Chăm sóc dinh dưỡng và sức khỏe cho bà mẹ có thai và cho con bú

Một phần của tài liệu Đề tài DINH DƯỠNG CHO TRẺ SUY DINH DƯỠNG dưới 6 TUỔI (Trang 29 - 34)

- Quản lý tốt thai nghén và chăm sóc bà mẹ sau khi sinh. - Thực hiện tư vấn, giáo dục dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai.

- Thực hiện bà mẹ uống viên sắt acid folic đầy đủ phòng chống thiếu máu, uống vitamin A liều cao khi khi đẻ.

- Cải thiện bữa ăn gia đình và bữa ăn của bà mẹ có thai và cho con bú.

Thời kỳ trẻ cịn trong bào thai, dinh dưỡng của trẻ sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn dinh dưỡng của mẹ. Các dưỡng chất từ mẹ, sẽ đi qua máu, qua nhau thai để cung cấp cho con. Vì vậy khi có thai mẹ cần có chế độ ăn phù hợp cho mình và cho con. Người mẹ cần ăn thức ăn chứa tinh bột như cơm, khoai, đậu để con sinh ra có cân nặng tốt, đồng thời bổ sung các dưỡng chất có từ đạm như thịt, trứng, sữa, đậu,… để phát triển khung xương của trẻ, đồng thời xây dựng nên các cơ quan như hệ thống não thần kinh, tim gan, phổi,….

Ngoài ra mẹ cần bổ sung đủ loại rau xanh, hoa quả vì trong đó chứa nhiều chất khống như sắt, đồng, kẽm, canxi, vitamin,… để con sinh ra tránh bị thiếu máu, còi xương, thiếu vitamin, mù lịa, … Trong q trình mang thai, người mẹ cần tăng cân từ 12kg trở lên, nếu tăng dưới 10kg sẽ không đủ dưỡng chất dự trữ để tạo sữa cho con. Do đó người mẹ cần có chế độ ăn uống thích hợp với tình trạng cơ thể và thai nhi, đảm bảo đủ dưỡng chất và năng lượng cho mẹ và trẻ, phòng chống trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai

Khi mẹ cho con bú , người mẹ phải ăn đủ, uống đủ, ngủ đẫy giấc. Khẩu phần ăn của mẹ cao hơn mức bình thường. Hàng ngày ăn thêm vài bát cơm, một ít thịt, cá, trứng hoặc một ít rau đậu. Nên ăn thêm quả chín để có đủ vitamin. Các món ăn cổ truyền như cháo chân giị gạo nếp, ý dĩ hoặc vừng rang muối giã nhỏ ăn với xơi có tác dụng kích thích bài tiết sữa. Nên hạn chế các thức ăn gia vị như ớt, hành, tỏi vì nó qua sữa gây mùi khó chịu, trẻ dễ bỏ bú.

III.3. Nuôi con bằng sữa mẹ

Sữa mẹ là thức ăn hồn chỉnh nhất, thích hợp nhất đối với trẻ nhỏ, vì trong sữa mẹ có đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, đường, mỡ, vitamin và

muối khống với tỷ lệ thích hợp, phù hợp cho sự hấp thụ và phát triển cơ thể trẻ dưới 1 tuổi. Bú mẹ, trẻ sẽ lớn nhanh, phòng nguy cơ suy dinh dưỡng...

Trong những năm gần đây, ít có vấn đề nào được quan tâm nhiều trong dinh dưỡng trẻ em bằng vấn đề sữa mẹ.

- Trước hết sữa mẹ là thức ăn hồn chỉnh, thích hợp nhất đối với trẻ. Các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ đều dễ hấp thu và đồng hóa.

- Thứ hai, sữa mẹ là dịch thể sinh học tự nhiên chứa nhiều các yếu tố quan trọng bảo vệ cơ thể đứa trẻ mà khơng có một thức ăn nào có thể thay thế được, đó là các globulin miễn dịch, chủ yếu là IgA có tác dụng bảo vệ cơ thể chống các bệnh về đường ruột và bệnh do virus, ngồi ra, trong sữa mẹ cịn chứa nhiều lysozyme, lactoferrin, các bạch cầu.

