Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Dạy học nội dung bất phương trình – hệ bất phương trình trong chương trình đại số 10 nâng cao theo định hướng dạy học hợp tác (Trang 70 - 110)

CHƯƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.5. Kết quả thực nghiệm

3.5.1. Đánh giá kết quả bài kiểm tra

Sau khi thực hiện bài dạy ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, tác giả tiến hành kiểm tra kết quả thực nghiệm để xác định hiệu quả và tính khả thi của phương án thực nghiệm. Việc kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của HS được tiến hành thông qua một hai bài kiểm tra: một bài kiểm tra trước thực nghiệm và một bài kiểm tra sau thực nghiệm.

64

Kết quả bài kiểm tra của học sinh được phân loại thành 4 nhóm, cụ thể: - Nhóm điểm giỏi: từ 9 đến 10

- Nhóm điểm khá: từ 7 đến cận 9

- Nhóm điểm trung bình: từ 5 đến cận 7 - Nhóm điểm yếu: dưới 5

Bảng 3.1. Kết quả phân loại điểm của học sinh trước thực nghiệm

Lớp Số học sinh Số bài kiểm tra

Giỏi Khá Trung bình Yếu - kém Số HS Tỉ lệ (%) Số HS Tỉ lệ (%) Số HS Tỉ lệ (%) Số HS Tỉ lệ (%) TN 44 44 6 13,64 27 61,36 9 20,45 2 4,5 ĐC 44 44 12 27,27 24 54,55 8 18,18 0 0

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ phân loại điểm số của HS trước thực nghiệm

0 5 10 15 20 25 30

Giỏi Khá Trung bình Yếu - Kém

Lớp TN Lớp ĐC

65

Bảng 3.2. Kết quả phân loại điểm của học sinh sau thực nghiệm

Lớp Số học sinh Số bài kiểm tra

Giỏi Khá Trung bình Yếu – kém Số HS Tỉ lệ (%) Số HS Tỉ lệ (%) Số HS Tỉ lệ (%) Số HS Tỉ lệ (%) TN 44 44 18 40,91 21 47,73 5 11,36 0 0 ĐC 44 44 22 50 16 36,36 6 13,64 0 0

Biểu đồ 3.2. Biểu đồ phân loại điểm số của HS sau thực nghiệm

Dựa vào kết quả trên, tác giả rút ra những nhận xét sau:

- Trước thực nghiệm, HS chưa được ôn tập, kiến thức quên nhiều nên ở cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng, tỷ lệ HS đạt điểm giỏi cịn ít. Đa phần HS đạt điểm khá.

- Sau thực nghiệm, cả hai lớp đều đã được ơn tập nên kết quả có sự tiến bộ rõ rệt. Khoảng 90% HS mỗi lớp đạt điểm giỏi và khá; khơng có HS nào đạt điểm yếu, kém.

0 5 10 15 20 25

Giỏi Khá Trung bình Yếu - Kém

Lớp TN Lớp ĐC

66

- Sau thực nghiệm, lớp TN có sự tiến bộ rõ rệt hơn lớp ĐC. Cụ thể là tỷ lệ HS đạt điểm khá – giỏi tăng và khơng cịn HS nào đạt điểm yếu – kém. Tỷ lệ HS đạt điểm TB cũng thấp hơn lớp ĐC.

Như vậy, kết quả kiểm tra cho thấy việc vận dụng DHHT có giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học.

3.5.2. Đánh giá quá trình thực nghiệm

Trong quá trình tiến hành thực nghiệm, tác giả đã mời một số GV trong trường đến dự giờ và góp ý cho tiết dạy. Bên cạnh đó, khi HS tiến hành làm việc nhóm, tác giả phát cho mỗi HS một tờ giấy nháp, yêu cầu ghi rõ họ tên và nộp lại giấy nháp sau tiết học. Từ những điều trên, tác giả đưa ra một số nhận xét sau:

- Trong tiết thực nghiệm đầu tiên, theo quan sát, một số HS còn hơi bối rối khi tham gia các hoạt động; bên cạnh các HS tích cực thực hiện các nhiệm vụ được giao, thảo luận, trao đổi với các thành viên trong nhóm thì vẫn cịn hiện trạng HS ngồi ngẩn ngơ, khơng tập trung, dẫn đến việc kéo dài thời gia hoạt động của nhóm học tập. Khi tác giả kiểm tra nháp, phát hiện có một vài tờ nháp trắng hoặc chỉ chép lại đề bài cho có. Tác giả đã nhận xét, góp ý trực tiếp trên lớp.

- Trong tiết thực nghiệm tiếp theo, HS trong các nhóm đã tự trao đổi, giúp đỡ, nhắc nhở nhau cùng hồn thành nhiệm vụ. Theo quan sát, khơng cịn hiện tượng HS ngồi khơng khi cả nhóm làm việc.

