HIỆN NAY
Chúng ta đã nhận thức được rằng: Xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam đang phấn đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển tồn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đồn kết, tơn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhiều nước trên thế giới… Nhìn lại chặng đường xây dựng CNXH ở nước ta:
Về kinh tế: Nước ta tiến hành chuyển nền kinh tế từ nền kinh tế tập trung sang
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa bắt đầu vào năm 1989. Trong những năm qua, chúng ta đã thu được những thành tựu to lớn: Các doanh nghiệp tư nhân trong nước và có vốn nước ngồi xuất hiện ngày càng nhiều, hộ nơng dân chuyển sang kinh doanh hàng hóa, hộ tư thương phát triển mạnh, thị trường hàng hóa và dịch vụ phát triển với quy mô ngày càng lớn, chủng loại phong phú hơn. Thị trường tài chính, nhất là thị trường tín dụng và chứng khốn phát triển khá nhanh. Thị trường bất động sản, thị trường lao động và khoa học - cơng nghệ, dù cịn chưa phát triển một cách chuẩn tắc, nhưng cũng đã hình thành. Xuất nhập khẩu phát triển mạnh, đưa nước ta trở thành nước có nền kinh tế mở ở mức độ cao trong khu vực.
Về cơ bản, đất nước đã thoát khỏi khủng hoảng, kinh tế tăng trưởng nhanh, mức sống chung của người dân được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, vấn đề phân hóa giàu nghèo nổi lên giữa các vùng, các nhóm dân cư. Đặc biệt là khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc, đời sống người dân cịn hết sức khó khăn. Vì vậy, ngay từ sớm vấn đề xóa đói giảm nghèo trở thành chủ đề thảo luận ở nhiều diễn đàn quốc gia. Đảng và Nhà nước ln coi xóa đói, giảm nghèo tồn diện, bền vững là mục
22
tiêu xuyên suốt và là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, góp phần thực hiện định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong thời kỳ này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều Chương trình mục tiêu quốc gia để xóa đói giảm nghèo. Quyết tâm vươn lên thốt khỏi đói nghèo khơng chỉ là ý chí của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương mà đã trở thành suy nghĩ của từng hộ nghèo. Quyết tâm giảm nghèo đó đã được hiện thực hóa thành những “con số biết nói.” Đó là năm 1993, tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam còn tới 58,1% nhưng đến năm 2015 đã giảm xuống còn 9,88%. Đến năm 2000, cơ bản xóa xong tình trạng đói kinh niên. Năm 2006, Việt Nam đã tuyên bố hoàn thành “Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) về xóa bỏ tình trạng nghèo đói cùng cực và thiếu đói”, về đích trước 10 năm so với thời hạn (thời hạn là năm 2015) và được cộng đồng quốc tế đánh giá là hình mẫu giảm nghèo hiệu quả. Chỉ tính riêng trong giai đoạn 2016 - 2019, Việt Nam đã giảm trên 58% số hộ nghèo so với tổng số hộ nghèo đầu giai đoạn. Sau 5 năm, đã có 6 triệu người thốt nghèo và 2 triệu người thoát khỏi cận nghèo.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, chúng ta cũng đang phải đối mặt với những thách thức mới trong quá trình phát triển: Chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh còn thấp, thiếu bền vững; kết cấu hạ tầng thiếu đồng bộ; hiệu quả và năng lực của nhiều doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp nhà nước cịn hạn chế; cơng tác quản lý, điều tiết thị trường còn nhiều bất cập. Trong khi đó, sự cạnh tranh đang diễn ra ngày càng quyết liệt trong q trình tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
Về xã hội: Hệ thống chính sách xã hội được hồn thiện: Nhà nước đã ban hành
Bộ luật lao động và hàng loạt các chính sách về giải quyết việc làm, dạy nghề, xuất khẩu lao động, phát triển nguồn nhân lực, phát huy nội lực sức lao động, phát triển thị trường lao động theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cải cách tiền lương, đổi mới chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động... góp phần thúc đẩy cơng cuộc đổi mới.
Giải quyết lao động, việc làm và thu nhập cho người lao động, xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội: nhiều giải pháp tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động được thực hiện. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động ở
23
thành thị có xu hướng giảm dần từ mức 4,5% năm 2010 xuống còn 3% năm 2020. Từ 2006 - 2011, đã giải quyết được việc làm cho trên 8 triệu lao động, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm cịn dưới 4,5%. Lao động qua đào tạo đã có những chuyển dịch tích cực. Cơng tác dạy nghề cũng đạt được những kết quả quan trọng, số người được đào tạo nghề liên tục tăng. Năm 2002, số người được dạy nghề là 1 triệu người, đến năm 2004 là gần 1,2 triệu người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo được cải thiện đáng kể từ 40% năm 2010 lên 65% năm 2020.
