Biểu đồ 9: Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính quốc tế từ năm 2011 – 2021 (Nguồn: Trademap)
(https://www.trademap.org/Service_SelService_TS.aspx?nvpm=1%7c%7c%7c%7c%7c %7c%7cS00%7c1%7c3%7c1%7c1%7c2%7c1%7c5%7c1%7c1%7c1)
Năm Kim ngạch XKDV tài chính 2011 $ 420,171,016 2012 $ 422,202,204 2013 $ 451,636,889 2014 $ 473,490,207 2015 $ 455,351,743 2016 $ 452,294,872 2017 $ 486,091,147 2018 $ 520,067,298 2019 $ 517,570,468 2020 $ 533,656,148
Bảng 9: Kim ngạch XKDV tài chính thế giới giai đoạn 2011-2020
(https://www.trademap.org/Country_SelService_TS.aspx?nvpm=1%7c%7c%7c%7c%7c %7c%7cS00%7c1%7c3%7c1%7c1%7c2%7c1%7c2%7c1%7c1%7c1)
Nhận xét chung
Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính có sự biến động khơng đồng đều qua từng năm. Doanh thu trung bình xuất khẩu dịch vụ tài chính là 473 tỷ USD, chỉ chiếm 9.1% so với tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ trên thế giới. Sau cuộc khủng hoảng tài chính, từ năm 2011 – 2014, kim ngạch xuất khẩu ngành này có sự tăng trưởng nhẹ từ 420 tỷ USD năm 2011 lên 473 tỷ USD vào năm 2014 – tăng 12%. Tuy nhiên, hai năm sau đó, doanh thu xuất khảu dịch vụ tài chính giảm chỉ cịn 452 tỉ USD năm 2016. Thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế biến động phức tạp và khó lường, tác động tiêu cực đến sự ổn định kinh tế
thế giới. Năm 2015 là năm thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế biến động mạnh và phức tạp nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu 2008 - 2009.
Từ năm 2017 – 2020, do những ứng dụng hiệu quả và sự xuất hiện và phát triển không ngừng của tiền áo, thị trường chứng khoán cũng như những đối mới trong ngành tài chính ngân hàng, doanh thu ngành này có sự tăng trưởng đáng kể, đạt đỉnh vào năm 2020 với 533 tỷ USD – tăng 26.9% so với năm 2011. Trong tương lai, dịch vụ tài chính được dự đốn sẽ cịn phát triển hơn nữa với sự xuất hiện ngày một nhiều của các start-up công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng, ứng dụng công nghệ, …
Quốc gia Giá trị XKDV tài chính năm 2020 Tỷ trọng Mỹ $ 144,343,000 27.05% Anh $ 78,548,761 14.72% Luxembourg $ 63,302,793 11.86% Singapore $ 31,608,163 5.92% Đức $ 29,143,134 5.46%
Bảng 10: Top 5 quốc gia có KNXK lớn nhất (Nguồn: Trade Map)
Phân tích:
Mỹ: Ngành dịch vụ tài chính của Hoa Kỳ phát triển đứng đầu thế giới, với tỷ trọng cao
nhất 27.05%. Trong đó phải kể đến sàn giao dịch chứng khoán New York được đặt ở thành phố New York là sàn giao dịch lớn nhất thế giới tính về giá trị giao dịch. Về tổng
quát, Hoa Kỳ sau nhiều năm vẫn dẫn vị thế đứng đầu về xuất khẩu dịch vụ (826,98 tỷ USD năm 2018 toàn ngành dịch vụ; hơn 144 tỷ nói riêng về xuất khẩu dịch vụ tài chính). Giải thích cho sự dẫn đầu này cũng khá đơn giản khi Mỹ là quốc gia đứng đầu về sự phát triển kinh tế và khoa học kĩ thuật, điều này thúc đẩy sự phát triển các ngành dịch vụ như dịch vụ chuyên nghiệp, khoa học và kỹ thuật, bất động sản và đặc biệt là dịch vụ tài chính.
