III.1 Chăm sóc trẻ bị suydinh dưỡng

Một phần của tài liệu Đề tài DINH DƯỠNG CHO TRẺ SUY DINH DƯỠNG dưới 6 TUỔI (Trang 26 - 27)

Vệ sinh ăn uống: Cho trẻ ăn chín uống sơi, thức ăn nấu xong cho trẻ ăn ngay,

không cho trẻ ăn ở những nơi bụi bặm, đường xá, cơng trường xây dựng vì đó là nguồn lây nhiều bệnh như tiêu chảy, ngộ độc thức ăn.

Vệ sinh cá nhân: Mẹ thường xuyên tắm rửa, vệ sinh thân thể cho trẻ, xây dựng

cho trẻ thói quen giữ gìn răng miệng sạch sẽ, khơng ăn nhiều đồ ngọt để tránh các bệnh sâu răng, viêm lợi, tạo thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, cắt

móng tay cho trẻ. Khơng để trẻ lê la dưới đất bẩn. Không cho trẻ mút tay, không quệt tay bẩn lên mặt, không đưa đồ vật, đồ chơi bẩn lên miệng để tránh các bệnh giun sán.

Khích lệ trẻ: Thường xuyên động viên, khuyến khích trẻ, tạo cảm giác vui vẻ

trong bữa ăn. Mẹ có thể cho trẻ ăn cùng gia đình, khi mọi người ăn uống, nói chuyện vui vẻ sẽ tạo cho trẻ sự thích thú với bữa ăn. Mẹ tuyệt đối khơng nên quát mắng, dọa nạt hay đánh đập bắt trẻ ăn, vì khi này sẽ tạo nên áp lực tâm lý, khiến trẻ ngày càng sợ ăn, dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ nặng hơn.

Khi trẻ ốm, đặc biệt là khi bị tiêu chảy hoặc viêm đường hô hấp cần biết cách xử trí ban đầu tại nhà. Ngồi việc điều trị bằng thuốc, cần coi trọng việc chăm sóc và ni dưỡng thích hợp để giúp trẻ mau khỏi bệnh và chóng hồi phục. Nếu trẻ bị nhiễm khuẩn, mẹ không được cho con sử dụng kháng sinh tùy tiện mà cần theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Đây là một điểm quan trọng. Trẻ cần được giữ sạch sẽ, rửa tay chân, tắm rửa thường xuyên. Cần đảm bảo vệ sinh trong chế biến thức ăn và cho trẻ ăn. Định kỳ tẩy giun cho trẻ theo chỉ định của y tế.

Tổ chức giáo dục, tư vấn dinh dưỡng tại cộng đồng và tại các gia đình, theo dõi biểu đồ phát triển:

Cơng tác giáo dục và tư vấn dinh dưỡng đóng một vai trị quan trọng trong việc thay đổi hành vi nuôi dưỡng của các bà mẹ. Cơng tác này sự kiên trì và có phương pháp đúng. Một trong những công cụ của giáo dục dinh dưỡng là theo dõi biểu đồ phát triển. Theo dõi và sử dụng biểu đồ phát triển là công việc tự giác có ý thức của bà mẹ chứ khơng phải là hoạt động chuyên môn kỹ thuật riêng của cơ quan y tế. Trong phòng chống suy dinh dưỡng, vai trò của người mẹ là trung tâm, biểu đồ phát triển giúp họ đánh giá đúng đắn tình hình sức khỏe của con họ.

Khuyến khích bé tập thể dục thường xuyên. Tập thể dục sẽ giúp cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra bình thường và bài tiết chất độc không mong muốn ra khỏi cơ thể. Nếu trẻ khơng thích tập thể dục, bạn có thể tổ chức một số trò chơi vui nhộn hoặc đưa bé đi bơi, đạp xe.

Suy dinh dưỡng ở trẻ em hồn tồn có thể phịng ngừa và khắc phục bằng cách cải thiện chế độ ăn hàng ngày. Tuy nhiên, chỉ nên cung cấp đủ các dưỡng chất phù hợp theo tình trạng của trẻ để tránh gây ra hiện tượng béo phì hoặc các bệnh lý do dư thừa chất khác.

Một phần của tài liệu Đề tài DINH DƯỠNG CHO TRẺ SUY DINH DƯỠNG dưới 6 TUỔI (Trang 26 - 27)