Chỉ số phát triển con người không ngừng tăng lên: Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam liên tục được cải thiện, lọt vào danh sách các nước phát triển con người cao của thế giới; từ mức 0,654 năm 2010 (thứ hạng 114/189 quốc gia và vùng lãnh thổ) lên mức 0,704 năm 2019 (xếp thứ 117/189 quốc gia và vùng lãnh thổ); từ năm 1990 - 2019, giá trị HDI của Việt Nam đã tăng gần 46%, nằm trong số các nước có tốc độ tăng HDI cao nhất trên thế giới.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn cịn tồn tại nạn tham nhũng, bn lậu, lãng phí của cơng chưa ngăn chặn được. Sự phân hóa giàu nghèo giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn và giữa các tầng lớp dân cư tăng nhanh. Đời sống một bộ phận nhân dân, nhất là ở một số vùng căn cứ cách mạng và kháng chiến cũ, vùng đồng bào dân tộc cịn q khó khăn. Tình trạng ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường sinh thái, hủy hoại tài nguyên thiên nhiên ngày càng tăng. Văn hóa phẩm độc hại lan tràn, tệ nạn xã hội ngày càng nhiều, trật tự an tồn xã hội cịn nhiều phức tạp, chất lượng giáo dục, chăm sóc y tế và nhiều dịch vụ cơng ích khác cịn khơng ít hạn chế; văn hóa, đạo đức xã hội có mặt xuống cấp. Đặc biệt, tình trạng tham nhũng, lãng phí, suy thối về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống vẫn diễn ra trong một bộ phận cán bộ, đảng viên.
Về chính trị: ln kiên định mục tiêu, lý tưởng chủ nghĩa xã hội, con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn, lãnh đạo. Xây dựng Đảng vững mạnh về tổ chức chính trị, tư tưởng và đạo đức; xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, giữ gìn đồn kết thống nhất trong Đảng "như giữ gìn con ngươi
24
của mắt mình”; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên để mỗi cán bộ, đảng viên phải “xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”.
Trong khi đó, các thế lực xấu, thù địch lại ln tìm mọi thủ đoạn để can thiệp, chống phá, gây mất ổn định, thực hiện âm mưu “diễn biến hịa bình” nhằm xóa bỏ chủ nghĩa xã hội, gây bất ổn chính trị ở Việt Nam. Mặt trái của cơ chế thị trường tác động làm suy thoái tư tưởng, đạo đức, lối sống của khơng ít cán bộ, đảng viên... làm ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân với Đảng, với chế độ.
Là một công dân của Việt Nam, chúng ta cần phải có sự nỗ lực, phải có cái trí và cái đức, noi gương đạo đức Hồ Chí Minh để thực hiện được sự nghiệp cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, xóa bỏ nghèo nàn, bần cùng và lạc hậu, phát triển đất nước theo định hướng chủ nghĩa xã hội, đi tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân bằng các giải pháp thiết thực, cụ thể; hình thành một đội ngũ cán bộ liêm khiết, trên trung với nước, tận hiếu với dân. Giáo dục mọi tầng lớp nhân dân ý thức biết cách làm giàu cho đất nước, hăng hái đẩy mạnh sản xuất kinh doanh gắn liền với tiết kiệm để xây dựng nước nhà, phấn đấu xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch, lãnh đạo khối đại đoàn kết toàn dân “xây dựng một nước Việt Nam hịa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh” như di nguyện của Người trước lúc đi xa.
25
KẾT LUẬN
Dựa trên các cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn, Bác đã đưa ra nhận định “Thắng thực dân phong kiến tương đối dễ, thắng bần cùng lạc hậu khó hơn nhiều”, tính đúng đắn của nhận định này đã được minh chứng trong cả lịch sử và sự phát triển của dân tộc hiện nay. Toàn Đảng và toàn dân ta đã giành được độc lập tự chủ và đi lên con đường xã hội chủ nghĩa luôn cần xây dựng bộ máy, hệ thống từ cơ sở vật chất, trang thiết bị đến chăm lo đời sống tinh thần, kiến thức cho nhân nhân hướng tới xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Thực tế cách mạng cho thấy, “cuộc chiến đấu khổng lồ” để “chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi” hay nói cách khác là chống lại “bần cùng lạc hậu” lại diễn ra trong những điều kiện mới với những biến động rất to lớn không chỉ riêng dân tộc Việt Nam mà trên toàn thế giới. Hơn nữa, hiện nay chúng ta đang trong giai đoạn hội nhập quốc tế với nhiều cơ hội và thách thức, điều này địi hỏi tồn Đảng và toàn dân phải đoàn kết, nỗ lực phi thường về cả trí và đức của mỗi người để tạo nên sức mạnh toàn xã hội. Đây cũng là một phần giá trị cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng ấy ln ln soi đường cho chúng ta thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, phát triển đất nước theo định hướng XHCN.
26
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (2019), Mạch Quang Thắng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.
2. C.Mác và Ph. Ăng-ghen: Tồn tập, sđd.
3. Hồ Chí Minh: Tồn tập, sđd.
4. Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2021), Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, truy cập lần cuối ngày 27/12/2021 tại <https://tinhdoankhanhhoa.org.vn/22350/>
5. Hồ Chí Minh tồn tập (tái bản lần thứ ba), Bài phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng, NXB Chính trị quốc gia, H.2011, Tập 12, trang 400-404. 6. https://dangcongsan.vn/ 7. https://hochiminh.vn/ 8. https://www.tapchicongsan.org.vn/ 9. http://tuyengiao.vn/nghien-cuu/ly-luan/tu-tuong-ho-chi-minh-ve-thoi-ky- qua-do- len-cnxh-o-viet-nam-gia-tri-va-nhung-luan-diem-can-bo-sung-123889 10. http://tuyengiao.vn/nghien-cuu/ly-luan/qua-do-len-chu-nghia-xa-hoi-mot-tat- yeu-lich-su-113142 27