Dựa theo phương pháp xử lí số liệu, giáo viên thu được các chỉ số của các tham số đặc trưng.
Bảng 3.4. Tổng hợp các tham số thống kê chất lượng kiểm tra
Lớp Sĩ số Các tham số thống kê TBC Mode Trung vị Phương sai Độ lệch chuẩn Điểm bé nhất Điểm lớn nhất 6A2 45 8,73 8 9 0,86 0,92 7 10 6A3 45 7,82 8 8 0,99 0,99 5 10
113
Dựa vào bảng tổng hợp các tham số cho thấy: điểm trung bình bài kiểm tra của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Phương sai và độ lệch chuẩn là các tham số đo mức độ phân tán của các số liệu quanh giá trị trung bình cộng, Slớp thực nghiệm < Slớp đối chứng chứng tỏ điểm kiểm tra của học sinh lớp thực nghiệm ít phân tán và tập trung hơn.
Khi tính hệ số biến thiên, ta thấy Vlớp thực nghiệm < Vlớp đối chứng cho thấy điểm số ở lớp thực nghiệm đồng đều hơn. Giá trị V trong khoảng 10 – 30%, trong khoảng độ dao động trung bình khẳng định kết quả thu được đáng tin cậy.
3.6.2.2. Kết quả định tính
Tiến hành quan sát tất cả các tiết học thực nghiệm sư phạm của hai lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Thông qua quan sát, ghi chép các hoạt động của giáo viên và học sinh, trao đổi với giáo viên trong tổ chuyên môn sau mỗi tiết dạy để rút kinh nghiệm và trao đổi với học sinh để kiểm tra sự hứng thú, khả năng tiếp thu bài của học sinh với các bài giảng được thực hiện theo các biện pháp đã đề xuất trong luận văn.
Qua q trình thực nghiệm, tơi nhận thấy các tiến trình dạy học được soạn thảo tương đối phù hợp với thực tế dạy học. Trong giờ học, các em rất hứng thú với việc rèn luyện các tri thức phương pháp và học tập rất hăng say. Tỷ lệ học sinh chăm chú, tích cực trong học tập tăng cao. Sau buổi học, các em rất hứng thú và tỏ ra u thích học tập mơn Tốn hơn. Mặt khác, có sự chuyển biến rõ rệt trong hoạt động học tập của học sinh, đặc biệt là khả năng tích lũy kiến thức, phương pháp, khả năng mơ hình hóa tốn học, khả năng phân tích, tổng hợp, phát hiện và giải quyết vấn đề. Chúng tơi thấy lớp thực nghiệm có những dấu hiệu tích cực hơn so với lớp đối chứng, thể hiện ở một số nét chínhsau đây:
114
- Khả năng phân tích một hoạt động thành các hoạt động thành phần linh hoạt và chính xác.
- Khả năng phân tích, tổng hợp, khái qt hóa, đặc biệt hóa, tương tự hóa được cải thiện đáng kể.
- Khả năng trình bày lời giải chặt chẽ, logic, ít sai lầm ở học sinh thường xuyên được nhắc nhở và sửa chữa sai lầm.
- Năng lực tự học được cải thiện, học sinh hứng thú hơn trong giờ học.
3.6.2.3. Nhận xét chung
- Đa số học sinh có học lực khá giỏi, kiến thức cơ bản vẫn chưa tốt, kĩ năng và phương pháp học tập còn hạn chế. Khả năng tập trung và tính tốn chưa tốt, kĩ năng làm việc nhóm chưa phát huy hiệu quả do học online, kĩ năng thuyết trình và phản biện tương đối được, việc tự ghi chép và thực hiện nhiệm vụ chưa cao.
- Trong giờ học, học sinh ở lớp thực nghiệm hào hứng và tích cực thực hiện các nhiệm vụ hơn do các em được trải nghiệm những kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn, được tự tay làm ra các sản phẩm - ứng dụng trực tiếp phương pháp STEM. Một số học sinh đặt ra những câu hỏi hay và đề xuất được cách giải quyết vấn đề rất sáng tạo, khơng bị thụ động máy móc với hướng dẫn của giáo viên. Các em kiên trì trong việc tạo ra sản phẩm mặc dù trong nhiều trường hợp có thất bại khiến làm đi làm lại nhiều lần.
