Sun Microsystems và công nghệ RISC

Một phần của tài liệu lựa chọn chiến lược hay vai trò quy định (Trang 32 - 36)

III. THAY ĐỔI MÔI TRƯỜNG: SỰ XUẤT HIỆN CỦA RISC

2.Sun Microsystems và công nghệ RISC

Như được trình bày trong Bảng Thị phần của Sun và DEC từ 1982 đến 1992, thị phần của Sun tăng lên theo từng năm kể từ khi công ty tiếp nhận công nghệ RISC từ năm 1987 tới năm 1992. Và trong phần này chúng ta sẽ thấy rằng các chiến lược tìm kiếm cơng nghệ chính tại các trường đại học, coi các trường đại học như những khách hàng được ưu tiên và theo đuổi các tiêu chuẩn mở là công cụ giúp Sun tiếp nhận thành công công nghệ RISC. Thời gian quyết định tiếp nhận RISC, quá trình triển khai quyết định và kết quả của công ty đều bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi những lực đẩy chiến lược của công ty.

Như đã nhắc đến ở phần trước, khi Sun Microsystem gia nhập thị trường máy tính trạm năm 1982, cơng ty đã quyết định, giống như Apollo, sử dụng bộ vi xử lí 680X0 CISC của Motorola cho máy tính trạm của cơng ty. Năm 1985, khi Sun nghiêm túc xem xét việc tiếp nhận cơng nghệ RISC cho máy tính trạm của mình, Motorola đã khơng chấp nhận các yếu tố căn bản đằng sau công nghệ RISC và không nhận ra mối đe dọa mà RISC tạo ra cho ngành kinh doanh mạch vi xử lí của cơng ty. Cũng như DEC, Intel và những nhà sản xuât bộ vi xử lí CISC khác, Motorola thấy các khái niệm của cơng nghệ DISC khó có thể chấp nhận được. 689X là bộ vi xử lý thuộc dịng CISC của cơng ty là lựa chọn của hầu hết các nhà sản xuất máy tính trạm. Ý tưởng cho rằng một thiết kế thành công sử dụng rất nhiều cấu trúc lệnh phong phú như vậy nên được thay thế bởi các tập lệnh đơn giản là vô cùng nực cười với Motorola. Và Motorola sẽ không chấp nhận RISC. Do đó, Sun phải tìm kiếm một nhà cung cấp bộ vi xử lí RISC

khác. Cơng ty duy nhất phát triển bộ vi xử lí RISC bán cho thị trường vào thời điểm bấy giờ (năm 1985) là MIPS Computers, mới được thành lập một năm trước đó. Chiến lược “lạ lùng” của MIPS thực sự làm cho Apollo và Sun lo lắng. MIPS dự định thiết kế ra các bộ vi xử lí, nhưng thay vì sản xuất, họ lại cấp phép những thiết kế cho những công ty sản xuất chất bán dẫn. Và sau đó họ sẽ mua lại bộ vi xử lí này từ những cơng ty sản xuất bán dẫn và xây dựng máy tính trạm của chính mình để cạnh tranh với Sun và Apollo.

Sun đã quyết định thiết kế bộ vi xử lý riêng của mình. Nhưng thay vì phát triển khả năng thiết kế từ đầu, cơng ty một lần nữa tìm đến một trường đại học. Cơng ty tiếp nhận cấu trúc RISC và SOAR được phát triển bởi người tiên phong của công nghệ RISC là giáo sư David Patterson và các sinh viên của ông tại Đại học California ở Berkeley. Các kỹ sư của Sun đã bổ sung thêm và đặt tên nó là SPARC (kiến trúc bộ xử lý có khả năng thay đổi).

Giờ đây Sun đã có bộ vi xử lý của chính mình. Có điều cần phải nhớ rằng, có hai mối quan tâm chính về việc cung cấp linh kiện chính như bộ vi xử lý là: sự lo sợ về chủ nghĩa cơ hội và sự lo lắng về tốc độ của đổi mới. Sun đã giải quyết cả hai vấn đề này. Công ty cũng cấp phép thiết kế SPARC cho một số nhà sản xuất thiết bị bán dẫn khác có khả năng thiết kế và sản xuất những thế hệ tiếp theo và bán chúng cho bất cứ cơng ty nào cần. Do đó, bất kỳ công ty nào, bao gồm cả SUN, sử dụng bộ vi xử lý SPARC trong máy tính trạm của mình đều được đảm bảo sẽ có nhà cung cấp thứ hai, làm giảm đáng kể chủ nghĩa cơ hội do bị phụ thuộc vào một nhà cung cấp. Những nhà cung cấp bộ vi xử lí SPARC, ngược lại cũng có thể bán cho nhiều nhà sản xuất máy tính - nguồn gốc của rất nhiều đổi mới. Bây giờ chúng ta sẽ cùng xem xét về đối thủ cạnh tranh, nhà đổi mới phụ và khách hàng.

