Xử lý thông tin định lượng

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng phương pháp nghiên cứu khoa học (Trang 63 - 66)

BÀI 5 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ DỮ LIỆU

5.1. Xử lý thông tin định lượng

Người nghiên cứu không thể ghi chép các số liệu dưới dạng nguyên thuỷ vào tài liệu khoa học, mà phải sắp xếp chúng để làm bộc lộ các mối liên hệ và xu thế của sự vật. Tuỳ thuộc tính hệ thống và khả năng thu thập thơng tin, số liệu có thể được trình bày dưới nhiều dạng, từ thấp đến cao gồm: con số rời rạc, bảng số liệu, biểu đồ, đồ thị.

- Con số rời rạc:

Những con số rời rạc là hình thức thơng dụng trong các tài liệu khoa học. Con số rời rạc được sử dụng trong trường hợp số liệu thuộc các sự vật riêng lẻ, khơng mang tính hệ thống, khơng thành chuỗi theo thời gian. Ví dụ: “Đến tháng 9 -1994, Chính phủ Việt Nam đã cấp 1000 giấy phép đầu tư với tổng vốn pháp định khoảng 10 tỷ đơ la Mỹ, trong đó cơng nghiệp chiếm 57,4%”. Hoặc: “Nhóm nghiên cứu đã khảo sát 23 doanh nghiệp, 15 trường đại học, cao đẳng có cùng chuyên ngành...”

- Bảng số liệu

Bảng số liệu được sử dụng khi số liệu mang tính hệ thống, thể hiện một cấu trúc hoặc một xu thế.

Ví dụ, các thơng tin trong đoạn sau đây hồn tồn có thể thay thế bằng một bảng số liệu

trình bày trên bảng 6.1: “Trong cơ cấu cơng nghiệp 1992 thì xí nghiệp quốc doanh chiếm 70,6% giá trị tổng sản lượng; 32,5% lao động; 78,9% vốn sản xuất; tỷ trọng tương ứng

64

của tập thể là 2,8%, 10,1%, 2,0%; của xí nghiệp tư doanh là 2,8%, 2,3%, 3,1% và hộ cá thể là 23,8%, 55,1%, 16,0%.

Bảng 4.1. Cơ cấu công nghiê ̣p năm 1992 (%)

Quốc doanh Tâ ̣p thể Tư doanh Cá thể

Giá trị tổng sản lượng 70,6 2,8 2,8 23,8

Lao động 32,5 10,1 2,3 55,1

Vốn sản xuất 78,9 2,0 3,1 16,0

- Biểu đồ

Đối với số liệu so sánh, người nghiên cứu có thể chuyển từ bảng số liệu sang biểu đồ để cung cấp cho người học một hình ảnh trực quan về tương tác giữa hai hoặc nhiều sự vật được so sánh. Chẳng hạn:

+ Biểu đồ hình cột cho phép các sự vật diễn biến theo thời gian; Biểu đồ cột và thanh được sử dụng để so sánh số liệu theo nhóm, hoặc số liệu được phân nhóm, hoặc có thể so sánh phần trăm tổng của nhiều số liệu. Để minh họa số liệu bằng biểu đồ cột và thanh cần tuân theo các hướng dẫn sau: Số liệu dạng nhóm, rời rạc (khơng liên tục) như phân bố tần suất và phần trăm, số liệu thứ tự (ordinal) hoặc số liệu nhãn (nominal), số liệu so sánh phân tích thống kê.

+ Biểu đồ hình quạt cho phép quan sát tỷ lệ các phần của một thể thống nhất; Khi trình

bày các số liệu bằng biểu đồ hình bánh nên tuân theo các qui luật sau: • Tổng số các số liệu có giá trị tổng khơng đổi (thường 100%).

• Các giá trị có sự khác biệt tương đối lớn (có ý nghĩa), và các giá trị bằng nhau thì khơng nên trình bày bằng đồ thị này (thí dụ, 7 giá trị bằng nhau).

• Mỗi phần chia của hình (mỗi phần tương ứng với một giá trị) nên được chú thích. • Số phần chia tương đối nhỏ (thơng thường là từ 3-7 phần) và khơng vượt q 7 + Biểu đồ tuyến tính - quan sát động thái của sự vật theo thời gian;

+ Biểu đồ khơng gian cho phép hình dung sự biến động của những hệ thống số liệu có toạ độ không gian;

+Biểu đồ bậc thang cho phép quan sát tương quan giữa các nhóm có đẳng cấp.

Hình 5.1 Một số dạng biểu đồ [1]

- Đồ thị

Đồ thị được sử dụng khi quy mô của tập hợp số liệu đủ lớn, để có thể từ các số liệu ngẫu nhiên nhận ra những liên hệ thất yếu.

Để lập được đồ thị, người nghiên cứu cần phán đoán đưa ra sơ bộ những mơ hình tốn từ tập hợp số liệu đã thu thập được (cơng thức, phương trình, hệ phương trình, quan hệ hàm, v. v..). Để có thể tìm những mơ hình tốn phù hợp để xử lý số liệu, người nghiên cứu cần có những kiến thức nhất định về tốn. Trong trường hợp cần thiết, người nghiên

66

cứu có thể tìm kiếm sự hỗ trợ của các đồng nghiệp về toán. Tuy nhiên trong mọi trường hợp việc đặt bài tốn thì khơng ai có thể thay thế người nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng phương pháp nghiên cứu khoa học (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)