Nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam của đường lối đổi mới

Một phần của tài liệu nội dung, giá trị và ý nghĩa của đường lối cách mạng đúng đắn do chủ tịch hồ chí minh vạch ra trong cương lĩnh đầu tiên của đảng (Trang 47 - 57)

CHƯƠNG III : CƯƠNG LĨNH ĐẦU TIÊN

3. Nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam của đường lối đổi mới

Hơn ba phần tư thế kỷ (1930-2022), kể từ ngày Đảng ta ra đời, trải qua những bước thăng trầm và thắng lợi vẻ vang của cách mạng nước ta và cách mạng giải phóng dân tộc trên thế giới, chúng ta càng thấy rõ giá trị to lớn của Cương lĩnh đầu tiên của Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh vạch ra.

Nghị quyết của Bộ Chính trị về một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay (18-2-1995) đã ghi rõ: “Từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn luôn xác định lý tưởng và mục tiêu phấn đấu của cách mạng nước ta là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đó là sự lựa chọn duy nhất đúng đắn đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu trong Chính cương vắn tắt”.

Trong văn kiện đầu tiên ấy, Hồ Chí Minh đã nêu một tấm gương sáng về tiếp thu và vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin, kinh nghiệm cách mạng thế giới với tinh thần độc lập tự chủ sáng tạo. Người nắm bắt sâu sắc bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin và vận dụng học thuyết ấy phù hợp với hoàn cảnh nước ta. Trong khi giải quyết những vấn đề cơ bản về cách mạng Việt Nam, với Cương lĩnh đầu tiên, Hồ Chí Minh đã góp phần phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin trên nhiều vấn đề quan trọng; đặc biệt là lý luận, chiến lược “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản” – cuộc cách mạng giải phóng dân tộc thuộc phạm trù cách mạng vơ sản diễn ra ở nước thuộc địa nửa phong kiến. Đó là đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, nhằm đi tới mục tiêu cao cả là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội và giải phóng con người. Đó cũng là nội dung tổng quát của tư tưởng Hồ Chí Minh: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là luận điểm trung tâm của tư tưởng Hồ Chí Minh, nói thâm nhập và xun suốt tồn bộ hệ thống tư tưởng của Người trong các thời kỳ và trong mọi lĩnh vực.

Đường lối đó tập trung những quan điểm chiến lược cơ bản có ý nghĩa chỉ đạo về chính trị, lý luận, về nhận thức và hành động của toàn Đảng, toàn dân ta trong tồn bộ tiến trình cách mạng nước ta. Nắm được những nội dung, quan điểm chiến lược ấy là cơ sở phương pháp luận để hiểu được mục tiêu, phương

hướng của con đường phát triển, vị trí của mỗi giai cấp xã hội để đánh giá, bố trí, sắp xếp, khơi dậy lịng u nước của nhân dân ta, phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam biến lý luận và đường lối của Đảng thành sức mạnh vật chất bách chiến bách thắng.

Trên nền tảng lý luận và đường lối cách mạng đúng đắn, Người đã cùng với Đảng ta đề ra và giải quyết đúng đắn sách lược cách mạng nước ta trong mỗi thời kỳ, dẫn đến thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, của kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và chiến thắng đế quốc Mỹ và tay sai của chúng. Giải phóng miền Nam thực hiện hịa bình thống nhất nước nhà đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Bằng những kỳ tích lịch sử vẻ vang đó, dân tộc ta đã nêu gương sáng cho các dân tộc thuộc địa trong sự nghiệp “tự giải phóng”.

Bởi cơng lao to lớn của Người đối với cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới mà tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO), khóa họp thứ 24 (tháng 4 năm 1987) đã nhất trí với 100% phiếu thuận (159/159 nước) quyết định tơn vinh Hồ Chí Minh vào hàng vĩ nhân thế giới, một con người đã “để lại dấu ấn trong quá trình phát triển của nhân loại”, “vị anh hùng giải phóng dân tộc của Việt Nam và là nhà văn hoá kiệt xuất”.

