Những hạn chế, bất cập trong việc thực hiện các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về chứng cứ trong tố tụng dân sự

Một phần của tài liệu CHỨNG cứ TRONG tố TỤNG dân sự THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH một số vấn đề lý LUẬN và THỰC TIỄN (Trang 30 - 33)

110 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)

3.1.2. Những hạn chế, bất cập trong việc thực hiện các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về chứng cứ trong tố tụng dân sự

pháp luật Việt Nam hiện hành về chứng cứ trong tố tụng dân sự

Để thực hiện đúng các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 31 tháng 3 năm 2005 hướng dẫn phần thứ nhất "Những quy định chung" của Bộ luật Tố tụng dân sự 2004; và ngày 17 tháng 9 năm 2005 Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP về hướng dẫn một số quy định của Bộ Luật tố tụng về "Chứng minh và chứng cứ". Tuy mới có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2005 nhưng một số quy định đã

31

bộc lộ những bất cập và hạn chế nhất định thể hiện ở một số nội dung cụ thể sau đây:

Tại Điều 80 Bộ luật Tố tụng dân sự đã quy định "Những tình tiết, sự kiện khơng phải chứng minh", nhưng lại khơng quy định những tình tiết, sự kiện phải chứng minh. Điều này dẫn tới làm mất cân đối giữa các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự và làm cho các chủ thể lúng túng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ chứng minh của họ, nhất là đối với các đương sự:

Ví như khoản a, Điều 80 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định: Nhưng tình tiết, sự kiện rõ ràng mà mọi người đều biết và được Tòa án thừa nhận. Vậy như thế nào là mọi người đều biết? Biết như thế nào là đúng với sự thật xảy ra? Quy định này cụ thể nhưng rất mập mờ, cơ sở nào mà thẩm phán biết để cho là rõ ràng, mọi người đều biết để thừa nhận? Việc thừa nhận này có sai lệch, có chủ quan duy ý chí hay khơng? Quy định này phải cần hướng dẫn cụ thể chi tiết của Tòa án nhân dân tối cao.

Trong một vụ việc dân sự khi tham gia tố tụng, đương sự chỉ chứng minh trong phạm vi yêu cầu hay phản đối yêu cầu của họ cũng chưa đủ mà còn phải chứng minh cả những sự kiện tình tiết khác. Ví dụ, đương sự đã cho rằng việc không thể thực hiện được nghĩa vụ tố tụng là do bất khả kháng thì phải chứng minh có sự bất khả kháng. Ngồi ra do thiếu kinh nghiệm tham gia tố tụng nên đương sự thường không biết phải chứng minh làm rõ, những tình tiết sự kiện gì; vì vậy, họ khơng xác định được các chứng cứ, tài liệu phải cung cấp cho Tòa án để chứng minh bảo vệ quyền lợi của mình.

Theo quy định tại điểm C khoản 1 Điều 80 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản và được công chứng và chứng thực hợp pháp thì khơng phải chứng minh. Quy định này xuất phát từ suy đoán pháp lý; trong thực tế có thể xảy ra việc cơng chứng viên, hay chứng thực của ủy ban nhân dân cố ý làm sai lệch vì một động cơ nào đó. Bởi vậy, nên chăng quy định mở hơn; và trong trường hợp tịa án có nghi ngờ về tính đúng đắn của việc cơng chứng, chứng thực thì được xác minh lại.

32

Việc quy định tại các Điều 6 và Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự đề cao quyền tự định đoạt của đương sự trong việc cung cấp chứng cứ để bảo vệ cho yêu cầu của mình. Nhưng bên cạnh đó lại hạn chế sự chủ động của tòa án, khơng đảm bảo cho tịa án giải quyết nhanh, đúng đắn vụ việc dân sự.

Ví dụ: Như khi biết được chứng cứ đang bị tiêu hủy, hoặc có nguy cơ bị tiêu hủy, Tòa án muốn chủ động thu thập cũng khơng được mà phải chờ có u cầu của đương sự. Tòa án nên báo ngược lại cho đương sự để đương sự làm đơn đề nghị Tòa thu thập hay áp dụng biện pháp ngăn chặn kịp thời. Trong đó, việc quy định cịn có mâu thuẫn, chồng chéo như tại các Điều 6, Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định các đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, trong trường hợp xét thấy trong hồ sơ vụ việc chưa đủ cơ sở giải quyết thì thẩm phán yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung, nếu đương sự khơng tự mình thu thập được và có u cầu thì thẩm phán có thể tiến hành biện pháp thu thập

Nhưng tại các Điều 87, Điều 92 Bộ luật Tố tụng dân sự lại quy định tòa án lấy lời khai của người làm chứng khi xét thấy cần thiết, tòa ra quyết định định giá tài sản khi các bên thỏa thuận theo mức thấp nhằm mục đích trốn thuế hoặc giảm mức đóng án phí.

* Tại khoản 4 Điều 79 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định đương sự phải chịu hậu quả của việc không chứng minh được hoặc chứng minh không đầy đủ nhưng hậu quả như thế nào, là gì? Và khơng quy định rõ ràng, cụ thể. Khi xét xử, tòa án chỉ có thể xử bác yêu cầu hay chấp nhận yêu cầu của đương sự mà thơi. Trường hợp tại Tịa án cấp sơ thẩm, đương sự không chịu cung cấp chứng cứ mà khi vụ án lên tòa án cấp phúc thẩm đương sự mới cung cấp hoặc sau khi bản án có hiệu lực pháp luật mới khiếu nại và cung cấp chứng cứ thì phải chịu hậu quả gì?

Hiện nay việc quy định thiếu cụ thể như vậy là khó thực hiện đối với các cấp Tịa án, gây khó khăn cho đương sự cịn lại, phải xét xử nhiều lần mà vẫn không xong một vụ án.

33

Điều 82 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định tập quán là một trong các nguồn của chứng cứ, Nghị quyết số 04/2005 cũng phần nào giải thích rõ như thế nào tập quán và khi nào tập quán được coi là chứng cứ. Nhưng thực hiện quy định này trong thực tiễn không dễ dàng, việc quy định tại mục 7 thể hiện sự kế thừa tinh hoa của truyền thống dân tộc, tuy nhiên điều này đã dẫn đến việc xác định tập qn khơng nhất qn, đã có việc vận dụng tùy tiện.

Một phần của tài liệu CHỨNG cứ TRONG tố TỤNG dân sự THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH một số vấn đề lý LUẬN và THỰC TIỄN (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)