5.4 .Top 05 quốc gia có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất
1. Thương mại dịch vụ quốc tế tiếp tục có tốc độ tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ
trọng ngày càng cao trong thương mại quốc tế
Thương mại dịch vụ quốc tế trong những năm qua có vị trí ngày càng cao trong thương mại quốc tế, thể hiện ở tỷ trọng không ngừng tăng lên và tốc độ phát triển bình quân hàng năm của xuất khẩu dịch vụ. Điều này làm cho giá trị và tỷ trọng của thương mại dịch vụ quốc tế có xu hướng tăng lên trong tổng giá trị thương mại toàn cầu.
Giai đoạn 2010-2019, thương mại dịch vụ quốc tế tăng trưởng bình quân hơn 5%. Năm 2010, giá trị xuất khẩu dịch vụ toàn cầu đạt gần 4047 tỷ USD, chiếm khoảng 19% tổng giá trị xuất khẩu thế giới; đến năm 2019 đạt 6.235 tỷ USD, chiếm tới gần 25% tổng giá trị xuất khẩu toàn cầu. Tuy nhiên năm 2020, xuất khẩu dịch vụ có xu hướng giảm do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nhưng nhìn chung thương mại dịch vụ quốc tế vẫn chiếm một tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu thương mại quốc tế.
Biểu đồ 22: Kim ngạch thương mại dịch vụ quốc tế giai đoạn 2010 – 2020
7000 6000 5000 4000 3000 2000 1000 0
4563 469749915309
5078 51495584 4047
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Nguồn: Word Bank
Sở dĩ, tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ có xu hướng gia tăng trong cơ cấu thương mại quốc tế có thể kể đến một vài lý do cơ bản.
Thứ nhất, những năm giữa của thế kỷ 20 đổ về trước, do những quan điểm về quản lý nền kinh tế cũng như ảnh hưởng bởi các yếu tố địa lý, việc cung ứng dịch vụ ít có cơ
42 hội phát triển. Từ những năm 70, do tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, nền kinh tế thế giới đã bước vào giai đoạn phát triển mạnh, các ngành dịch vụ, nhất là dịch
vụ có hàm lượng tri thức cao ngày càng đóng vai trị quan trọng, là động lực cho sự phát triển quốc gia.
Thứ hai, sự phát triển của khoa học công nghệ, nhất là trong lĩnh vực thơng tin viễn thơng tạo tiền đề cho việc hình thành và mở rộng việc trao đổi dịch vụ giữa các nước.
Thứ ba, trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều quốc gia và các tổ chức liên kết kinh tế quốc tế đã có những thay đổi trong quan điểm, chính sách quản lý và phát triển lĩnh vực dịch vụ của mình. Những điều chỉnh theo hướng mở cửa nền kinh tế tạo điều kiện cho việc tiêu dùng và tăng cơ hội cung ứng dịch vụ giữa các nước.
Thứ tư, mức thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân như du lịch, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, học tập,… gia tăng nhanh chóng.