Ở nước ta, sau khi miền Nam được giải phóng (30-4 1975) đất nước thống nhất, Đảng ta đã đề ra những giải pháp tích cực nhằm đưa cả nước nhanh chóng vượt qua chặng đường đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Với đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội do Đại hội IV và Đại hội V của Đảng đề ra, nhân dân ta đã phấn đấu đạt được những thành tựu bước đầu. Sản xuất lương thực mức bình quân hàng năm từ 13,4 triệu tấn trong những năm 1976-1980 đã tăng lên 17 triệu tấn trong thời kỳ 1981-1985. Sản xuất cơng nghiệp tăng bình qn hàng năm 9,5% so với 0,6% hàng năm thời kỳ 1976-1980.

Song, bên cạnh những thành tựu đã đạt được gắn liền với những quan điểm đúng đắn của đường lối chung, trong công tác chỉ đạo thực tiễn, Đảng ta mắc phải những khuyết điểm trên các mặt: kinh tế, xã hội. Những khuyết điểm đó đã làm cho đời sống các tầng lớp nhân dân gặp nhiều khó khăn, gay gắt, hiện tượng tiêu cực trong xã hội phát triển. Công bằng xã hội bị vi phạm ... Thực trạng nói trên đã làm giảm lòng tin của quần chúng đối với sự lãnh đạo của đảng và sự điều hành của các cơ quan Nhà nước. Đại hội lần thứ VI của Đảng khẳng định “Khuynh hướng tư tưởng chủ yếu của những sai lầm ấy đặc biệt là những sai lầm về chính sách kinh tế, là bệnh chủ quan, duy ý chí, lối suy nghĩ và hành động giản đơn, nóng vội, chạy theo nguyện vọng chủ quan, là khuynh hướng buông lỏng quản lý kinh tế, xã hội. Không chấp hành nghiêm chỉnh đường lối và nguyên tắc tổ chức của Đảng. “Đó là do chúng ta vừa chủ quan nóng vội, vừa bảo thủ trì trệ và trong thực tế “hai mặt đó cùng tồn tại và đều cản trở bước tiến của cách mạng”.

Những sai lầm khuyết điểm mà Đảng ta đã tự phê bình, xét cho cùng là do sự nhận thức chưa sâu sắc về chủ nghĩa Mác-Lênin và những chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trên cơ sở đánh giá tình hình, chỉ ra nguyên nhân của những khuyết điểm, Đại hội VI của Đảng đã khởi xướng đổi mới với tư tưởng chỉ đạo: Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; phải luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan; phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới; đồng thời, phải xây dựng Đảng ngang tầm nhiệm vụ chính trị của một đảng cầm quyền lãnh đạo nhân dân tiến hành sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Tổng kết và phát triển công cuộc đổi mới mà Đại hội lần thứ VI đã khởi xướng, Đại hội lần thứ VII (6-1991) khẳng định “Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động” để tiếp tục đưa sự nghiệp đổi mới tiến lên theo con đường xã hội chủ nghĩa.

Nhân dân ta thực hiện đổi mới trong tình hình chính trị thế giới có những biến chuyển phức tạp và xấu đi đang hàng ngày, hàng giờ tác động tiêu cực vào nước ta. Đáng chú ý là sự kiện 19 tháng 8 năm 1991, hai tháng sau Đại hội lần thứ VII của Đảng: Liên Xô sụp đổ, Đông Âu tan rã. Nguồn viện trợ từ Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa anh em khơng cịn. Trong lúc đó, Mỹ vẫn tiếp tục cấm vận; Các thế lực thù địch thực hiện âm mưu “diễn biến hồ bình”, kích động đấu tranh địi thực hiện “đa nguyên, đa đảng” tìm mọi cách đưa những văn hoá phẩm độc hại, đồi trụy, hệ tư tưởng tư sản đã lỗi thời vào Việt Nam, móc nối với những phần tử xấu, những đảng viên thoái hoá, biến chất đã bị Đảng thị hành kỷ luật, tăng cường hoạt động nhằm xóa bỏ vai trị lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Như vậy, công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng, nhân dân ta thực hiện diễn ra trong thời điểm đấu tranh gay gắt một mất một còn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu đã sụp đổ. Song, trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, với ý chí độc lập, tự chủ, tự cường của dân tộc, trong q trình lãnh đạo cơng cuộc đổi mới. Đặc biệt là vào những thời điểm có tính bước ngoặt, Đảng ta đã có những quyết sách hết sức quan trọng. Đó là những kết luận sớm và kiên quyết xóa bỏ những mầm mống đầu tiên về “đa nguyên, đa đảng” chớm xuất hiện; những nhận định kịp thời và sắc bén về diễn biến của tình hình quốc tế trong những năm cuối thập kỷ 80 đầu thập kỷ 90 của thế kỷ, tạo ra sự ổn định chính trị của đất nước.

