IV. LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆT NAM HIỆN NAY
2. Tư tưởng dân chủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua 35 năm đổi mới
2.2. Thực tiễn Việt Nam về mặt kinh tế qua 35 năm đổi mới
2.2.1. Những thành tựu nổi bật
Trong 35 năm đổi mới, tư tưởng dân chủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục được vận dụng sáng tạo để củng cố mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Vấn đề thực hành dân chủ, tăng cường mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân trong thời kỳ đổi mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh đã đạt được một số kết quả quan trọng.
Một là, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng đầy đủ, tạo ra môi trường kinh tế, pháp lý thuận lợi:
Ta đã thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ quyền sở hữu của tất cả mọi người và quyền tự do sản xuất kinh doanh; chống độc quyền, dỡ bỏ rào cản và những phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, bảo đảm cho các thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật. Sự dân chủ, bình đẳng này đã tạo ra động lực vật chất, kinh tế thúc đẩy các chủ thể kinh tế khai thác và phát huy mọi tiềm năng phát triển kinh tế của mình. Điều đó cho thấy, Nhà nước ngày càng làm tốt hơn vai trò, chức năng kiến tạo phát triển thơng qua việc khơng ngừng hồn thiện chính sách và khn khổ thể chế.
Hai là, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thừa nhận, tôn trọng nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức sở hữu, nhiều hình thức phân phối chính là thừa nhận và tơn trọng tính đa dạng về lợi ích của các giai cấp, tầng lớp, các tập đồn, nhóm và cá nhân người lao động trong xã hội.
Theo đó, tiến trình đổi mới đã dần làm cho quyền tự do, tự chủ trong sản xuất, kinh doanh của cá nhân, tập thể lao động, các đơn vị kinh tế, các doanh nghiệp được thực hiện ngày càng tốt hơn. Các chủ thể kinh tế được giải phóng khỏi sự ràng buộc của các cơ chế không hợp lý, phát huy được quyền làm chủ và tính năng động, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh, trong hội nhập kinh tế quốc tế. Người dân có điều kiện tạo việc làm, tìm kiếm việc làm, tăng thu nhập, lựa chọn cơ hội học tập, lập nghiệp. Nhờ đó, đã kích thích mạnh mẽ việc đầu tư cho sản xuất kinh doanh, tạo ra động lực to lớn để mọi người sáng tạo và phát triển kinh tế vì lợi ích của chính mình và đóng góp cho xã hội. Hơn nữa, kinh tế thị trường với cơ chế cạnh tranh phân hóa, sàng lọc nghiêm ngặt về năng lực, trình độ nên đã từng bước hình thành những người sản xuất kinh doanh, những người lao động linh hoạt, năng động, tự chủ, có trách nhiệm cao với bản thân, với cơng việc, với đơn vị, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội. Đó cũng là phẩm chất cần có của con người trong một nền sản xuất công nghiệp hiện đại và một xã hội dân chủ, văn minh.
Ba là, quá trình dân chủ hóa đời sống kinh tế đã nhanh chóng đưa nền kinh tế của đất nước thốt khỏi tình trạng trì trệ, khủng hoảng và đến nay đã ra khỏi tình
trạng kém phát triển, vươn lên nhóm nước có mức thu nhập trung bình; đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt; sức mạnh tổng hợp của quốc gia được tăng lên, tạo ra thế và lực mới cho đất nước tiếp tục phát triển. Như vậỵ với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, 35 năm qua chúng ta đã thực sự giải phóng sức sản xuất, phát huy được tính năng động, tích cực của mọi thành phần kinh tế, mọi người được tự do, tự chủ sản xuất, kinh doanh. Người dân được tự do, dân chủ, bình đẳng hơn trong việc làm giàu cho bản thân, gia đình và góp phần làm giàu cho đất nước, xã hội. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là “sân chơi” dân chủ, bình đẳng cho mọi người, mọi nhà, mọi thành phần, mọi chủ thể kinh tế phù hợp với điều kiện đất nước và xu hướng vận động phát triển tiến bộ của thế giới.