Anh: Ngành dịch vụ chiếm hơn 70% trong tổng giá trị GDP của Anh, trong đó ngân hàng,
bảo hiểm và dịch vụ tài chính kinh doanh là 3 ngành phát triển mạnh nhất. Trong vị trí top 5, Anh đứng thứ 2 sau Mỹ với tỷ trọng thống kê được là 14,72% (khoảng 78,5 tỷ USD). Ba nước còn lại là Luxembourg, Singapore, Đức có tỷ trọng lần lượt là 11,86%; 5,92% và 5,46%. Những nước này mặc dù dịch vụ tài chính khơng q nổi bật nhưng lại tập trung vào phát triển các ngành dịch vụ khác như du lịch với các cơng trình kiến trúc đặc sắc.
Những xu hướng phát triển của dịch vụ tài chính do tác động của cuộc Cách mạng 4.0
- Sự thu hẹp tài chính và cơng nghệ: Thuật ngữ Fintech xuất hiện lần đầu tiên vào những năm 1980 và được lan truyền rộng rãi sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007. Những tiến bộ về cơng nghệ giúp người dùng có thể tái tạo lại tài chính và thậm chí làm thay đổi nhu cầu của con người khi liên tục tạo ra những dịch vụ mới và cơ hội mới. Dưới tác động của cách mạng 4.0, Fintechs thâm nhập vào các lĩnh vực tập trung vào khách hàng mà các công ty lớn bỏ qua. Các ứng dụng phổ biến trên điện thoại di động, việc sử dụng Internet ngày càng nhanh do những thay đổi trong phần mềm và kỹ thuật, tiếp tục tác động đến lĩnh vực tài chính.
- Số lượng các cơng ty Fintech tăng lên trên tồn thế giới. Fintech cung cấp thêm các lựa chọn trong nhiều lĩnh vực như hệ thống thanh toán, giải pháp tín dụng, dịch vụ quản lý tài sản và bảo hiểm. Trong khi một số giải pháp được tạo ra trong những lĩnh vực này ngày càng được đối mới hơn, thể hiện chuyển đổi căn bản cho ngành
- Chuyển đổi ký thuật số trong lĩnh vực ngân hàng: Ngành tài chính và đặc biệt là ngành ngân hàng là một ngành năng động với sự cạnh tranh gay gắt về sản phẩm và dịch vụ. Do đó, các ngân hàng khơng ngừng nỗ lực phát triển và chuyển đổi để không bị đối thủ cạnh tranh bỏ xa. Sự chuyển đổi kỹ thuật số đang làm nảy sinh các sản phẩm và dịch vụ mới trong hệ thống thanh tốn. Ví dụ: Amazon đã nộp đơn đăng ký bằng sáng chế cho "Payby- selfie" và Mastercard cung cấp thanh toán Selfie cho người dùng của mình. Ngược lại, với sự phát triển của cơng nghệ chuỗi thanh toán số lượng lớn, các khoản thanh toán “đẩy” sẽ thay thế các giao dịch không qua trung gian giữa các tài khoản sẽ trở thành hiện thực. Với sáng kiến thị trường Amazon Go tại Hoa Kỳ, những trải nghiệm mua sắm tương tự trên khắp thế giới sẽ sớm trở thành thành tựu của FinTech và mạng lưới thanh tốn tức thì sẽ được thiết lập trên khắp thế giới.
- Công nghệ chuỗi khối và tiền điện tử: Khái niệm Blockchain, được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2008, được sử dụng để ghi lại các giao dịch được thực hiện bằng bitcoin và được mô tả là cuộc cách mạng mạng vĩ đại nhất sau Internet, tức là công nghệ nền tảng của nó. Tiền điện tử, vốn bị ngành tài chính phản đối do khơng thể theo dõi các giao dịch, sẽ sớm được sử dụng để thanh toán ở nhiều địa điểm khác nhau. Trên thực tế, chúng hiện đang được sử dụng trong một số lĩnh vực như bán lẻ, thức ăn nhanh và thương mại điện tử.