Điều quan trọng là, trong khi vạch ra chủ trương đổi mới mạnh mẽ và toàn diện các lĩnh vực của đất nước, ở Hội nghị lần thứ VI, khóa VI (tháng 3 năm 1989), Trung ương Đảng đã nhấn mạnh phải nắm vững và qn triệt những vấn đề có tính ngun tắc về đổi mới trong đó có ngun tắc: Đổi mới khơng phải thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà là làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan niệm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội bằng những hình thức và bước đi thích hợp”.

Mục tiêu đi tới xã hội chủ nghĩa, xã hội cộng sản mà Hồ Chí Minh đã xác định là hồn tồn chính xác. Con đường cách mạng tiến lên xã hội xã hội chủ nghĩa không qua chế độ tư bản mà Người đã lựa chọn cho Cách mạng Việt Nam

là con đường duy nhất đúng. Lực lượng lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân mà đội tiền phong của nó là Đảng Cộng sản Việt Nam; Động lực cách mạng là giai cấp công nhân, giai cấp nơng dân, tầng lớp trí thức. Lực lượng cách mạng ngồi động lực nói trên cịn bao gồm tầng lớp tư sản dân tộc, tơn giáo, tín ngưỡng, dân tộc mà ngay từ ngày thành lập Đảng, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, được thực tiễn cách mạng kiểm chứng và thử thách là hồn tồn chính xác. Như vậy, trừ những kẻ ơm chân chủ nghĩa đế quốc, cịn tồn thể thành viên trong cộng đồng dân tộc Việt Nam dù ở trong nước hay sinh sống ở nước ngoài đều đã trực tiếp hay gián tiếp đã đấu tranh cho độc lập dân tộc về mặt chính trị nay đang tiếp tục đấu tranh cho độc lập dân tộc về mặt kinh tế. Ngày nay những luận điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về bản chất, đặc trưng, về mục tiêu, động lực,... của chủ nghĩa xã hội ở nước ta,... vẫn giữ nguyên ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới. Chúng ta cùng nhau phấn đấu, quán triệt và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh, thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới của Đảng trong thực tiễn xây dựng đất nước.

Qua hơn 10 năm tiến hành công cuộc đổi mới nhân dân ta đã nỗ lực phấn đấu đạt nhiều thành tựu rất đáng tự hào. Từ một nước nghèo, trải qua 30 năm chiến tranh giải phóng, dân số tăng lên gần gấp ba (từ hơn 30 triệu lên hơn 80 triệu người), đến năm 1989-1990, chúng ta không những không thiếu gạo ăn mà cịn có xuất khẩu. Theo số liệu đã được cơng bố, sản xuất lương thực bình quân hàng năm 1976-1980 là 13,4 triệu tấn; năm 1981-1985 là 17 triệu tấn, những năm 1986-1990 là 23 triệu tấn và những năm 1991-1995 là 26,2 triệu tấn; năm 1996 là hơn 29 triệu tấn. Xuất khẩu gạo năm 1989 là 1,4 triệu tấn; năm 1996 cả nước đã xuất khẩu hơn ba triệu tấn gạo. Việt Nam là nước đứng hàng thứ ba xuất khẩu gạo trên thế giới. Đại hội lần thứ VIII của Đảng đánh giá: “Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhưng một số mặt còn chưa vững chắc”. Với đường lối đổi mới theo ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, nhân dân ta khơng những đứng vững mà còn vươn lên đạt những thắng lợi nổi bật về nhiều mặt. Trong 5 năm 1991-1995, nhịp độ tăng bình quân trong năm về tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt 8,2% (kế hoạch là 5,5- 5,6), về sản xuất công nghiệp là 13,3%, sản xuất nông nghiệp là 4,5%; kim ngạch xuất khẩu 20%. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển đổi: tỷ trọng cơng nghiệp và xây dựng trong GDP từ 22,6% năm 1990 lên 29,1% năm 1995, dịch vụ từ 38,6% lên 41.9%. Bắt đầu có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế. Vốn đầu tư cơ bản toàn xã hội năm 1990 chiếm 15,8% GDP; năm 1995 là 27,4% (trong đó, vốn đầu tư trong nước chiếm 16,7%). Đến cuối năm 1995, tổng vốn đăng ký của các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài đạt trên 19 tỷ USD, gần 1/3 đã được thực hiện. Lạm phát từ mức 67,1% năm 1991 xuống còn 12,7% năm 1995”.

