- Đặc điểm 6: Doanh nghiệp xã hộ
2.3 Khu Dự trữ sinh quyển: Mơ hình Doanh nghiệp xã hội vĩ mô cho
hình Doanh nghiệp xã hội vĩ mơ cho Phát triển bền vững
Khu Dự trữ sinh quyển thế giới là LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Hình 6: Sự khác biệt trong phương thức kinh doanh và động cơ lợi nhuận của DNXH và doanh nghiệp truyền thống (CIEM 2014)
một nền tảng vĩ mô, đa ngành cho phát triển bền vững (Ishwaran, Persic
& Tri 2008), thông qua việc thúc đẩy triết lý con người hài hòa với thiên LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Hình 7: 17 Mục tiêu phát triển bền vững (Nguồn SGTT 2017)
LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Hình 9: Khu Dự trữ sinh quyển – Mơ hình DNXH vĩ mơ “bảo tồn cho phát triển, phát triển cho bảo tồn”
(Nguồn: PGS.TS Nguyễn Văn Thành, GS.TS Nguyễn Hồng Trí, ThS Lê Thanh Tuyên 2015)
nhiên trong thịnh vượng (UNESCO 2017) và “bảo tồn cho phát triển, phát triển cho bảo tồn” (Trí & Thành 2007). Là một danh hiệu quốc tế từ những năm 1970, các Khu DTSQ là những khu vực trên cạn, biển hoặc ven biển được UNESCO công nhận về giá trị bảo tồn đa dạng sinh học và tiềm năng phát triển bền vững ở cấp độ khu vực. Các Khu DTSQ được đề cử và sở hữu bởi các quốc gia và được UNESCO cơng nhận quốc tế. Hiện có 669 Khu DTSQ tại 120 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Bản thân khái niệm và thiết kế của các Khu DTSQ phản ánh triết lý doanh nghiệp xã hội ở cấp độ cảnh quan: “bảo tồn cho phát triển, phát triển cho bảo tồn” (Hình 9), trong đó các lợi ích từ phát triển kinh tế được tái đầu tư cho bảo vệ, bảo tồn thiên nhiên và việc bảo tồn thiên nhiên tạo tiền đề để phát triển các hoạt động kinh tế bền vững, thân thiện với môi trường (như du lịch sinh thái, tham quan Vườn quốc gia, khu bảo tồn v.v.)
Như minh họa tại Hình 9, khác với triết lý kinh doanh thơng thường (lợi
LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
nhuận được đem “ra khỏi” môi trường và cộng đồng địa phương, và phục vụ lợi ích của riêng chủ doanh nghiệp và cổ đơng); các Khu DTSQ khuyến khích việc tái đầu tư lợi nhuận từ kinh tế (bao gồm của nhà nước, doanh nghiệp, cộng đồng và các cá nhân) cho việc bảo tồn, tôn tạo thiên nhiên, bảo vệ, phát huy các giá trị bản sắc văn hóa tốt đẹp của cộng đồng. Đồng thời, các giá trị vô giá từ thiên nhiên tại địa phương đã được cơng nhận với “thương hiệu” tồn cầu sẽ được khai thác khôn khéo, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội ở cấp độ địa phương, vùng và hội nhập quốc tế.
Khu Dự trữ sinh quyển tạo nền tảng phát triển bền vững trong thực tiễn cho nhiều loại hình tổ chức vì lợi nhuận (doanh nghiệp, doanh nghiệp xã hội) và các tổ chức từ thiện, phi chính phủ, phi lợi nhuận hoạt động trong các lĩnh vực bảo tồn và phát triển cộng đồng. Cụ thể:
- Tổ chức có kinh doanh nhưng tái đầu tư lợi nhuận cho Bảo tồn (Lợi
nhuận cho Bảo tồn): Doanh nghiệp xã
hội về môi trường, bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn văn hóa, v.v.
- Tổ chức có kinh doanh nhưng tái đầu tư lợi nhuận cho Phát triển (Lợi
nhuận cho Phát triển): Doanh nghiệp
xã hội về phát triển cộng đồng, xóa đói, giảm nghèo; cơng nghệ vì cộng đồng, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vì cộng đồng, phát triển khoa học, giáo dục, y tế, mỹ thuật, thể thao vì cộng đồng v.v.
- Tổ chức phi lợi nhuận vì Bảo tồn (Phi lợi nhuận, vì Bảo tồn): Các tổ chức, quỹ từ thiện vì mơi trường, bảo tồn, bảo vệ động vật hoang dã, bảo tồn thiên nhiên.
- Tổ chức phi lợi nhuận vì Phát triển (Phi lợi nhuận, vì Phát triển): Các quỹ từ thiện/ tổ chức phi chính phủ (NGO), các hiệp hội vì cộng đồng, cứu tế v.v. hoạt động nhờ gây quỹ và quyên góp, ủng hộ từ thiện.
2.4 Liên kết 4 nhà để đổi mới, sáng tạo sản phẩm mới - tiềm năng Công ty