3.5.3. Ý kiến của học sinh sau khi tiến hành khảo sát

Sau tiết dạy thực nghiệm, tác giả đã tiến hành khảo sát 44 HS lớp thực nghiệm với hai câu hỏi:

- Em có cảm thấy mình học hiệu quả với phương pháp học hợp tác không?

67

Kết quả nhận về là đa số HS đều mong muốn được tiếp tục học theo phương pháp này. Các em cảm thấy học có hiệu quả hơn vì có thể trực tiếp trao đổi và học hỏi các bạn trong nhóm với những vấn đề nhỏ trong quá trình làm bài, mà bình thường các em rất ngại hỏi thầy cô. HS cảm thấy thoải mái khi được học tập cùng nhau.

68

Tiểu kết chương 3

Qua quá trình thực nghiệm sư phạm, phân tích và đánh giá những kết quả thu được tác giả nhận thấy dạy học theo định hướng DHHT đã đem lại những hiệu quả trong dạy học như sau:

- Sau khi thực hiện giảng dạy một số tiết học theo định hướng DHHT cho HS, tác giả nhận thấy rằng HS cảm thấy hứng thú với bài học trên lớp, tích cực tham gia các hoạt động học tập và chủ động nghiên cứu nội dung kiến thức bài học. Từ đó HS có thể hiểu sâu sắc hơn những nội dung kiến thức trên lớp, ghi nhớ kiến thức tốt hơn và có khả năng vận dụng linh hoạt hiệu quả. Đồng thời, q trình hoạt động theo nhóm cũng tạo điều kiện thuận lợi để mỗi HS có cơ hội học tập từ những bạn học khác, cả nhóm cùng nhau học tập, từ đó tạo nên kết quả học tập đồng đều giữa những HS trong lớp. Kết quả học tập của nhóm thực nghiệm được nâng cao cho thấy tính khả thi và hiệu quả của việc dạy học theo định hướng DHHT.

- Quá trình hợp tác và giúp đỡ nhau hoàn thành những nhiệm vụ nhóm có thể giúp HS nhận ra được trách nhiệm xã hội của bản thân, học được cách tơn trọng lợi ích tập thể, coi trọng sự đoàn kết, nhận thấy được sức mạnh của việc hợp tác với toàn thể mọi người. HS tự tin hơn trong giao tiếp với thầy cơ và bạn bè, hịa đồng với tập thể, các kỹ năng giao tiếp xã hội và các kỹ năng làm việc tập thể được rèn luyện và phát triển, từ đó có thể dần hình thành những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người cơng dân có trách nhiệm, người lao động có văn hố, đáp ứng những mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.

69

KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Dựa vào những kết quả nghiên cứu về DHHT; tìm hiểu thực trạng việc DHHT cho HS lớp 10 trung học phổ thông trong dạy học nội dung bất phương trình và hệ bất phương trình; đề xuất một tình huống DHHT cho HS và tiến hành tổ chức thực nghiệm sư phạm, chúng tơi có thể đưa ra kết luận như sau: Dạy học theo định hướng DHHT nội dung BPT – Hệ BPT có tính khả thi và hiệu quả, vừa giúp truyền thụ kiến thức hiệu quả vừa phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, phát huy tiềm năng của mỗi HS, phù hợp với mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể.

2. Đề xuất và kiến nghị

a. Đối với các cấp quản lý giáo dục

- Nhận thức về ý nghĩa của dạy học theo định hướng DHHT trong việc hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực của HS.

- Bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ GV trung học phổ thông về PPDH nói chung và PPDH hợp tác nói riêng.

- Đảm bảo những điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện dạy học để thuận lợi cho việc đổi mới PPDH.

- Xây dựng mối liên hệ chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội hướng tới xây dựng môi trường học tập mang tính xã hội, thuận lợi cho việc hình thành các kỹ năng học hợp tác và các kỹ năng giao tiếp cần thiết ở HS.

b. Đối với giáo viên trung học phổ thông

- Cần thường xuyên tham gia các lớp bồi dưỡng về PPDH nói chung và PPDH hợp tác nói riêng, nhận thức tầm quan trọng của việc giáo dục nhân cách cho HS bên cạnh việc truyền thụ kiến thức.

- Cần có sự đổi mới về công tác kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của HS, kết hợp chặt chẽ với gia đình trong việc giáo dục, hình thành và phát triển cho HS những phẩm chất và năng lực cần thiết.

70

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ giáo dục và đào tạo, dự án Việt Bỉ (2010), “Dạy và học tích cực, một

số phương pháp và kĩ thuật dạy học”, NXB ĐHSP, Hà Nội

2. Trịnh Văn Biều (2011), “Dạy học hợp tác - một xu hướng mới của giáo

dục thế kỉ XXI”, Tạp chí khoa học Trường ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh

3. Nguyễn Hữu Châu (2004), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá

trình dạy học, NXB Giáo dục - Hà Nội.

