Quang lâm của phản Kitô

Một phần của tài liệu Than-Hoc-Ve-Canh-Chung (Trang 27 - 28)

D. Chúa Kitô phán xét thời gian

B. Quang lâm của phản Kitô

024. Thánh Gioan coi Phản Kitô như kẻ thù số một của tôn giáo sẽ xuất hiện ở thời cánh chung (1 Ga 2,18). Thánh Phaolô cũng nhắc đến nhân vật ấy và gọi là “kẻ thù”, là “người tội lỗi”. Cả hai tông đồ đều cho rằng Phản Kitô đang hoạt động rồi (1 Ga 2,18; 2 Tx 2,7; 1 Tm 4,1-3). Phúc Âm cũng nhắc đến những tiên tri giả, những Kitô giả sẽ đến lung lạc đức tin và gây tai hại cho cộng đồn tín hữu để dọn đường cho

Phản Kitô đến (cfr. Mc 13,22; Mt 24,24).

Như trên song song với chương trình cứu thế đã và đang thực hiện để “thần hoá” con người và sửa soạn Nước Thiên Chúa, thì cũng có một chương trình nơ lệ cho tội ác nhờ “quyền lực của tối tăm” đang bành trướng. Theo Rm 1, thánh Phaolô cho rằng: tội lỗi sinh tội lỗi, làm cho lương tri con người ra u mê,khơng cịn phân biệt lành dữ, và đi đến những hành vi vô luân ghê tởm. Tội lỗi xuất hiện như một bạo chúa bắt làm nô lệ những người xa cách Thiên Chúa và cố tạo nên một cánh chung trái với ý định của Người. Dù Chúa Kitô đã thắng tội ác và các Kitô hữu đã chết với tội lỗi để sống cho Thiên Chúa, nhưng cịn ở trần gian, vẫn có một lực lượng quái đản ẩn nấp sau các biến cố để mưu đạt đến tiêu diệt thế gian. Chính vì thế mà nhiều nhà thần học về cánh chung đã có một cái nhìn thật là đen tối về những ngày sau cùng. Ông H. Schmans viết: “Lịch sử càng tiến đến gần cánh chung thì càng có những chấn động lớn làm lung lay tình trạng của vũ trụ hiện tại đang đau đớn để sinh ra một trời mới đất mới (Rm 8,22). Tội lỗi, kiêu căng cứ cuồn cuộn đổ tràn trên mặt đất cho đến khi tiêu diệt nó. Thế lực của ma quỷ cứ dần dần biểu bộ và hưng

thịnh theo gia tốc của lịch sử một cách tự nhiên cho đến khi nó tự huỷ diệt mình. Chính Satan đích thân trở nên người đào huyệt cho thế gian: nó ngạo nghễ dùng ám sát, nạn đói, chiến tranh giữa các dân tộc mỗi ngày một gia tăng kinh khủng để huỷ diệt thế gian chống Thiên Chúa và Đức Kitô” (M. Schmans: Probleme e

Orientamenti di teologia dommatica II, Milano 1957, p. 956).

Một phần của tài liệu Than-Hoc-Ve-Canh-Chung (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)