- Thứ ba, nuôi con bằng sữa mẹ là điều kiện để đứa con có nhiều thời gian gần gũi với mẹ, mẹ gần gũi với con. Chính sự gần gũi tự nhiên đó là yếu tố tâm lý quan trọng giúp cho sự phát triển hài hòa của đứa trẻ. Mặt khác, chỉ có người mẹ qua sự quan sát tinh tế của mình những khi con bú sẽ phát hiện được sớm nhất, đúng nhất những thay đổi của con bình thường hay bệnh lý.

Bảng III.1: Thành phần các chất dinh dưỡng trong 100ml sữa mẹ và sữa bò Các chất Sữa mẹ Sữa bò

Năng lượng ( calo) 62 53

Protein (gr) 1,5 3,1

Casein/tỷ lệ hấp thu tối ưu 0,67/1 4,7/1

Chất béo (g) 3,2 3,5 Sắt (mg) 0,2 0,1 Calci (mg) 34,0 114,0 Vitamin A (ug) 45,0 38,0 Vitamin B1(ug) 0,02 0,04 Vitamin B2(mg) 0,07 0,04 Vitamin C (mg) 4,0 1,0 Vitamin D ( ug) 0,01 0,06

Giá trị dinh dưỡng của sữa mẹ

Trong sữa mẹ số lượng protein tuy thấp hơn sữa bò nhưng đầy đủ các acid amin cần thiết, dễ tiêu hóa hấp thu đối với trẻ nhỏ. Lipid của sữa mẹ có nhiều acid béo khơng no cần thiết, dễ hấp thu, đặc biệt Alpha-linolenic acid trong sữa mẹ có thể chuyển thành eicosapentaenoic acid (EPA) and docosahexaenoic acid (DHA) có vai trị quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển các tế bào thần kinh ở trẻ nhỏ. Trong sữa mẹ, lượng calci tuy ít nhưng dễ hấp thu và đồng hóa do đó thỏa mãn được nhu cầu của trẻ, lượng phospho trong sữa mẹ cũng chỉ bằng 1/6 sữa bò tuy vậy tỷ lệ Calci/phospho ở tỷ lệ cân đối hơn với tỷ lệ 2:2 trong khi sữa bị là 1,25:1. Chính vì vậy, mà trẻ bú mẹ ít bị cịi xương hơn trẻ ni bằng sữa bị. Trong sữa mẹ lượng sắt thấp chỉ có 0,3mg/l nhưng giá trị sinh học cao tới 50%, đủ đáp ứng nhu cầu của trẻ từ 4-6 tháng tuổi. Vitamin trong sữa mẹ đủ để cung cấp cho trẻ trong 4-6 tháng đầu khi bà mẹ được ăn uống đầy đủ. Đặc biệt, trong sữa mẹ có nhiều yếu tố quan trọng có vai trị bảo vệ cơ thể mà sữa bị hoặc thức ăn khác khơng thể thay thế được – yếu tố miễn dịch. Trong sữa mẹ có cái globulin miễn dịch chủ yếu là IgA có tác dụng bảo vệ cơ thể chống các bệnh đường ruột và một số bệnh do virus. Trong sữa mẹ cũng có các IgG và IgM tuy có hàm lượng thấp nhưng lại có giá trị bổ sung các yếu tố miễn dịch dịch thể cho trẻ trong năm đầu để chống đỡ với vi khuẩn và các virus. Bạch cầu, trong 2 tuần đầu sữa mẹ có tới 4000 bạch cầu trong 1ml sữa. Các bạch cầu này có khả năng tiết IgG và lactoferrin, lysozyme, interferon có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại các vi khuẩn gây bệnh. Chính vì sữa mẹ cung cấp các yếu tố miễn dịch và bạch cầu nên trẻ bú mẹ ít bị nhiễm khuẩn, dị ứng như trẻ ni bằng sữa bị.

Thực hiện ăn bổ sung hợp lý

Trong 4-6 tháng đầu, sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất đối với đứa trẻ. Nhưng từ tháng thứ 5 trở đi, số lượng sữa mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu của đứa trẻ đang lớn nhanh. Do đó các bà mẹ cho con ăn bổ sung, thông thường ở nước ta là các loại bột, nhất là bột gạo. Yêu cầu của thức ăn bổ sung:

- Thức ăn bổ sung cần có đậm độ năng lượng thích hợp ( thức ăn giàu glucid - thức ăn giàu protein)

- Thức ăn bổ sung phải có độ keo đặc thích hợp.( Bột ngũ cốc, khoai ) - Tăng độ hòa tan của thức ăn bổ sung.