4. Nguyễn Hữu Châu (2014), Bài giảng môn Lý luận và Phương pháp dạy

học hiện đại dành cho học viên cao học.

5.Nguyễn Huy Đoàn , Đoàn Quỳnh, (2007), Sách giáo khoa đại số 10 Nâng

cao, NXB Giáo dục.

6. Nguyễn Huy Đoàn (2007), Sách bài tập đại số 10 Nâng cao, NXB Giáo

dục.

7. Nguyễn Thị Phương Hoa (2005), Về phương pháp dạy học hợp tác, Tạp

chí Khoa học trường ĐHSP Hà Nội, tr 26-30.

8. Trần Bá Hoành (2006), Vấn đề giáo viên những nghiên cứu lý luận

và thực tiễn, NXB ĐHSP.

9. Trần Bá Hoành (2007), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

10. Nguyễn Văn Hồng (2010), Dạy học hợp tác - nhóm, Nxb Khoa học và

Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 48.

11. Nguyễn Bá Kim (2002), Phương pháp dạy học mơn Tốn, NXB Đại học

sư phạm.

12. Nguyễn Thị Loan (2015), Vận dụng dạy học hợp tác trong dạy giải bài

71

13. Hoàng Lê Minh (2007), Tổ chức dạy học hợp tác trong mơn Tốn ở

trường THPT, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học.

14. Hoàng Lê Minh (2007), Thiết kế tình huống hoạt động học tập hợp tác

trong dạy học mơn Tốn, Tạp chí giáo dục (175), tr 31 – 33.

15. Hoàng Lê Minh (2013), Hợp tác trong dạy học mơn Tốn, NXB Đại học

sư phạm.

16. Bùi Nguyên Thảo (2015), Dạy học hợp tác chương “ Hàm số bậc nhất và

bậc hai” lớp 10 Trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ.

17. Hà Thị Thuỷ (2015), Dạy học hợp tác chương “ Tổ hợp – xác suất” lớp

11 Trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ.

18. Thái Duy Tuyên (1993), “Tìm hiểu bản chất quá trình dạy học”, Nghiên

cứu Giáo dục, số 10, tr.10-13.

19. Nguyễn Thị Kim Xuyến (2009), Rèn luyện năng lực giải bài tập toán

học cho học sinh Trung học phổ thông qua phương pháp dạy học hợp tác,

Luận văn thạc sĩ.

20. Unesco (2005), Chân dung những nhà cải cách giáo dục tiêu biểu

trên thế giới, Nhà XB Thế giới, Hà Nội.

21. Arends Richard I. (2009), Learning to teach, Mc Graw-Hill, New york,

USA.

PHỤ LỤC 1

PHIẾU HỎI Ý KIẾN HỌC SINH VỀ PPDH HỢP TÁC

(Theo phiếu hỏi ý kiến HS – PGS.TS. Hoàng Lê Minh)

Hãy trả lời các câu hỏi sau bằng cách đánh dầu x vào ô phù hợp với ý kiến của em 1. Em có mong muốn được thầy, cơ tổ chức giờ học hợp tác khơng?

