b. Kiến nghị với Bộ GD&ĐT
KẾT LUẬN
Tăng cường công tác quản lý nguồn thu đối với các đơn vị sự nghiệp nói chung và đơn vị sự nghiệp giáo dục nói riêng là vơ cùng cần thiết. Qua đó, sử dụng nguồn lực tài chính một cách có hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo dục và cung cấp cho xã hội một lực lượng lao động có trình độ cao, phục vụ cơng cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Trong nghiên cứu, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nguồn thu tại các trường thành viên của ĐHĐN. Sau đó phân tích thực trạng cơng tác quản lý nguồn thu tại các trường thành viên của ĐHĐN với năm nội dung đó là: đánh giá bộ máy quản lý thu, cơng tác lập dự tốn thu, triển khai hoạt động thu, tiếp theo xem xét việc hạch toán quyết toán các khoản thu, cuối cùng là đánh giá hệ thống thanh tra, kiểm tra của trường. Thêm vào đó, nghiên cứu cũng đánh giá tác động của các yếu tố: cơ chế chính sách về quản lý tài chính của Nhà nước đối với các trường đại học công lập và điều kiện kinh tế xã hội của thành phố Đà Nẵng ảnh hưởng như nào đến việc quản lý của thu của các trường thành viên thuộc ĐHĐN. Từ những nghiên cứu đánh giá, nghiên cứu đã đề xuất ra năm giải pháp nhằm tăng cường quản lý nguồn thu tại các trường thành viên của ĐHĐN đó là: hồn thiện bộ máy tổ chức quản lý thu; hồn thiện cơng tác lập dự tốn thu; hồn thiện cơng tác triển khai hoạt động thu; hồn thiện cơng tác hoạch toán, quyết toán; cuối cùng là hồn thiện cơng tác giám sát, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động thu. Với nghiên cứu về tình hình quản lý nguồn thu của các trường đại học thành viên của ĐHĐN, tác giả mong muốn góp một phần cơng sức nh bé của mình để cải thiện và nâng cao việc quản lý nguồn thu của các trường thành viên của ĐHĐN.