Nguyên nhân của những hạn chế:

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý giáo dục đạo đức ở trường trung học phổ thông đồng hỷ, tỉnh thái nguyên theo hướng tăng cường vai trò của đoàn tncs hồ chí minh (Trang 77 - 129)

STT Các nguyên nhân Số ý kiến (%)

1 Nội dung giáo dục chƣa thiết thực 20,5 2 Chƣa có biện pháp giáo dục phù hợp 37,8 3 Những biến đổi tâm sinh lý lứa tuổi 25,7 4 Tác động tiêu cực của kinh tế thị trƣờng 38,3 5 Gia đình và xã hội buông lỏng GDĐĐ cho HS 27,5 6 Ảnh hƣởng của bùng nổ thông tin, truyền thông. 32,7 7 Chƣa có biện pháp phối hợp giữa các lực lƣợng GD 30,4 8 Điều hành pháp luật chƣa nghiêm 28,5 9 Một bộ phận thày cô giáo chƣa là tấm gƣơng sáng,

chƣa quan tâm đến GDĐĐ 27,6

10 HS không có ý thức rèn luyện, tu dƣơng ĐĐ 22,3 11 Nhiều đoàn thể XH chƣa quan tâm tới GDĐĐ 24,9

12 Đời sống khó khăn 21,4

13 Quản lý giáo dục nhà trƣờng chƣa chặt chẽ, chƣa

đồng bộ 20,0

Đánh giá: Trên thực tế, có nhiều nguyên nhân ảnh hƣởng tới ĐĐ của HS. Nhìn vào bảng 2.14, chúng ta thấy có 13 nguyên nhân chính, ta có thể chia các nguyên nhân đó làm 3 nhóm nguyên nhân cơ bản sau:

- Nhóm nguyên nhân thứ nhất: là những nguyên nhân mang tính khách

quan nhƣ: Tác động tiêu cực của cơ chế thị trƣờng và ảnh hƣởng của XH; Sự bùng nổ của thông tin truyền thông, văn hoá; Đời sống hiện nay còn nhiều khó khăn…Trong các nguyên nhân có tính ảnh hƣởng của môi trƣờng thì nguyên nhân sự bùng nổ của thông tin, truyền thông ảnh hƣởng đến HS nhiều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhất. Điều này là phù hợp với thực tiễn hiện nay và tâm lý của HS. Do sự phát triển của XH, do quá trình mở cửa và hội nhập, nên những luồng văn hoá các loại ồ ạt vào nƣớc ta, với tâm lý của HS là thích cái mới, hay đua đòi. Vì vậy, một bộ phận HS đã chạy theo cái mới một cách mù quáng mà không có nhận thức đúng đắn. Với sự phát triển của công nghệ thông tin nhƣ hiện nay thì những luồng văn hóa tiêu cực sẽ ảnh hƣởng đến HS một cách dễ dàng. Do đó, vấn đề đặt ra là phải GD cho HS ý thức tự giác, biết nhận thức vấn đề một cách đúng đắn.

- Nhóm nguyên nhân thứ hai: đó là những nguyên nhân mang tính chất

chủ quan nhƣ: Sự biến đổi tâm lý của HS, đó là sự thiếu ý thức, thiếu tự chủ hay bị cám dỗ lôi kéo từ các phần tử không tiến bộ. Điều đó nói lên đa số HS trƣờng THPT Đồng Hỷ đang ở lứa tuổi thanh niên - lứa tuổi rất sôi nổi, thích tìm tòi cái mới lạ nên hay bị sa ngã trƣớc những cám dỗ và ma lực của những tệ nạn XH. Hơn nữa, có những HS sống trong gia đình chƣa đƣợc hƣởng sự GD đến nới đến chốn, vì vậy tạo cho họ có những thói quen không tốt, ảnh hƣởng đến toàn bộ cuộc sống sau này của HS. Chính vì vậy việc GDĐĐ cho HS ở lứa tuổi này là cần thiết.

- Nhóm nguyên nhân thứ ba: Là những nguyên nhân thuộc về QL XH và

QLGD. Trong các nhà trƣờng hiện nay nói chung và trong trƣờng THPT Đồng Hỷ nói riêng, chất lƣợng GDĐĐ và QLGDĐĐ chƣa cao, các bộ phận chức năng trong nhà trƣờng hoạt động chƣa đồng đều, về năng lực và nhiệt tình sƣ phạm của mỗi giáo viên cũng không giống nhau. Bên cạnh đó, các lực lƣợng XH cũng chƣa dành sự quan tâm đúng mức cho công tác GDĐĐ cho HS. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến 2 nguyên nhân trên bởi nếu trong môi trƣờng XH và trong các nhà trƣờng có biện pháp QL hữu hiệu thì sẽ có thể tác động tích cực tới tâm lý của HS, giúp họ ngăn chặn đƣợc những tác động tiêu cực của XH, đồng thời phát huy đƣợc những mặt tốt, tích cực trong họ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết luận chƣơng 2