Khơng bao giờ Rất ít khi Thỉnh thoảng Thường xuyên Rất thường xuyên

2. Mỗi khi học hợp tác, em có hào hứng tham gia khơng?

Khơng bao giờ Rất ít khi Thỉnh thoảng Thường xuyên Rất thường xuyên

3. Trong lúc trao đối nhóm em có hay đưa ra các ý kiến riêng đóng góp cho nhóm mình khơng?

Khơng bao giờ Rất ít khi Thỉnh thoảng Thường xuyên Rất thường xuyên

4. Em có sẵn sàng trao đổi, giải thích câu hỏi với các bạn cùng nhóm khơng?

Khơng bao giờ Rất ít khi Thỉnh thoảng Thường xuyên Rất thường xuyên

5. Em có muốn các bạn trong nhóm mình sẵn sàng giải thích cho em kết luận của nhóm khơng?

Khơng bao giờ Rất ít khi Thỉnh thoảng Thường xuyên Rất thường xuyên

6. Mỗi lần bạn mình đưa ra ý kiến, em có đợi bạn nói xong rồi mới nêu ý kiến của mình khơng?

Khơng bao giờ Rất ít khi Thỉnh thoảng Thường xuyên Rất thường xuyên

7. Bạn em có cố gắng tìm mọi cách diễn đạt để các bạn khác hiểu được ý mình khơng?

Khơng bao giờ Rất ít khi Thỉnh thoảng Thường xuyên Rất thường xuyên

8. Em có thường cố gắng tìm mọi cách diễn đạt để bạn hiểu ý minh khơng?

9. Em có hay tìm mọi cách để giải thích ý kiến của bạn cho các bạn khác trong nhóm của mình khơng?

Khơng bao giờ Rất ít khi Thỉnh thoảng Thường xuyên Rất thường xuyên

10. Khi chưa rõ về ý kiến của bạn minh, em có nhắc lại ý kiến đó để bạn trình bày lại cho nhóm khơng?

Khơng bao giờ Rất ít khi Thỉnh thoảng Thường xuyên Rất thường xuyên

11. Sau khi trình bày ý kiến, thấy bạn cịn băn khoăn, em có hỏi lại xem bạn có hiểu về ý kiến của mình khơng?

Khơng bao giờ Rất ít khi Thỉnh thoảng Thường xuyên Rất thường xuyên

12. Sau khi trình bày ý kiến, thấy bạn cịn băn khoăn, em có hỏi lại xem bạn có hiểu về ý kiến của mình khơng?

Khơng bao giờ Rất ít khi Thỉnh thoảng Thường xuyên Rất thường xuyên

13. Khi bạn trình bày, em có tóm tắt (trong đầu hoặc viết ra) ý kiến của bạn không?

Không bao giờ Rất ít khi Thỉnh thoảng Thường xuyên Rất thường xuyên

14. Em có đề nghị nhóm để bạn học yếu cũng được trình bày ý kiến khơng?

Khơng bao giờ Rất ít khi Thỉnh thoảng Thường xuyên Rất thường xuyên

15. Em có phản đối ngay ý kiến khơng giống với suy nghĩ của mình khơng?

Khơng bao giờ Rất ít khi Thỉnh thoảng Thường xuyên Rất thường xuyên

Ý kiến khác của em:

PHỤ LỤC 2

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN GV VỀ PPDH HỢP TÁC TRONG MƠN TỐN CHO HỌC SINH THPT

(Theo phiếu trưng cầu ý kiến của GV về PPDHHT PGS.TS. Hoàng Lê Minh)

Họ tên:……………………………… Tuổi……….. Dạy lớp: ……………………… Trường:……………………………... Tỉnh:…...........................................

Dạy học từ năm:…………………………………………………………………… Để có được thực tế nhằm xây dựng và hiệu chinh PPDHHT mơn Tốn cho HS THPT, đáp ứng nhu cầu thực tế của nhà trường THPT hiện nay, xin Thầy Cơ vui lịng trả lời các câu hỏi sau đây bằng cách đánh dấu x vào ô phù hợp:

1.Thầy cô đã dự tập huấn về PPDHHT chưa?

Số lần......... do đơn vị nào tổ chức: ………………………………………………… 2. Theo thầy cô, một lớp học hợp tác cần đảm bảo những yếu tố nào dưới đây: 2.1. Các thành viên trong nhóm phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực.

2.2. Các thành viên trong nhóm ngồi theo cách để nhìn thấy mặt nhau. 2.3. Mỗi thành viên đều có trách nhiệm cá nhân.

2.4. Mỗi thành viên có các kĩ năng hợp tác với người khác.

2.5. Có sự nhận xét về hoạt động của mỗi thành viên nội bộ nhóm và các nhóm trước lớp.

2.6. Cả năm yếu tố trên.

3. Theo thầy cô, những khẳng định sau đây đúng hay sai:

3.1. Trong học hợp tác, mỗi học sinh được GV giao cho hoàn thành một bài tập riêng vừa sức.

Đúng Sai 3.2. Mỗi nhóm học hợp tác khơng vượt q 5 người. Đúng Sai 3.3.Mỗi thành viên trong nhóm luân phiên đảm

nhận một vai trò khác nhau qua mỗi nhiệm vụ học tập khác nhau.

Đúng Sai

3.4. Trong học hợp tác, khơng có sự bắt đồng ý kiến giữa các thành viên nhóm

Đúng Sai 3.5.Trong mỗi nhóm học hợp tác, chi HS khá giỏi tự

mình hồn thành xong bài tập rồi giảng cho các

bạn yếu hơn.

4. Thầy cô nhận thấy cần thiết phải dạy cho HS những kĩ năng hợp tác với người khác.

Không bao giờ Rất ít khi Thỉnh thoảng Thường xuyên Rất thường xuyên

5. Qua tập huấn và trao đổi kinh nghiệm về đổi mới phương pháp dạy học, thầy cơ tích cực tìm hiểu và vận dụng PPDHHT vào việc dạy tại lớp mình?

Một phần của tài liệu Dạy học nội dung bất phương trình – hệ bất phương trình trong chương trình đại số 10 nâng cao theo định hướng dạy học hợp tác (Trang 70 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)