III. Xu hướng phát triển thương mại dịch vụ quốc tế
Sự thay đổi GDP, thương mại và vận chuyển hàng hóa 2020 và
2020 và 2019 GDP Rail T-km Road T-km 0 -2 -4 -6 -8 -10 -12 EU Russia USA
Biểu đồ 13: Sự thay đổi GDP, thương mại và vận chuyển hàng hóa quốc tế giữa 2020 và 2019 (Nguồn: Statista)
(https://www.statista.com/)
Trong khi đó tỉ trọng các ngành dịch vụ có hàm lượng cơng nghệ cao có xu hướng tăng
42
lên. Ngun nhân chính là từ dịch bệnh cộng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, người tiêu dùng có xu hướng chi tiêu cho các dịch vụ trực tuyến, mua sắm qua thiết bị di động. Nhờ đó, thương mại điện tử phát triển đã trở thành một động lực thúc đẩy nhiều ngành dịch vụ khác như: dịch vụ phân phối (bán buôn, bán lẻ,… phát triển cùng với việc mua sắm online), dịch vụ tài chính, ngân hàng (E-banking), giáo dục (E- learning), …
Hai ví dụ điển hình về loại hình dịch vụ có hàm lượng cơng nghệ cao đang rất phát triển chính là: E-learning và E-banking.
Học trực tuyến (E-learning) là phương pháp học đã áp dụng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore... Tại Mỹ, hàng triệu học sinh phổ thông đăng ký học E-learning với 40% các chương trình đào tạo tại các trường đại học và hơn 30% các chương trình giảng dạy tại các trường phổ thơng được thực hiện online. Theo nghiên cứu được công bố bởi Arizton Advisory & Intelligence, quy mơ của thị trường khóa học trực tuyến đạt 200 tỷ đơ la vào năm 2020, tăng trưởng với CARG là 14% trong giai đoạn dự báo. Đến năm 2026, con số này dự kiến sẽ đạt mốc 375 tỷ USD. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa (UNESCO) cũng đã khuyến nghị các chính phủ hợp tác với ngành công nghiệp liên quan để xây dựng và tăng cường cơ sở hạ tầng công nghệ cung cấp thiết bị di động nhằm mở rộng học tập trực tuyến.
Ngoài ra, trên thế giới hiện nay, xu thế số hóa hoạt động ngân hàng đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ và rõ ràng. Phát triển ngân hàng số là một trong những xu thế nổi bật hiện nay giúp các ngân hàng đi tắt đón đầu và phát triển bền vững trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra ngày càng sâu rộng, cũng như tạo nên sự phát triển đột phá trong cung cấp sản phẩm, dịch vụ của các ngân hàng. Đại dịch Covid-19 đã giúp đẩy nhanh q trình chuyển đổi thói quen sử dụng ngân hàng, tiền mặt, từ hình thức truyền thống sang hình thức Online khiến cho việc sử dụng dịch vụ E-banking và ví
43
điện tử ngày càng trở nên phổ biến và là sản phẩm cốt lõi quan trọng với các ngân hàng hơn bao giờ hết.
44
50
262018 2018
Biểu đồ 14: Tốc độ tăng trưởng của ngân hàng số (2018-2024)
(Nguồn: Business Insider) (https://www.insider.com/news)
Với nhiều lợi ích mà E-banking mang lại cho người dùng chính, như khả năng chuyển tiền đến tài khoản khác hoặc ngân hàng khác chỉ trong vài giây thay vì phải đến ngân hàng truyền thống, tiết kiệm thời gian, thủ tục đơn giản,... E-banking dần đã trở thành xu hướng toàn cầu và sẽ bùng nổ trong tương lai.