Một số hình ảnh trong các giờ học thực nghiệm được ghi nhận dưới đây:
115
Hình ảnh học sinh nhóm 3 lớp 6A2 trình bày bản thiết kế bảng xác định múi giờ
Hình ảnh học sinh sơi nổi tương tác khi đánh giá sản phẩm Bảng xác định múi giờ của nhóm 2 lớp 6A2
116
Hình ảnh học sinh trình bày sản phẩm Bảng xác định năm Can Chi
* Kết quả đạt được
- Học sinh tổ chức được nhóm học tập, lập kế hoạch, phân cơng cơng việc, nhiệm vụ, hoàn thành bài tập và bộ câu hỏi hướng dẫn do giáo viên đưa ra.
- Đa số học sinh nỗ lực, tích cực, có ý thức tham gia hoạt động nhóm mặc dù qua hình thức trực tuyến. Các em chủ động xin gợi ý của giáo viên khi cần thiết, nhiều nhóm thi đua với sự tập trung cao độ để có kết quả tốt nhất.
- Kết quả báo cáo dưới hình thức thi đua giữa các nhóm học sinh nên các em rất hào hứng, tích cực tham gia học tập.
- Sau khi hoàn thành sản phẩm và báo cáo kết quả, học sinh đã bước đầu làm quen với mơ hình dạy học theo định hướng giáo dục STEM. Học sinh về cơ bản đã biết một số những kĩ năng thiết yếu để hoàn thiện bản thân.
* Một số hạn chế
- Học sinh lần đầu tiên được học tập theo phương pháp này nên còn nhiều bỡ ngỡ.
117
- Một số nhóm học sinh chưa tích cực, chưa hợp tác trong quá trình thực nghiệm nên làm chậm tiến trình thực hiện dự án.
- Do là học sinh lớp 6 còn nhiều bỡ ngỡ, nên kĩ năng thuyết trình phản biện chưa tốt, báo cáo kết quả học tập còn chưa được rõ ràng.
- Học sinh học trực tuyến nên đôi lúc thời gian thực hiện các hoạt động không đúng như dự kiến do đường truyền mạng cịn kém.
- Tình hình dịch bệnh phức tạp nên khâu chế tạo sản phẩm cịn gặp nhiều khó khăn.
- Giáo viên cịn phải hướng dẫn nhiều lần một vấn đề do đây là lần đầu các em được tiếp cận với phương pháp học tập mới này.
118
Kết luận chương 3
Trong chương 3, tác giả đã tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đã đề ra trong luận văn và tính khả thi khi dạy học Tốn theo định hướng giáo dục STEM tại trường trung học cơ sở.
Trong q trình dạy thực nghiệm, tác giả có tìm hiểu về tâm lý, thái độ học tập với bài học và thực hiện các nhiệm vụ được giao của học sinh bằng cách quan sát, trao đổi, dùng phiếu hỏi. Sau các tiết dạy thực nghiệm, tác giả đã đánh giá hai phương diện định lượng (điểm số), định tính (phiếu hỏi với thang quy đổi phù hợp) và tự rút kinh nghiệm. Cuối cùng, tác giả đã tiến hành xử lý kết quả thu nhận được nhằm đánh giá tính tích cực của biện pháp dạy học cũng như hiệu quả của việc áp dụng định hướng giáo dục STEM thông qua dạy học bộ mơn Tốn ở một số bài học, chủ đề.
Về mặt định tính cho thấy học sinh rất hào hứng với nội dung thực nghiệm. Các em rất tích cực, chủ động tham gia tìm hiểu xây dựng bài, qua đó các em được rèn luyện các kĩ năng làm việc nhóm, rèn luyện năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và đặc biệt năng lực mơ hình hóa tốn học - ứng dụng Tốn học vào các tình huống thực tiễn.
Về mặt định lượng cho thấy kết quả ở lớp thực nghiệm 6A2 cao hơn lớp đối chứng 6A3, kết quả này có được là do đã sử dụng kế hoạch dạy học các bài học, chủ đề STEM trong dạy học một cách hợp lý, hiệu quả.
