68 Tiểu kết chương

Một phần của tài liệu GIÁO dục đào tạo ở THỦ đô hà nội 1954 – 1975 (Trang 68 - 72)

Tiểu kết chương 3

Giáo dục ở thủ đô Hà Nội đã xây dựng được cơ sở, đã tạo bước phát triển mới. Hệ thống giáo dục, qui mơ, chất lượng đào tạo, và cả chương trình giáo dục cũng không ngừng được mở rộng, củng cố và nâng cao. Cơ sở vật chất trường lớp, bàn ghế, đồ dùng dạy và học... được sửa chữa, bổ sung. Những thành tích mà giáo dục Hà Nội thời kỡ đú đạt được, đã minh chứng cho sù quan tâm, đúng đắn của Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội, cũng như tinh thần hiếu học của người dân. Nó khẳng định ưu điểm của một nền giáo dục toàn dân.

Tuy nhiên, giáo dục Hà Nội cũng gặp phải những hạn chế tồn tại của giáo dục Hà Nội là khó tránh khỏi. Đó là hạn chế chung, là những thử thách Hà Nội phải đối mặt.

69

Từ những hạn chế và thành tích đạt được, giáo dục Hà Nội (1954 - 1965) đã để lại những bài học bổ ích khi nhìn nhận, định hướng phát triển cho giáo dục thời kì này.

KẾT LUẬN

Luận văn đã nghiên cứu điều kiện tự nhiên, tình hình chính trị - kinh tế - văn hố có ảnh hưởng tới giáo dục ở Hà Nội sau ngày mới giải phóng (10/10/1954). Từ đó, tác giả luận văn thấy giáo dục Hà Nội cũng như cả nước phải đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là hậu quả nặng nề của một thành phố vốn là thuộc địa, chịu 9 năm Pháp chiếm đóng và 80 ngày tàn phá nặng nề của chúng trước khi ta tiếp quản. Khó khăn lớn nhất của Hà Nội không chỉ là hậu quả của chế độ thực dân- hậu quả nặng nề, tác động sâu xa mà cịn là việc thủ đơ q độ lên chủ nghĩa xã hội trên cơ sở hạ tầng thấp kém, nền sản xuất nhỏ. với qui mô lớn hơn cho tích luỹ ban đầu của chủ nghĩa xã hội và cơng nghiệp hố xã hội chủ nghĩa. Việc xây dựng nền giáo dục xã hội chủ nghĩa trên cơ sở một

70

nền giáo dục của chế độ thực dân với nhiều tồn tại là vấn đề nan giải. Mặt khác, các lực lượng đế quốc phản động luụn tỡm mọi cách phá hoại miền Bắc, chúng cũng tấn công mạnh vào giáo dục.

Song giáo dục Hà Nội cũng có thuận lợi ở vị trí địa lí là trung tâm của cả nước, ở sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và ở truyền thống hiếu học của người dân thủ đô. Với những ưu việt của chế độ mới, chế độ xố bỏ áp bức bóc lột, con người được giải phóng, giáo dục Hà Nội cũng như cả miền Bắc có điều kiện phát triển lại trong hồ bình. Giáo dục Hà Nội đã từng bước khắc phục khó khăn, đạt được những bước phát triển.

Ta càng thấy trân trọng những thắng lợi to lớn mà giáo dục thủ đơ làm được trong thời kì này. Giáo dục Hà Nội phát triển quán triệt nguyên tắc: dân tộc - khoa học - đại chúng, với mục tiêu muốn có chủ nghĩa xã hội trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa, muốn có con người xã hội chủ nghĩa thì trước hết phải có tư tưởng chủ nghĩa xã hội.

Ngay từ đầu, thủ đô đã tiến hành một nền giáo dục quảng đại quần chúng nhân dân, phát triển một hệ thống ngành giáo dục toàn diện: bình dân học vơ - bổ túc văn hố, nhà trẻ - mẫu giáo, phổ thông cấp I, II, III, đến các trường trung học chuyên nghiệp dạy nghề. Giáo dục thủ đô đã đào tạo ra nguồn lực con người cho sự nghiệp xây dựng phát triển thủ đơ. Sau ngày tiếp quản, Hà Nội có đến 7 vạn người mù chữ. Nhưng chỉ đến 1958 về cơ bản Hà Nội đó xóa xong nạn mù chữ từ 8 đến 50 tuổi. Đâu đâu cũng sôi nổi nô nức toàn dân vừa học vừa làm. Trẻ em được đến nhà trẻ - mẫu giáo, học sinh được đến các trường phổ thơng, người xố xong mù chữ được theo học bổ túc. Ai cũng được học tập.

71

Số lượng trường lớp, học sinh, giáo viên, cơ sở vật chất ngày càng được nâng cao.

Chương trình giáo dục ln gắn liền với thực tiễn: xuất phát từ thực tiễn, phục vụ thực tiễn. Các giáo viên dần dần thấm nhuần nhiệm vụ mới của nền giáo dục là: Đào tạo những người giác ngộ xã hội chủ nghĩa, có văn hóa, có sức khoẻ, để tích cực tham gia xây dựng Tổ quốc. Ngoài việc trau dồi kiến thức khoa học tiên tiến, kết hợp với thực tế sản xuất: giáo dục lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội và căm thù Mĩ - Diệm.

Giáo dục Hà Nội đạt được những thành tựu này là nhờ sự phát huy tinh thần hiếu học của nhân dân, sự tự nguyện, lòng yêu nghề của giáo viên dưới chế độ xã hội mới. Những đặc điểm của giáo dục Hà Nội cũng chính là đặc điểm của nền giáo dục Việt Nam dân chủ cộng hoà. Nền giáo dục cách mạng là sự khẳng định quan điểm, đường lối, mục tiêu giáo dục mới đúng đắn, cách mạng và khoa học.

Tuy nhiên, giáo dục Hà Nội cũng gặp phải những hạn chế tồn tại của giáo dục Hà Nội là khó tránh khỏi. Đó là hạn chế chung, là những thử thách Hà Nội phải đối mặt. Giáo dục Hà Nội đã tiến hành cải cách để khắc phục những hạn chế này. Dù vậy, giáo dục thời kì này đã để lại những bài học bổ ích cho giáo dục thời kì sau.

Từ những thành quả ấy, giáo dục ở thủ đô Hà Nội đã đặt nền móng, cơ sở cho sự nghiệp giáo dục thủ đô ở những giai đoạn sau, đóng góp cho sự phát triển các mặt kinh tế, văn hố, an ninh quốc phịng... của thủ đơ. Nhờ đó, thủ đơ Hà Nội xứng đáng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hố, là thủ đơ của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, xứng đáng với bề dầy lịch sử ngàn năm văn hiến.

72

Hiện nay sở Giáo dục - đào tạo cũng như toàn ngành giáo dục Hà Nội vẫn đã và đang kế thừa sự nghiệp của những người đi trước, tiếp tục thực hiện lời dạy của Bác Hồ: thủ đô Hà Nội phải là thành phố gương mẫu, xứng đáng là thủ đô nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xứng đáng với tên gọi Hà Nội ngàn năm văn hiến, mà cả nước đang hướng về kỉ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội (1010 - 1020).

Một phần của tài liệu GIÁO dục đào tạo ở THỦ đô hà nội 1954 – 1975 (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)