- Thức ăn bổ sung cần có đủ và cân đối về các chất dinh dưỡng. Đảm bảo bổ sung đầy đủ vitamin A cho trẻ em và bà mẹ sau khi đẻ:

Trẻ em 6-36 tháng tuổi cần được bổ sung vitamin A liều cao 2 lần/năm. Các bà mẹ sau đẻ cần được uống 1 liều vitamin A 200.000 ĐVQT trong vòng một tháng sau đẻ.

KẾT LUẬN

Dinh dưỡng chiếm một vị trí quan trọng đối với sức khỏe con người, đặc biệt là ở trẻ em dưới 5 tuổi. Dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ, ảnh hưởng đến bệnh tật, làm bệnh dễ phát sinh, kéo dài thời gian mắc bệnh hoặc làm bệnh nặng hơn ở những trẻ bị suy dinh dưỡng. Để phòng ngừa suy dinh dưỡng ở trẻ, trước hết phải thay đổi nhận thức sai lầm của các bậc phụ huynh trong chế độ dinh dưỡng của trẻ, xây dựng một sức khỏe tốt trước khi mang thai và khi mang thai. Phát hiện sớm trẻ bị suy dinh dưỡng, để điều trị và phục hồi sức khỏe cho trẻ. Xây dựng khẩu phần ăn hợp lý cho trẻ phù hợp với điều kiện của gia đình để tránh khả năng bị suy dinh dưỡng, góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện.

Tài liệu tham khảo:

Tài liệu Tiếng Anh:

1. WHO; The treatment and management of severe protein – energy malnutrition, Geneva, 1981.

2. WHO; Severe Malnutrition, Management of the child with a serious infection or severe malnutrition, Geneva, 2000, pp: 80 – 91.

Tài liệu Tiếng Việt:

1. Đào Ngọc Diễn. “Chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng, Dinh dưỡng lâm sàng”, NXB Y học 2002, [trang 372 – 385].

2. Viện dinh dưỡng. Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam, NXB Y học 2007.

3. Hà Huy Khôi (2004), “Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm”, [trang 67-69].

4. Nguyễn Lan Anh, “Thực đơn dinh dưỡng cho bé từ 3 – 6 tuổi”, NXB Lao động, [trang 4 – 10].

5. Ths. BS. Nguyễn Đức Minh, “Suy dinh dưỡng ở trẻ em, nguyên nhân, biện pháp khắc phục”, [truy cập ngày 9/5/2022]

https://sites.google.com/site/shopthucphamdinhduong/goc-chia-se/suy- dinh-duong-o-tre-em-nguyen-nhan-bien-phap-khac-phuc

6. Bác sĩ Nguyễn Thị Ly, (Ngày 09/11/2020) “Tháp dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi đã là cha mẹ thì cần biết”, [truy cập ngày 9/5/2022],

https://medlatec.vn/tin-tuc/thap-dinh-duong-cho-tre-1-tuoi-da-la-cha-me- thi-can-biet-s51-n20450

7. Cleanipedia, (14/9/2021), “Chế độ dinh dưỡng cho bé từ 1-3 tuổi cân bằng giúp tăng đề kháng” [truy cập ngày 8/5/2022],

https://www.cleanipedia.com/vn/gia-dinh/che-do-dinh-duong-cho-be-tu- 1-3-tuoi-co-thuc-su-quan-trong.html

8. Viện Dinh dưỡng (27/11/2014), “Dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổi”, [truy cập ngày 2/5/2022], http://viendinhduong.vn/vi/pho-bien-kien-thuc- chuyen-mon/dinh-duong-cho-tre-em-duoi-5-tuoi.html

9. Nutifood, “Thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng cải thiện tình trạng hiệu

quả”, [truy cập ngày2/5/2022],

https://nutifood.com.vn/suy-dinh-duong/bai-viet-chi-tiet/thuc-don-cho- tre-suy-dinh-duong-cai-thien-tinh-trang-hieu-qua.html

Một phần của tài liệu Đề tài DINH DƯỠNG CHO TRẺ SUY DINH DƯỠNG dưới 6 TUỔI (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)