Luật an ninh mạng 2019

Một phần của tài liệu Đề tài phân tích luận điểm của hồ chí minh “bao nhiêu lợi ích đều vì dân bao nhiêu quyền hạn đều của dân… chính quyền từ xã đến chính phủ trung ương do dân cử ra (Trang 36 - 38)

III. Ý NGHĨA CỦA LUẬN ĐIỂM

3. Một số vấn đề thực tiễn khác

3.2. Luật an ninh mạng 2019

Ngày 01/01/2019, Luật An ninh mạng chính thức có hiệu lực.

Với 7 chương, 43 điều, Luật An ninh mạng quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an tồn xã hội trên khơng gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức có liên quan.

31

Tuy nhiên, nhiều tổ chức, cá nhân lên tiếng phản ứng dưới danh nghĩa tổ chức quốc tế, phi chính phủ song lý lịch số này khơng khó để nhận ra. Chẳng hạn, tổ chức Freedom House nói “Việt Nam tiếp tục là kẻ thù của tự do Internet” khi nhận định về Luật An ninh mạng, đưa ra nhiều quan điểm “gây bão”. Hay trên một số báo nước ngoài như BBC, RFA, VOA, RFI,... và các trang mạng xã hội xuất hiện dày đặc các bài viết xuyên tạc, bóp méo Luật An ninh mạng như: “Bị trói thêm một nuộc”, “Tơi

bất tuân an ninh mạng”, “Tản mạn về Luật An ninh mạng Việt Nam”, “Đảng quyết, Google hay Facebook cũng phải nghe”, “Luật An ninh mạng: Tuân thủ hay viết - nói theo ý mình?”. Các bài viết này cho rằng, Luật An ninh mạng “chống lại loài người”, “bịt miệng dân chủ”, “đàn áp bất đồng chính kiến”, “tạo rào cản kinh doanh”, “tăng chi phí cho doanh nghiệp”, “thêm giấy phép con”, “lạm quyền”, “cấm sử dụng Facebook, Google”,…

Vậy, Luật An ninh mạng có thật sự làm mất đi tính dân chủ của nhân dân, đi ngược lại tư tưởng dân chủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh?

Câu trả lời là không! Đây là những thông tin bịa đặt, xuyên tạc, gây tâm lý hoang mang, nghi ngờ trong quần chúng nhân dân đối với chính sách của Đảng, Nhà nước, cản trở Luật An ninh mạng đi vào cuộc sống.

Đất nước ta đã trải qua 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 10 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, giờ đây đất nước ta đã bước vào thời đại mới, thời đại của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. Đây là thời đại tiềm ẩn nhiều cơ hội và thách thức hơn với Việt Nam, trong khi còn tồn tại nhiều vấn đề bên ngoài xã hội, các vấn đề liên quan đến mạng xã hội, số hóa, … liên tục xuất hiện. Các vấn đề xã hội nảy sinh nhanh chóng cả về quy mơ và mức độ khi có sự trợ giúp từ các nền tảng công nghệ, mạng xã hội,… Đạo đức, lối sống gia đình, học đường có mặt xuống cấp đáng lo ngại, gây bức xúc. Mơi trường văn hóa có những mặt chưa thực sự lành mạnh, trái với thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hóa dân tộc. Trên khơng gian mạng xuất hiện tràn lan các văn hóa phẩm đồi trụy, các clip rác, mang nội dung xấu đã gây ra khơng ít hệ lụy cho người dân, khơng ít vụ tự tử đã xảy ra vì những lời lăng mạ khơng suy nghĩ. Chính vì vơ vàn rủi ro, nguy hại như vậy nên Nhà nước ta phải xây dựng pháp luật đặc biệt điều chỉnh văn hóa mạng xã hội để bảo vệ người dùng Việt Nam.

Câu hỏi đặt ra là, những kẻ chống phá quyết liệt Luật An ninh mạng là ai? Đó là các thế lực thù địch với Việt Nam và các phần tử phản động, tay sai, cơ hội chính trị. Bởi với những quy định của Luật An ninh mạng thì từ nay, những thế lực thù địch chống phá Nhà nước Việt Nam, đi ngược lại lợi ích của dân tộc Việt Nam đã khơng cịn được tự tung tự tác trên khơng gian mạng, khơng cịn cái gọi là “sự tự do trên

32

mạng” để lan truyền những thông tin chống phá Nhà nước, gây phương hại đến an ninh quốc gia và trật tự an tồn xã hội. Đó mới là ngun nhân đích thực của những hành động điên cuồng chống lại Luật An ninh mạng của Việt Nam.

Do đó, hơn lúc nào hết, chúng ta cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền làm rõ những nội dung trong Luật An ninh mạng để các tầng lớp nhân dân hiểu, nắm được và mỗi người dân nâng cao tinh thần cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch. Kiên quyết đập tan những luận điệu hịng kích động, gây rối của một số phần tử cực đoan, lợi dụng dân chủ để chống phá những chủ trương, chính sách tốt đẹp của Đảng, Nhà nước ta, sớm đưa Luật An ninh mạng vào cuộc sống.

Một phần của tài liệu Đề tài phân tích luận điểm của hồ chí minh “bao nhiêu lợi ích đều vì dân bao nhiêu quyền hạn đều của dân… chính quyền từ xã đến chính phủ trung ương do dân cử ra (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w