Công tác QLGDĐĐ trong những năm qua của trƣờng THPT Đồng Hỷ nhìn chung đã đƣợc quan tâm đúng mức. Kết quả GDĐĐ đƣợc thể hiện cụ thể là: Cơ bản, HS có ĐĐ tốt, lối sống lành mạnh, đúng theo những chuẩn mực ĐĐ của XH, thực hiện nghiêm túc những quy định, nội quy, quy chế của nhà trƣờng. Song, bên cạnh đó còn có một bộ phận HS sống buông thả, sa sút về mặt ĐĐ, có những biểu hiện và những hành vi vi phạm ĐĐ làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng GDĐĐ nói riêng và chất lƣợng GD nói chung của nhà trƣờng. Việc quan tâm GDĐĐ và QL GDĐĐ cho HS là rất cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

Để khắc phục những hạn chế, đồng thời nâng cao chất lƣợng GDĐĐ nói riêng và chất lƣợng GD nói chung của nhà trƣờng thì cần phải có những biện pháp quản lý GDĐĐ cho HS một cách thiết thực, phù hợp, đồng bộ mà trong đó sự đổi mới về QL GDĐĐ, đặc biệt là theo hƣớng tăng cƣơng vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là một nhiệm vụ cấp bách trong thời gian tới đây. Những biện pháp cụ thể sẽ đƣợc chúng tôi đƣa ra trong chƣơng 3 của luận văn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QLGDĐĐ Ở TRƢỜNG THPT ĐỒNG HỶ THEO HƢỚNG TĂNG CƢỜNG VAI TRÒ CỦA

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH 3.1. Cơ sở của việc đề xuất các biện pháp

3.1.1. Cơ sở lý luận

Công tác Đoàn trong trƣờng học là tổng thể các mặt hoạt động của Đoàn do Đoàn trƣờng triển khai, tổ chức; có tác động đến các đối tƣợng thanh niên học sinh trong trƣờng nhằm mục tiêu hình thành lý tƣởng chính trị cho thanh niên học sinh (mục tiêu về chính trị) và tham gia giải quyết các vấn đề xã hội của thanh niên học sinh, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của thanh niên học sinh và xã hội (mục đích xã hội), qua đó góp phần cùng các lực lƣợng, tổ chức trong trƣờng học giáo dục thanh niên học sinh phát triển hoàn thiện nhân cách, trở thành những ngƣời đoàn viên thanh niên cộng sản, đoàn viên ƣu tú. Công tác Đoàn trong trƣờng học do Đoàn cấp trên và cấp uỷ Đảng trong các nhà trƣờng trực tiếp lãnh đạo, là một bộ phận quan trọng trong công tác xây dựng Đảng. Trong giai đoạn tới, cùng với sự phát triển của tình hình thanh niên nói chung và thanh niên học sinh nói riêng cùng với yêu cầu phát triển của đất nƣớc, công tác Đoàn trƣờng học, mà trực tiếp là công tác GDĐĐ cho thanh niên học sinh của Ban thƣờng vụ Đoàn trƣờng THPT Đồng Hỷ có một số đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, công tác Đoàn trƣờng học nói chung và công tác GDĐĐ

của tổ chức Đoàn trƣờng THPT nói riêng phải đảm bảo tính khoa học, tính kế hoạch, nhanh nhạy, kịp thời và phù hợp với đặc thù điều kiện cụ thể của từng đơn vị. Theo đó, đội ngũ cán bộ Đoàn trƣờng học nói chung, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chủ chốt phải hiểu thanh niên học sinh hơn, gần gũi và nắm bắt đƣợc đúng các nhu cầu, nguyện vọng và đặc điểm tâm sinh lý của đối tƣợng thanh niên học sinh ở từng khối học, đối tƣợng, địa bàn để có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

biện pháp tác động, giáo dục thích hợp. Các chủ trƣơng, chƣơng trình công tác cần phải đƣợc triển khai và xây dựng trên cơ sở nắm chắc đƣợc tình hình thực tiễn và dự báo đƣợc tính hình phát triển. Bên cạnh đó, sự phát hiện và xử lý kịp thời, nhanh nhạy các tình huống cũng là một trong những biện pháp hết sức cần thiết. Nếu không đảm bảo tính khoa học, kịp thời, nhanh nhạy và phù hợp thì các hoạt động của Đoàn trƣờng triển khai sẽ rất khó sát với thực tiễn, hiệu quả của các chƣơng trình hoạt động triển khai trong thanh niên học sinh sẽ không cao, không đáp ứng đƣợc nhu cầu của thanh niên học sinh, của cấp uỷ Đảng, Ban giám hiệu và các lực lƣợng khác trong nhà trƣờng.

