4. Đề xuất giải pháp
4.3.2 Giải pháp xử lý chất thải làng nghề
- Đối với lượng mùn cưa, phoi bào, gỗ vụn thì cần xây dựng bãi chứa tập trung để thu gom trong toàn xã. Mùn cưa có lẫn phoi bào và gỗ vụn thì có thể áp dụng công nghệ đốt không khói.
- Riêng đối với mùn cưa, có thể:
+ Ép để sản xuất ra những sản phẩm dân dụng hữu ích khác như bàn, ghế
+ Sử dụng men vi sinh để ủ mùn cưa ( các vi sinh vật có tác dụng phân giải xenlulo và lignhin ) thành phân bón. Sản phẩm phân bón này có thể bán cho các vùng trồng rau sạch lân cận.
+ Bán cho các hộ gia đình, các vùng khác có nhu cầu sử dụng nó để sản xuất nấm ăn; làm hương ( nhang ),…
- Nước thải: cần có hệ thống thu gom riêng để thu lại phần cặn lắng ( bụi lắng ). - Tiếng ồn: quy định thời gian làm việc đưa vào hương ước làng ( chi tiết các điều khoản thi hành và hoạt động của làng nghề).
Phần IV: Kết luận, kiến nghị 4.1 Phân tích SWOT
Mặt mạnh ( S- Strengths ) Cơ hội ( O – Opportunities )
- Được công nhận là làng nghề điêu khắc gỗ mỹ nghệ truyền thống.
- Nguồn lao động dồi dào, lành nghề.
- Có thị trường tiêu thụ mạnh (chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc và 1 số nước châu Á khác).
- Sản phẩm đa dạng về mẫu mã, có chất lượng cao.
- Nhiều cơ sở sản xuất với quy mô lớn được hỗ trợ vốn.
- Mở rộng quy mô sản xuất.
- Đưa thương hiệu đồ gỗ mỹ nghệ Vân Hà đến tất cả các nước trên thế giới.
- Tăng mức sống của nhân dân.
Mặt yếu ( W – Weaknesses ) Thách thức ( T – Threats )
- Thiếu diện tích nhà xưởng
- Hoạt động sản xuất làng nghề ảnh hưởng xấu đến môi trường đất, nước, không khí và sức khoẻ công nhân, người dân.
- Chưa có quy hoạch cho làng nghề, mà chủ yếu nhỏ lẻ theo quy mô hộ gia đình.
- Người dân không chú trọng phát triển nông nghiệp.
- Hoạt động sản xuất làng nghề nằm trong khu dân cư nên sức khoẻ của người dân không được đảm bảo và việc mở rộng sản xuất bị hạn chế. - Chất thải làng nghề quá lớn, gây
ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống
- Đất bị hoang hoá, lãng phí tài nguyên đất.
- Chưa có hệ thống thu gom và xử lý rác thải nông nghiệp.
- Rác thải sinh hoạt chưa được thu gom và xử lý triệt để.
- Mức độ đầu tư cho sản xuất đặc biệt là đầu tư máy móc, dây chuyền công nghệ nhằm giảm thiểu các tác động tới môi trường là còn rất hạn chế.
sinh vật; mất dinh dưỡng của đất. - Mất mỹ quan, là điều kiện thuận
lợi cho các vi khuẩn, virus truyền bệnh.
- Tăng áp lực lên tài nguyên rừng. - Trong quá trình sản xuất có nhiều
công đoạn phát sinh ô nhiễm làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường xung quanh.
4.2 Kết luận:
Từ những kết quả nghiên cứu trên có thể rút ra một số kết luận sau:
1. Xã Vân Hà, Đông Anh, Hà Nội là một xã nông nghiệp nhưng có nghề mộc thủ công phát triển mạnh, Nông nghiệp chưa được quan tâm đúng mức và đang có xu hướng bị mai một.
2. Đời sống của nhân dân tương đối cao, các vấn đề về giáo dục và y tế không ngừng được quan tâm và đảm bảo.
