Các lực lượng tham gia giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THPT hiền đa, huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ trong bối cảnh hiện nay (Trang 36 - 38)

1.3. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trƣờng trung học phổ thông

1.3.4. Các lực lượng tham gia giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong

nhà trường THPT

1.3.4.1. Giáo viên bộ môn

Giáo viên bộ môn là những người đã qua trường lớp sư phạm đào tạo để giảng dạy cho học sinh các tri thức khoa học tự nhiên, xã hội được phân thành các

bộ mơn như Tốn học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Âm nhạc, Mỹ thuật.

Từ kiến thức lý thuyết của bài giảng đến thực tế cuộc sống là quãng đường khá xa, một giờ học trên lớp chỉ có 45 phút, vì vậy để tích hợp được nội dung giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống vào bài giảng, đòi hỏi người giáo viên giảng dạy bộ môn phải linh hoạt khéo léo điều khiển giờ dạy, thầy trị cùng tích cực làm việc để có thể truyền tải và lĩnh hội đầy đủ nội dung kiến thức của bài học một cách nhẹ nhàng, vừa thông qua kiến thức của bài học để học sinh nhận thức được giá trị của cuộc sống, hình thành giá trị của bản thân, biết lắng nghe, chia sẻ với người khác, kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thích ứng xã hội. Như vậy vai trị của giáo viên bộ mơn là hết sức quan trọng trong công tác giáo dục KNS cho học sinh,

1.3.4.2. Giáo viên chủ nhiệm lớp

Giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi nhất với các em học sinh, giáo viên chủ nhiệm cũng chính là những người bạn tâm tình chia sẻ tâm tư tình cảm với các em học sinh, là người tổ chức cho các em các hoạt động tập thể, là cố vấn cho các hoạt động Đoàn. Giáo viên chủ nhiệm cần sáng tạo để tích hợp giáo dục giá trị sống và rèn luyện kỹ năng sống trong các hoạt động tập thể, các giờ sinh hoạt lớp theo một kịch bản linh hoạt. GVCN phát huy các phương pháp giáo dục truyền thống, chủ động và tích cực, cởi mở tiếp thu cái mới, chủ động kết hợp với các phương pháp tích cực.

Trong nhà trường người giáo viên chủ nhiệm chính là vị thủ lĩnh tinh thần làm điểm tựa để tạo ra một tập thể lớp năng động, sáng tạo. Với vai trị đó giáo viên chủ nhiệm sẽ tạo ra được động lực thi đua, tạo môi trường thân thiện giữa thầy, cơ và trị, giữa các thành viên trong tập thể, giữa tập thể lớp với tổ chức Đoàn, với hội cha mẹ học sinh. Như vậy việc giáo dục KNS thông qua hoạt động của giáo viên chủ nhiệm sẽ giúp hoàn thiện nhân cách cho các em học sinh, tạo cho các em tự tin hơn khi bước vào ngưỡng cửa của cuộc sống, cùng với hành trang tri thức các em vững bước vào tương lai. Người GVCN là lực lượng quan trọng tham gia hoạt động GD KNS cho học sinh.

1.3.4.3. Cán bộ đoàn

Tổ chức Đoàn liên hiệp thanh niên trong nhà trường là nơi đoàn kết, tập hợp thanh niên, tham gia các hoạt động tập thể, Đồn có nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng, Giáo dục lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho đoàn viên, Giáo dục luật pháp, lối sống, nếp sống, giáo dục về khoa học kỹ thuật công nghệ, về dân số, sức khỏe, môi trường. Giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống lịch sử dân tộc, tự hào với các thế hệ cha anh đi trước từ đó có trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trường và cả cộng đồng.

Bên cạnh việc giáo dục chính trị tư tưởng Đồn cịn tổ chức nhiều phong trào hành động cách mạng cụ thể, thiết thực đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của tuổi trẻ. Các phong trào hành động cách mạng của Đoàn là nơi để tuổi trẻ nhà trường xây dựng cho mình nền tảng giá trị sống vững chắc rèn luyện kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng phòng vệ… khơi dậy trong đoàn viên, thanh niên tinh thần tình nguyện của tuổi trẻ, dám nhận những nhiệm vụ khó khăn, dám đón nhận sự hy sinh gian khổ từ đó hình thành ý thức trách nhiệm của người thanh niên với cộng đồng xã hội

Bằng các hoạt động tích cực và các phong trào hành động cách mạng Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thực sự là nơi để tuổi trẻ nhà trường rèn luyện, cống hiến và trưởng thành.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THPT hiền đa, huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ trong bối cảnh hiện nay (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)