Thứ hai, công tác Đoàn trƣờng học, mà trực tiếp là công tác GDĐĐ

của Ban thƣờng vụ Đoàn trƣờng cần phải bám sát thực tiễn, đi từ thực tiễn và đặc thù điều kiện của nhà trƣờng, của đơn vị; phải xuất phát từ thực tiễn nhu cầu của tập thể thanh niên học sinh trong trƣờng cũng nhƣ yêu cầu của cấp uỷ Đảng, Ban giám hiệu và mong muốn của tập thể sƣ phạm nhà trƣờng. Thực tế cho thấy, cùng với sự phát triển của xã hội, của giáo dục đào tạo, tình hình thanh niên học sinh trong các trƣờng THPT cũng luôn có sự chuyển động nhanh chóng cả về số lƣợng, cơ cấu, cả về nhận thức, tƣ tƣởng, về nhu cầu… trong khi đó khả năng nắm bắt thực tế, thích ứng với thực tiễn và đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của nội tại tổ chức trong đơn vị của đội ngũ cán bộ Đoàn chủ chốt các trƣờng còn chậm, hoạt động nghiên cứu, dự báo tình hình của Đoàn trƣờng còn hạn chế; công tác Đoàn trong các trƣờng THPT còn chƣa thực sự theo kịp tình hình thanh niên học sinh…. Trên cơ sở thực tiễn, các dự báo khoa học và yêu cầu phát triển của xã hội, mục tiêu của giáo dục đào tạo trong nhà trƣờng, Ban thƣờng vụ Đoàn các trƣờng THPT cần xác định rõ nội dung, hình thức và cách thức triển khai tổ chức các hoạt động GDĐĐ trong thanh niên học sinh của nhà trƣờng một cách thích hợp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Mặt khác, công tác Đoàn trƣờng học nói chung và mỗi cán bộ Đoàn nói riêng phải xác định rõ hƣớng chỉ đạo là trọng tâm tất cả tập trung cho cơ sở - tức là lấy thanh niên học sinh, vì nhu cầu và nguyện vọng phù hợp của học sinh làm trung tâm để triển khai tổ chức hoạt động nhằm thu hút, tập hợp đƣợc đông đảo học sinh trong trƣờng tham gia… Đây chính là sự chỉ đạo xuyên suốt trong công tác Đoàn trƣờng học nói riêng và công tác Đoàn nói chung.

Thứ ba, công tác GDĐĐ của Đoàn trƣờng đƣợc tiến hành trong sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các hoạt động GD thanh niên học sinh với sự vận động các tầng lớp nhân dân, các tổ chức, kể cả các cơ quan Đảng, Nhà nƣớc, đoàn thể, các tổ chức kinh tế - xã hội…, tạo ra sự quan tâm, tính cộng đồng trách nhiệm của toàn xã hội đối với công tác GDĐĐ cho học sinh. Điều này cũng có nghĩa là, bên cạnh việc tổ chức các hoạt động GDĐĐ cho thanh niên học sinh, Đoàn cần tiến hành vận động các lực lƣợng xã hội khác bằng các phƣơng thức khác nhau cùng chăm lo cho công tác GDĐĐ cho thế hệ trẻ.

Có thể khẳng định rằng trong giai đoạn mới, công tác Đoàn nói chung và hoạt động GDĐĐ của Đoàn trƣờng THPT Đồng Hỷ tiếp tục đƣợc tiến hành trong bối cảnh có nhiều thuận lợi, đó là Đoàn trƣờng có bề dày kinh nghiệm và thành tích, là tổ chức có uy tín trong thanh niên học sinh và của nhà trƣờng. Cấp uỷ Đảng, Ban giám hiệu, các tổ chức chính trị, xã hội nhà của nhà trƣờng luôn quan tâm đặc biệt đến thanh niên học sinh và hoạt động GDĐĐ của Đoàn trƣờng. Các chính sách ƣu tiễn, hỗ trợ công tác Đoàn và cán bộ đoàn viên thanh niên luôn đƣợc cấp uỷ, ban giám hiệu nhà trƣờng quan tâm triển khai thực hiện… Tuy nhiên, công tác Đoàn nói chung và hoạt động GDĐĐ của Đoàn hiện nay cũng đang đứng trƣớc không ít những thách thức, khó khăn, đó là sự cạnh tranh trong công tác thanh niên ngày càng gay gắt, thanh niên dần không còn là đối tƣợng tác động của riêng tổ chức Đoàn; quá trình hội nhập quốc tế sâu và rộng, toàn diện sẽ ảnh hƣởng mạnh mẽ đến đoàn viên thanh niên nói chung và thanh niên học sinh nói riêng. Bên cạnh đó, một