3. Do là một xã có nghề phụ phát triển, nên đã thu hút một lượng lao động lớn từ khu vực lân cận đến làm ăn, cộng thêm đặc thù ngành nghề mộc có nhiều chất thải đã làm môi trường nơi đây bị ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt là ô nhiễm bụi và tiếng ồn.
4. Rác thải sinh hoạt cũng là một vấn đề đáng quan tâm tại đây, do lượng lao động tạm trú cũng như dân số địa phương khá đông đúc. Rác thải sinh hoạt tại 5 thôn trong xã đều không được phân loại và thu gom một cách triệt để, đã gây ra tình trạng ô nhiễm mùi nghiêm trọng
5. Công tác quản lý rác thải và vệ sinh môi trường tại địa phương chưa thực sự tốt, một thôn trong xã không có nhân viên vệ sinh.
6. Lực lượng cán bộ môi trường còn mỏng, chưa có chế độ ưu đãi đối với công nhân thu gom rác, nên hiệu quả làm việc chưa cao.
4.3 Kiến nghị
Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nhóm có một số kiến nghị sau:
1. Chính quyền các cấp cần có những chiến lược chính sách phù hợp nhằm phát triển làng nghề, giảm thiểu ô nhiễm môi trường đồng thời hướng tới phát triển bền vững làng nghề.
2. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề môi trường.
3. Cần tuyển thêm nhân viên vệ sinh, đặc biệt tại thôn Hà Khê. Có những chế độ đãi ngộ xứng đáng với công sức họ bỏ ra.
4. Tiến hành phân loại rác thải tại nguồn
5. Tăng cường xe chở rác thành phố về thu gom, đảm bảo không để rác thải ứ đọng lại tại địa phương.
6. Có nơi tập kết rác riêng, cách xa khu dân cư tập trung
Phần VI: Tài liệu tham khảo
1. Nguồn tài liệu thứ cấp từ địa phương gồm:
+ UBND xã Vân Hà - Đông Anh - Hà Nội, 2008, Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2008 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2009
+ UBND xã Vân Hà - Đông Anh - Hà Nội, 2010, Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2009 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010
+ UBND xã Vân Hà - Đông Anh - Hà Nội, 2011, Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và phương hướng thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2011
+ UBND xã Vân Hà - Đông Anh - Hà Nội, 2010, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2011
2. Hồ Thị Lam Trà, Lương Đức Anh. 2008. Bài giảng Quản lý Môi trường.
3. http://donganh.hanoi.gov.vn/web/guest/gioithieu? p_p_id=cmsview_WAR_vns_portlets_INSTANCE_Nvdk&p_p_action=0&p_p_col _id=column- 2&p_p_col_pos=0&p_p_col_count=1&_cmsview_WAR_vns_portlets_INSTANC E_Nvdk_catId=&_cmsview_WAR_vns_portlets_INSTANCE_Nvdk_curPg=1&_c msview_WAR_vns_portlets_INSTANCE_Nvdk_arcId=3963 4. http://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%A2n_H%C3%A0,_ %C4%90%C3%B4ng_Anh
5. http://www.baovinhphuc.com.vn/front-end/index.php? type=ARTICLE&fuseaction=DISPLAY_SINGLE_ARTICLE&website_id=1&cha nnel_id=321&parent_channel_id=321&article_id=19694 6. http://busta.vn/index.php? option=com_content&view=article&id=104:lang-ngh-va-gii-phap-x-ly-o-nhim- moi-trng-lang-ngh-&catid=39:vusta&Itemid=66 7. http://www.congnghiepmoitruong.vn/index.php? option=com_content&view=article&id=2986:tc&catid=15&Itemid=11 8. http://vea.gov.vn/vn/khoahoccongnghe/congnghemt/xulykhithai/Pages /C%C3%B4ngngh%E1%BB%87x%E1%BB%ADl%C3%BDb%E1%BB%A5iGi %E1%BA%A3iph%C3%A1pm%E1%BB%9Bichol%C3%A0ngngh%E1%BB %81ch%E1%BA%BFbi%E1%BA%BFng%E1%BB%97.aspx
9. Nhóm 12, 2010, Báo cáo thực tập giáo trình xã Liên Hà