2.2.2. Những hạn chế còn tồn đọng
Một là, thể chế kinh tế thị trường gồm cả hệ thống pháp luật và các chính sách của Nhà nước cịn thiếu đồng bộ, nhất qn, có những điểm chưa phù hợp, nên cản trở hoặc ảnh hưởng xấu đến sự vận hành của nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Việc triển khai, thực thi đường lối, chính sách kinh tế có biểu hiện thiếu dân chủ, bất bình đẳng trong đối xử với các chủ thể kinh tế, các thành phần kinh tế về thuế, vay vốn, lãi suất cho vay, về thủ tục xuất nhập khẩu. Điều này ít nhiều tạo nên môi trường cạnh tranh thiếu lành mạnh, động lực đầu tư kinh doanh, phát triển kinh tế bị tổn thương. Vì vậy mà nhiều nguồn lực, tiềm năng về vật chất và tinh thần để phát triển kinh tế còn dồi dào trong các tầng lớp nhân dân chưa được khai thác, phát huy một cách hiệu quả.
Hai là, việc đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả của kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể còn nhiều hạn chế.
Vai trò chủ đạo, nền tảng của những thành phần kinh tế này trong nền kinh tế quốc dân chưa được thể hiện rõ nét. Tốc độ tăng trưởng và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước chưa tương xứng với sự đầu tư, ưu đãi của Nhà nước và sự kỳ vọng của nhân dân. Kinh tế tập thể, nhất là trong khu vực nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, lúng túng, trong khi sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với loại hình kinh tế này vẫn chưa được đầu tư đúng mức còn nặng về khẩu hiệu.
Ba là, công tác quản lý nhà nước về kinh tế cịn nhiều khuyết điểm.
Tình trạng quan liêu, quản lý lỏng lẻo, gây thất thốt, lãng phí ở nhiều cơng trình, nhiều cơ quan, nhiều địa phương nhưng chưa được xử lý nghiêm, thiếu khách quan, thiếu trách nhiệm. Việc tích tụ ruộng đất, đơ thị hố, cơng nghiệp hố ở nhiều nơi
không được tiến hành bài bản, không thật sự lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, những đề xuất kiến nghị chính đáng của nhân dân nên đã gây thất thốt, lãng phí nhiều tài ngun đất đai màu mỡ khiến nhân dân bất bình, lo lắng. Đặc biệt, việc thu hồi, đền bù đất, tái định cư ở nhiều nơi thực hiện thiếu dân chủ, không công bằng, không bảo đảm cuộc sống ổn định lâu dài của nhân dân nên đã gây bất bình, bức xúc, mất lịng tin của nhân dân. Một bộ phận nhân dân, chủ yếu là nơng dân, do tình trạng cơng nghiệp hố thiếu kế hoạch nên khơng cịn tư liệu sản xuất, khơng có việc làm ổn định. Thất nghiệp, việc làm không ổn định ở đô thị, thiếu việc làm ở nông thôn vẫn ở mức cao.
Bốn là, tăng trưởng của nền kinh tế vẫn ở mức dưới tiềm năng, hiệu quả và chất lượng tăng trưởng thấp, chưa bền vững, năng suất thấp và chất lượng sản phẩm chưa tốt, sức cạnh tranh của nền kinh tế, doanh nghiệp và hàng hố chưa cao.
Tính tự phát, tuỳ tiện trong sản xuất, kinh doanh vẫn còn khá phổ biến. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, còn phân tán và lãng phí. Mức sống của nhân dân, nhất là nơng dân ở một số địa phương, miền núi, vùng sâu, vùng xa cịn q thấp. Chính sách tiền lương và phân phối thu nhập trong xã hội còn nhiều bất hợp lý. Một bố phận nông dân, công nhân chưa được thụ hưởng một cách tương xứng với sự tăng trưởng, phát triển của nền kinh tế đất nước. Trong xã hội xuất hiện khơng ít người giàu lên bằng con đường làm ăn phi pháp. Hiện tượng lợi dụng chức quyền tham ô, tham nhũng vẫn là vấn đề nhức nhối. Hiện tượng sản xuất vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức kinh doanh vẫn diễn biến phức tạp gây tổn hại cho người sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng, đến sự lành mạnh của nền kinh tế và ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội.
