quản lý nhà nước về hoạt động nhập khẩu
3.3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
3.3.1. Một số đề xuất với cơ quan chủ quản3.3.2. Một số kiến nghị với Chính phủ 3.3.2. Một số kiến nghị với Chính phủ
KẾT LUẬN
Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đang hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới, chịu sự tác động cảu nhiều mối quan hệ ngoại thương ngày càng đa dạng, phức tạp. Ngành nhập khẩu được coi là ngành quan trọng trong việc tạo thuận lợi về nguồn lực đầu vào cho các doanh nghiệp đang hoạt động trên lãnh thổ của nước Lào, từ đó góp phần giúp địa phương và quốc gia thúc đẩy về kinh tế, ngày càng phát triển giàu mạnh. Qua một thời gian thực hiện QLNN về hoạt động nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Attapeu, có thể thấy rằng, công tác QLNN về hoạt động nhập khẩu trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả đáng mừng, nhưng vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định.
Nhìn chung, luận văn cơ bản đã hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu đề ra ở phần mở đầu đó là: hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về hoạt động nhập khẩu, trong đó tập trung vào 05 nội dung chính đó là Hoạch định chiến lược nhập khẩu; Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về hoạt động nhập khẩu; Tuyên truyền, phổ biến các chính sách, quy định pháp luật về nhập khẩu; Tổ chức các hoạt động nhập khẩu và Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm hoạt động nhập khẩu; phân tích thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Attapeu, từ đó đánh giá những hạn chế, kết quả đạt được để làm cơ sở đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về hoạt động nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Attapeu. Các giải pháp được đưa ra đã bám sát yêu cầu thực tiễn và mục tiêu nhập khẩu mà tỉnh đề ra, vừa mang tính định hướng, vừa mang tính cụ thể, xuất phát từ yêu cầu của công tác QLNN đối với hoạt động nhập khẩu của tỉnh Attapeu trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại ngày càng mở rộng.