Trong quá trình thực nghiệm, bên cạnh các thuận lợi như các phương tiện làm việc nhóm đa dạng, nguồn thơng tin phong phú, phần kiến thức nền về múi giờ, về lịch Can Chi đã biết cũng như đối tượng học sinh khá giỏi, tích cực, tiếp thu nhanh, song vẫn còn tồn tại một số khó khăn: quy mơ thực nghiệm còn nhỏ, thực hiện phần thực nghiệm online còn hạn chế do tình hình
119
dịch bệnh diễn ra phức tạp, vấn đề kinh phí, an tồn khi thiết kế sản phẩm, thời gian học tập của các em học sinh còn dành cho nhiều môn khác, phụ huynh học sinh chưa hiểu hết vai trò của giáo dục STEM trong việc học tập mơn Tốn… Qua những thuận lợi và khó khăn trên đây, tác giả trăn trở và muốn tiếp tục thực hiện nhiều hơn các bài học, các chủ đề STEM trong các năm học tiếp theo để phát huy được tác dụng của đề tài luận văn.
Mặc dù cịn những tồn tại khó khăn, song kết quả cho thấy việc dạy học STEM mang lại sự hứng thú, niềm say mê môn học cũng như phát huy được tính tích cực, chủ động, phát triển được năng lực cho học sinh trong quá trình học tập bộ mơn.
120
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Luận văn “Dạy học Số học 6 theo định hướng giáo dục STEM” gồm có 03 chương nội dung. Trong đó, chương I tác giả đã đưa ra cơ sở lý luận và thực tiễn về giáo dục STEM. Trước hết, tác giả đã đưa ra các vấn đề liên quan đến giáo dục STEM gồm: khái niệm, mục tiêu, đặc trưng, vai trị, các hình thức tổ chức giáo dục STEM, dạy học theo định hướng STEM. Bên cạnh đó, tác giả cịn nêu các vấn đề về bản chất, tiêu chí, quy trình và tổ chức dạy học Tốn theo định hướng giáo dục STEM. Cuối cùng, trong chương I, tác giả đưa ra khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục STEM đối với bộ mơn Tốn tại một số trường THCS trên địa bàn Hà Nội.
Trong chương II, tác giả đưa ra một số biện pháp dạy học Số học 6 theo định hướng giáo dục STEM hiệu quả để áp dụng vào trong giảng dạy. Các biện pháp đó là: Xây dựng kế hoạch dạy học bài học mơn Tốn theo định hướng giáo dục STEM, kế hoạch dạy học chủ đề STEM; Nâng cao hoạt động kiểm tra, đánh giá trong dạy học STEM. Tác giả nêu ra một số ví dụ minh họa về kế hoạch dạy học bài học STEM, chủ đề STEM trong chương trình lớp 6 hiện hành.
Trong chương III, tác giả tổ chức thực nghiệm sư phạm và đánh giá kết quả thực nghiệm tại hai lớp 6 của trường THCS Ngô Sĩ Liên, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Sau quá trình nghiên cứu về STEM và áp dụng thực nghiệm trong dạy học mơn Tốn 6 ở trường THCS, luận văn đã thu được các kết quả sau:
- Trong chương trình Tốn 6 hiện hành, do mới thực hiện chương trình sách khoa, nên chưa có nhiều nội dung Tốn 6 vận dụng theo hướng tiếp cận STEM trong giảng dạy. Điều này cho thấy tính cấp thiết và kịp thời của đề tài.
121
- Xây dựng được khung kế hoạch dạy học bài học STEM, chủ đề STEM.
- Đưa ra một số nội dung trong hoạt động kiểm tra, đánh giá dạy học STEM.
- Đối với giáo viên, đề tài đã tạo động lực cho các thầy cơ giáo tìm hiểu và áp dụng định hướng giáo dục STEM trong mơn Tốn, đưa STEM đến gần với các em học sinh hơn.
- Đối với học sinh, đề tài tạo ra động lực, kích thích các em tìm hiểu kiến thức Toán học, áp dụng Tốn học vào trong thực tiễn. Bên cạnh đó, các em được phát triển các năng lực cũng như phẩm chất đáp ứng mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thơng Bộ giáo dục đưa ra. Điều này đã được tác giả kiểm chứng bằng thực nghiệm, chứng tỏ giả thiết khoa học mà đề tài đưa ra là đúng đắn, mục đích và nhiệm vụ của đề tài đã hoàn thành.