Năm 2002 tốc độ tăng trưởng (GDP) đạt 7,04%, mức cao nhất trong 4 năm qua (1998-2002), đứng thứ 2 châu Á, chỉ sau Trung Quốc (8%). Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng 5,4% so với năm 2001, dự kiến đạt 121.000 tỷ đồng. Sản lượng lương thực đạt 36,4 triệu tấn, riêng lúa là 34,1 triệu tấn, tăng 2,1 triệu tấn. Sản lượng ước đạt 27.400 tỷ đồng, tăng 7,3% – Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 14,5% so với năm 2001. Sản xuất 17 triệu tấn dầu thơ, 2,26 tỷ mét khí –

Xuất khẩu ước đạt 16,53 tỷ USD tăng 10% so với năm 2001. Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 2002: 669 dự án với tổng số vốn đăng ký 1.333 triệu USD, tăng 32.4% số vốn dự án, và giảm 41,1% về số vốn đăng ký (Thông tin cựu chiến binh số 116, 3-2003).

Những thành tựu nói trên tạo cơ sở cho sự ổn định chính trị, phát triển kinh tế xã hội lên một tầm cao hơn. Đời sống nhân dân về mọi mặt được cải thiện rõ rệt.

Dù cịn có nhiều tiêu cực trong xã hội và đất nước cịn gặp nhiều khó khăn, song những thành quả đạt được đã minh chứng cho sự đúng đắn của công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo. Thực tế đó và việc Đại hội lần thứ VII của Đảng thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội chính là sự trung thành với con đường cách mạng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh tụ vĩ đại của Đảng và của dân tộc đã lựa chọn: đồng thời cũng thể hiện sự nhận thức và hành động ngày càng đúng đắn với lý luận Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Chúng ta cũng có thể coi đó là q trình Đảng ta biến tư tưởng Hồ Chí Minh thành sức mạnh vật chất, thành hiện thực ở nước ta.

Đại hội lần thứ VII của Đảng khẳng định: “Cần nhấn mạnh rằng đây là sự lựa chọn của chính lịch sử, sự lựa chọn đã dứt khoát từ năm 1930 với sự ra đời của Đảng ta trong lúc các phong trào cứu nước từ lập trường Cần Vương đến lập trường tư sản, tiểu tư sản, qua khảo nghiệm lịch sử đều lần lượt thất bại”.

Quá trình đổi mới vì chủ nghĩa xã hội cũng là quá trình biến những quan niệm của Hồ Chí Minh về xã hội chủ nghĩa từng bước thành hiện thực. Nếu ai đó cịn chưa hiểu đầy đủ chủ nghĩa xã hội là gì xin trở lại câu trả lời của Hồ Chí Minh: “Xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm cho nhân dân ta có một đời sống thật sung sướng, tốt đẹp”. Quan niệm chủ nghĩa xã hội là một xã hội mang bản chất nhân văn, nhân đạo của Người được các tầng lớp nhân dân ta đồng tình và mang hết sức mình để phấn đấu, xây dựng. Cũng theo ánh sáng tư tưởng đó của Người, Đại hội lần thứ VII của Đảng đã chỉ rõ: “Phát triển kinh tế - xã hội theo con đường củng cố độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta là

Một phần của tài liệu nội dung, giá trị và ý nghĩa của đường lối cách mạng đúng đắn do chủ tịch hồ chí minh vạch ra trong cương lĩnh đầu tiên của đảng (Trang 47 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)