2.2.3. Một số giải pháp cụ thể
Một là, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ xã hội chủ nghĩa và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa phù hợp với điều kiện mới của đất nước và tình hình thế giới.
Theo đó, cần nhận thức sâu sắc và thực hiện tốt quan điểm dân là chủ, dân làm chủ; việc có lợi cho dân phải hết sức làm, việc có hại đến dân phải hết sức tránh; thực hành dân chủ là chìa khóa vạn năng để giải quyết mọi khó khăn; dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, động lực của công cuộc đổi mới và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; bảo đảm dân chủ trong kinh tế gắn liền với dân chủ trong chính trị, văn hóa, xã hội; xây dựng điều kiện kinh tế đồng bộ, hài hịa với các điều kiện về chính trị, văn hóa, xã hội của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa gắn liền với xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và nền văn hóa xã hội chủ nghĩa tiên tiến đậm đà bản sắc Việt Nam.
Hai là, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước phải làm tốt vai trò kiến tạo phát triển thơng qua hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật phù hợp. Trong đó, bảo
đảm:
1) Giải quyết hài hịa các quan hệ về lợi ích, trước hết là lợi ích kinh tế của các thành phần kinh tế, các giai cấp, tầng lớp xã hội, giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, giữa chủ và thợ, giữa lợi ích của cơng nhân, nơng dân, trí thức, doanh nghiệp và lợi ích của nhà nước, lợi ích trước mắt và lâu dài, lợi ích quốc gia và quốc tế;
2) Kinh tế nhà nước thực sự “giữ những vị trí then chốt, đi đầu ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nêu gương về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế xã hội và chấp hành pháp luật”;
3) Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh theo pháp luật; trong đó, cần đa dạng hóa các hình thức hợp tác phù hợp để gia tăng sản xuất, phát triển sản xuất nhằm mang lại no đủ, giàu có, thịnh vượng, cơng bằng, tiến bộ, hạnh phúc cho đa số nhân dân lao động;
4) Các tổ chức xã hội có điều kiện hợp tác, hỗ trợ nhà nước, khi cần thiết có thể đấu tranh với các thế lực tự phát của thị trường để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân…
Ba là, tiếp tục tập trung đầu tư nghiên cứu bổ sung, phát triển, làm sáng tỏ về nhận thức lý luận, hoàn thiện về mặt thể chế và quyết liệt, đồng bộ trong tổ chức thực thi để đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường; phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đây là những vấn đề hệ trọng của quốc gia nên việc tìm kiếm phương án tối ưu cũng như việc thực thi các phương án đó nhất thiết phải huy động được sức mạnh tinh thần và vật chất của tồn dân tộc. Khơng thể thực hiện thành công việc tái cấu trúc nền kinh tế, đổi mới mơ hình tăng trưởng để hướng đến tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững thực sự chỉ dựa vào tài năng, trí tuệ, tâm huyết của một số ít người và nếu chỉ bảo đảm lợi ích của một số nhóm người nào đó. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói đại ý rằng: Trong một nước dân chủ thì ai ai cũng có quyền thảo luận, tranh luận để cùng nhau tìm ra chân lý. Khi chân lý đã tìm thấy rồi thì quyền tự do tư tưởng hóa ra quyền tự do phục tùng chân lý; và, chân lý thì rất giản dị, đó là tất cả những gì ích quốc, lợi dân. Dân ở đây là tất cả mọi người Việt Nam u nước, trong đó cơng, nơng, trí thức là những bộ phận cơ bản, là gốc, nền tảng của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, cần bảo đảm những điều kiện tốt nhất trong nghiên cứu lý luận, trong đổi mới tư duy về kinh tế; bảo đảm dân chủ trong xây dựng và thực thi chính sách, thể chế kinh tế vừa là mục tiêu, nhiệm vụ vừa là phương thức, động lực và là giải pháp chiến
lược cho vấn đề tạo lập cơ sở kinh tế để thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực kinh tế ở nước ta hiện nay.