2. Khuyến nghị
Từ những kết quả trên, tác giả đưa ra một số kiến nghị và đề xuất sau: - Bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên về giáo dục STEM, khuyến khích tinh thần tìm tịi, bổ sung những tri thức chuyên môn mới, đổi mới phương pháp dạy học.
Giáo viên có thể đóng góp và cùng nhau tạo ra kho tư liệu STEM qua các nhóm cộng đồng giáo viên. Giáo viên thu thập nội dung bài học từ các giáo viên khác trong và ngoài nhà trường, các chuyên gia tại các hội nghị khoa học quốc gia, chẳng hạn Hiệp hội Giáo viên khoa học quốc gia. Bên cạnh đó, các thầy cơ cũng có thể chia sẻ các kế hoạch dạy học thành công hay những khó khăn thách thức trong q trình dạy học STEM.
- Đầu tư cơ sở vật chất nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động học tập STEM được hiệu quả, chất lượng.
- Tổ chức các buổi giao lưu câu lạc bộ STEM giữa các lớp trong trường, giữa các trường và các tổ chức liên quan đến STEM.
122
- Tiếp tục nghiên cứu và vận dụng các bước tổ chức dạy học mơn Tốn theo định hướng giáo dục STEM không chỉ ở lớp 6 năm học này, mà còn tiếp tục cho các năm học tiếp theo.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, do điều kiện về không gian và thời gian thực nghiệm còn hạn chế nên luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ các thầy cơ giáo và đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn. Tác giả cũng mong muốn đề tài này sẽ được nghiên cứu sâu hơn và áp dụng rộng rãi để kiểm chứng tính khả thi, hiệu quả và nâng cao giá trị thực tiễn.
123
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp ở
trường THCS, THPT, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Định hướng Giáo dục STEM ở trường
phổ thông, Tài liệu tập huấn.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo và Vụ Giáo dục Trung học (2019), Tập huấn
cán bộ quản lý, giáo viên về xây dựng chủ đề giáo dục STEM trong giáo dục trung học, Tài liệu tập huấn.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Quyết định số 3089/BGDĐT-GDTrH
ngày 14/8/2020 về việc triển khai thực hiện giáo dục STEM trong giáo dục trung học.
5. Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 của Thủ tướng chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. 6. Nguyễn Thành Hải (2019), Giáo dục STEM: Từ trải nghiệm thực hành
đến tư duy sáng tạo, NXB Trẻ.
7. Hồ Thị Thu Hương (2019), Giới thiệu những nét cơ bản về mơ hình giáo
dục STEM của một số quốc gia trên thế giới, Tạp chí Giáo dục, số đặc
biệt tháng 10/2019.
8. Nguyễn Văn Khải (2017), Các biện pháp giáo dục STEM và chương trình mơn KHTN ở Đức, Hội thảo Khoa học quốc tế Phát triển năng lực sư phạm đội ngũ giáo viên khoa học tự nhiên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, Hà Nội, tr.103-111.
9. Nguyễn Bá Kim (2007), Phương pháp Dạy học mơn Tốn, NXB Đại học sư phạm.
10. Nguyễn Sỹ Nam - Đào Ngọc Chính - Phan Thị Bích Lợi (2018), Một số
vấn đề về giáo dục STEM trong nhà trường phổ thông đáp ứng chương trình giáo dục phổ thơng mới, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 9, tr
124
11. Nguyễn Thanh Nga (chủ biên, 2017) - Phùng Việt Hải - Nguyễn Quang Linh - Hoàng Phước Muội, Thiết kế và tổ chức chủ đề STEM cho học
sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông, NXB Đại học Sư phạm TP
Hồ Chí Minh.
12. Nguyễn Thanh Nga (chủ biên, 2020) - Trần Thị Gái - Tạ Hoàng Anh Khoa - Lê Nguyễn Thảo Trang - Lê Thanh Trúc, Hướng dẫn thực hiện
một số kế hoạch dạy học chủ đề giáo dục STEM ở trường THCS và THPT, NXB Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh.
13. Lê Xuân Quang (2017), Dạy học môn công nghệ phổ thông theo định
hướng STEM, Luận án Tiến sỹ Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Sư