. Nhờ đó giáo viên có thể ghi nhận học sinh nào còn yếu, học sinh nào khá, giỏi để có kế hoạch giúp đỡ phù hợp và có hiệu quả trong từng tiết bài tập, ôn tập và trong toàn bộ quá trình dạy học sau đó.

- Tạo ra cơ hội để học sinh trao đổi, thảo luận nhóm (Đặt câu hỏi và nhận xét với nhau, tìm các cách giải khác) . Qua đó phát triển ở học sinh tinh thần hợp tác, phê phán và sáng tạo trong học tập.

3, Bài học thứ ba: + Về hạn chế:

- Để tổ chức tốt một tiết ôn tập có hiệu quả thì trước hết giáo viên phải có kế hoạch chuẩn bị tương đối công phu, sao cho các bài tập được lựa chọn để yêu cầu học sinh thực hiện trên lớp phải có tác dụng phát triển ở học sinh khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng để giải quyết các tình huống cụ thể ở mỗi bài tập, nghĩa là để giải được bài tập này học sinh phải tích cực và sáng tạo. Nói cách khác là trong những bài tập để ôn tập thì nội dung của nó phải phủ kín toàn bộ những kiến thức cơ bản của các phần hoặc chương đã được học và phù hợp với mọi trình độ học sinh của lớp. Điều này cũng đòi hỏi giáo viên phải nắm vững trình độ học sinh ở mỗi lớp để từ đó đề ra nhưng phương án hợp lý trong việc lựa chọn những kiến thức để đưa vào tiết học.

- Giáo viên một mặt cần chọn các bài tập để tạo ra cơ hội cho học sinh trao đổi, thảo luận nhóm, tạo ra các tương tác giữa học sinh với học sinh và giữa giáo viên với học sinh, nhưng mặt khác làm việc theo nhóm lại đòi hỏi có nhiều thời gian nên sẽ rất hạn chế trong khoảng thời gian 45 phút của một tiết học. Mâu thuẩn này đòi hỏi giáo viên có sự cân đối thời gian sao cho hợp lý các hoạt động học tập của học sinh, trong đó tùy theo từng đối tượng học sinh của mỗi lớp mà ưu tiên loại hoạt động nào.

VIII. KIẾN NGHỊ

Mỗi năm học Phòng giáo dục và ĐT nên tổ chức việc sinh hoạt cụm chuyên môn nghiệp vụ (báo cáo chuyên đề về phương pháp giảng dạy,dạy một tiết minh

họa ) đúng vào tiết tổng kết chương hoặc ôn tập. Bồi dưỡng chuyên môn ở đầu

hè bằng việc báo cáo chuyên đề cho giáo viên bộ môn trong huyện, ít nhất là một lần /năm, nhằm triển khai các kinh nghiệm đã được xếp loại cao. Từ đó đội ngũ giáo viên cùng nhau được học hỏi kinh nghiệm nâng cao trình độ chuyên

môn, năng lực sư phạm cũng như tháo gỡ những khó khăn gặp phải khi giảng dạy . Đặc biệt là những tiết tổng kết chương hoặc ôn tập.

Một phần của tài liệu SKKN đổi mới phương pháp dạy học ở các tiết tổng kết chương, ôn tập vật lí THCS (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w