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mặt cấp uỷ, chính quyền, xã hội ngày càng có những yêu cầu cao đối với công tác thanh niên trong khi khả năng đổi mới, đáp ứng của tổ chức Đoàn nói chung, Đoàn trƣờng THPT Đồng Hỷ nói riêng còn hạn chế; sự chuyến biến nhanh của tình hình thanh niên học sinh mẫu thuẫn với khả năng sáng tạo hạn chế trong triển khai công tác Đoàn nói chung, hoạt động GDĐĐ của Đoàn trƣờng nói riêng…

Từ những yêu cầu, đặc điểm cơ bản trên đây đòi hỏi Đoàn phải không ngừng đổi mới nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động phong trào, đặc biệt là hoạt động GDĐĐ cho thanh niên học sinh, đồng thời phải quan tâm chăm lo nhiều hơn nữa đến nhu cầu, lợi ích chính đáng, hợp pháp của thanh niên học sinh cũng nhƣ nhu cầu phát triển và đòi hỏi thực tiễn của xã hội.

3.1.2. Cơ sở thực tiễn

Đoàn trƣờng THPT Đồng Hỷ là cấp bộ Đoàn cơ sở trực thuộc Huyện đoàn Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, hoạt động dƣới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp uỷ Đảng nhà trƣờng và sự chỉ đạo của Đoàn cấp trên, có mối quan hệ phối hợp công tác với Ban giám hiệu và các tổ chức chính trị xã hội khác trong trƣờng nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của nhà trƣờng. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn trƣờng học là Đại hội Đoàn trƣờng, cơ quan lãnh đạo hoạt động của Đoàn trƣờng giữa hai kỳ Đại hội là Ban chấp hành Đoàn trƣờng, lãnh đạo hoạt động giữa hai kỳ họp Ban chấp hành là Ban thƣờng vụ do Ban chấp hành bầu ra, nhiệm kỳ đại hội 1 năm 1 lần (Theo năm học). Trong quá trình hoạt động, BCH Đoàn trƣờng có thể ra quyết định thành lập các câu lạc bộ, đội, nhóm... để phục vụ việc triển khai các phong trào và chƣơng trình công tác. Đoàn trƣờng THPT Đồng Hỷ có 13 uỷ viên Ban chấp hành, 05 uỷ viên Ban thƣờng vụ, 01 bí thƣ và 02 phó bí thƣ.

Nhiệm vụ của Ban chấp hành, Ban thƣờng vụ Đoàn trƣờng là lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng Đoàn, Hội và Đoàn tham gia xây dựng Đảng trong nhà trƣờng; tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trƣờng và Nghị quyết, chỉ thị của cấp uỷ Đảng và Đoàn cấp trên; định kỳ hàng tháng, học kỳ, năm học báo cáo về tình hình hoạt động của Đoàn với cấp uỷ Đảng nhà trƣờng, Đoàn cấp trên và thông báo cho các chi đoàn trực thuộc; phối hợp với Ban giám hiệu, các tổ chức đoàn thể và các đơn vị để giải quyết những vấn đề có liên quan đến công tác Đoàn và phong trào thanh niên trƣờng học, đến quyền lợi và lợi ích chính đáng, hợp pháp của đoàn viên thanh niên học sinh.

Cụ thể, nhiệm vụ của Ban chấp hành Đoàn trƣờng là căn cứ Nghị quyết, chỉ thị của cấp uỷ Đảng, Đoàn cấp trên và Nghị quyết Đại hội Đoàn trƣờng để chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt các mặt công tác sau:

- Công tác giáo dục chính trị tƣ tƣởng. + Giao dục truyền thống;

+ Giáo dục chính trị- pháp luật; + Giáo dục đạo đức, lối sống; + Giáo dục ý thức công dân…

- Phong trào hành động cách mạng - phong trào thi đua tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

+ Phong trào thi đua trong giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học. + Phong trào thanh niên tình nguyện

+ Hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao.

+ Xây dựng môi trƣờng học đƣờng lành mạnh, phòng chống tệ nạn xã hội. + Hoạt động đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo từ thiện và các hoạt động khác. - Công tác xây dựng Đoàn, Hội, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền. + Công tác chỉ đạo, thông tin, báo cáo.

+ Công tác đoàn viên: Phát triển đoàn viên mới, trƣởng thành Đoàn, quản lý đoàn viên, rèn luyện đoàn viên, phân loại đoàn viên…

+ Công tác cán bộ Đoàn: Đào tạo, bồi dƣỡng, tập huấn, quản lý, đánh giá và chính sách cán bộ Đoàn…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý giáo dục đạo đức ở trường trung học phổ thông đồng hỷ, tỉnh thái nguyên theo hướng tăng cường vai trò của đoàn tncs hồ chí minh (Trang 77 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)