Khi tiếp nhận công nghệ RISC, Sun biết rằng những công ty khác, đặc biệt là những công ty mới gia nhập ngành sẽ sử dụng cơng nghệ ưu việt để gia nhập thị trường máy tính trạm, làm gia tăng đối thủ cạnh tranh. Để gây ảnh hưởng đến nhu cầu của đối thủ cạnh tranh này, Sun lại một lần nữa áp dụng chiến lược cũ: Theo đuổi các tiêu chuẩn “mở”. Năm 1987, khi giới thiệu máy tính trạm RISC đầu tiên (SPARC), cơng ty cũng

CHƯƠNG 7: LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC HAY VAI TRÒ QUYẾT ĐỊNH CỦA MÔI TRƯỜNG

đồng thời thơng báo sẽ cấp phép SPARC cho bất kì cơng ty nào muốn sử dụng SPARC để sản xuất máy tính trạm. Ngay sau đó cơng ty đã hạ phí cấp phép xuống chỉ cịn 99 đơ-la và năm 1989 công ty thành lập Hiệp hội SPARC Quốc tế (SPARC International), một tổ chức tách biệt có trách nhiệm đảm bảo rằng những sản phẩm bản sao của Sun phải thực sự tương thích với sản phẩm của Sun. Bảng 8.6 chỉ ra số lượng các nhà sản xuất máy tính trong tổ chức SPARC International, tính đến năm 1993. Bằng cách khơng giữ độc quyền cơng nghệ của mình và thu hút những nhà sản xuất máy tính khác tham gia hiệp hội của mình, Sun đã khai thác được hai nhân tố. Thứ nhất, khi mở rộng hiệp hội RISC, Sun có thể gia tăng khả năng tồn tại của nhánh RISC của công ty so với những nhánh RISC khác trên thị trường. Các hiệp hội RISC khác nhau được chỉ rõ trong Bảng 8.7. Thứ hai, hiệp hội RISC lớn hơn có vai trị như một nguồn gốc của các yếu tố bên ngồi mạng lưới. Càng có nhiều cơng ty trong mạng lưới, càng nhiều khả năng những nhà cung cấp phần mềm độc lập sẽ cam kết phát triển phần mềm cho những sản phẩm SPARC và nhiều khách hàng hơn có thể chia sẻ phần mềm và các sản phẩm bổ sung khác. Thành viên của mỗi nhóm sẽ phát triển hơn nếu mỗi thành viên sở hữu cấu trúc độc quyền riêng.

Bảng 2: Một số thành viên của SPARC International - tháng 3 năm 1993.

CHƯƠNG 7: LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC HAY VAI TRỊ QUYẾT ĐỊNH CỦA MƠI TRƯỜNG

Khi giới thiệu máy tính trạm RISC của mình, Sun đã thực hiện ba biện pháp để duy trì năng lực hoạt động và các yếu tố bên ngoài mạng lưới của khách hàng và nhà cung cấp phần mềm độc lập của cơng ty. Thứ nhất, nó có thể tiếp tục duy trì hệ điều hành và GUI như cũ khi chuyển từ CISC sang RISC, giúp các khách hàng cũ cũng như ISV không phải học về hệ điều hành hay GUI mới. Thứ hai, Sun đảm bảo rằng máy tính trạm RISC cũng tương thích với các máy tính trạm CISC, nghĩa là tất cả các phần mềm ứng dụng chạy trên CISC cũng có thể chạy trên máy RISC mới. Những quyết định này trơng có vẻ rõ ràng và có thể dự đốn. Tuy nhiên, như chúng ta sẽ thấy trong phần tiếp theo, DEC không nhận ra điều đó khi tiếp nhận cơng nghệ RISC đầu tiên của công ty.

Một phần của tài liệu lựa chọn chiến lược hay vai trò quy định (Trang 32 - 36)