Một là, phải kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục thanh niên; gắn chặt giáo dục trong nhà trường với giáo dục trong thực tiễn
Theo Hồ Chí Minh, xây dựng lối sống mớicho TN là trách nhiệm chung của gia đình, nhà trường và tồn xã hội. Phát biểu tại buổi lễ khai mạc Trường Đại học nhân dân Việt Nam, Người nêu rõ: “Trường đại học, gia đình và đồn thể TN phải liên hệ chặt chẽ trong việc giáo dục TN” [23, tr.456]. Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trị của giáo dục gia đình. Vì gia đình là mơi trường đầu tiên và thường xuyên nhất mà con người tiếp nhận sự giáo dục để hình thành và phát triển nhân cách. Gia đình có chức năng ni nấng, chăm sóc, dạy bảo con trẻ nên người. Gia đình giúp trẻ hình thành và phát triển các khả năng như: ngơn ngữ, tình cảm, tư duy, trí tuệ. Thơng qua giáo dục gia đình, tuổi trẻ cịn tiếp nhận các giá trị đạo lý, lối sống, kỷ cương, các giá trị xã hội. Chính tình thương, tấm gương cùng với những lời khuyên bảo của ông bà, cha mẹ, anh chị … đã định hướng nhân cách, lối sống cho tuổi trẻ. Thực hiện tốt chức năng giáo dục, gia đình góp phần đào tạo ra các cơng dân hữu ích cho xã hội. Ngồi mối quan hệ với những người thân trong gia đình, TN cịn có những mối quan hệ với xã hội như: với thầy cô, bạn bè, đồng bào, đồng chí … Thơng qua các mối quan hệ đó, TN tiếp tục nhận được sự giáo dục từ nhà trường, từ xã hội. Vì thế, Hồ Chí Minh u cầu cần phải kết hợp tốt 3 mơi trường: gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục TN. Cùng với gia đình, nhà trường, xã hội phải thật sự quan tâm và tạo
mọi điều kiện tốt nhất để TN phát triển một cách hài hòa trên tất cả các mặt: trí, đức, thể, mỹ. Phát hiện và kịp thời uốn nắn những biểu hiện lệch lạc trong nhận thức và hành vi của TN. Giáo dục nhằm đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân. Do đó, giáo dục TN là sự nghiệp của quần chúng, là trách nhiệm của toàn xã hội, mà trước hết thuộc về các cấp ủy Đảng, Chính quyền và các tổ chức đồn thể. Hồ Chí Minh phê phán những cán bộ, những tổ chức đoàn thể cứ mải mê với những cơng việc mang tính sự vụ hơn là để tâm tới việc xây dựng con người, hoặc những tư tưởng ỷ lại vào nhà trường mà khơng thấy rõ vai trị, trách nhiệm của mình trong việc giáo dục TN. Theo Hồ Chí Minh, để cơng tác giáo dục TN đạt hiệu quả cao còn phải biết kết hợp chặt chẽ giữa học tập ở thầy, ở sách vở, ở bạn bè, ở nhân dân với rèn luyện trong lao động, trong công tác, trong chiến đấu. Đạo đức, lối sống nảy sinh từ hoạt động thực tiễn, mà chủ yếu là lao động sản xuất và đấu tranh cách mạng. Do đó đây là điều kiện không thể thiếu được để rèn luyện đạo đức, lối sống. Chỉ có hoạt động trong thực tiễn, chấp nhận những yêu cầu của thực tiễn về mặt đạo đức và đáp ứng được những yêu cầu ấy, TN tự thể nghiệm mình, dần dần hình thành được những phẩm chất đạo đức cần thiết. Vì vậy mà Hồ Chí Minh cho rằng quá trình giáo dục đạo đức cho TN là quá trình tổ chức hướng dẫn họ hoạt động trong thực tiễn và xem đây là một phương pháp giáo dục có hiệu quả nhất. Người khẳng định: Khơng phải chỉ ở tại nhà trường, có lên lớp, mới học tập, tu dưỡng, rèn luyện và tự cải tạo được. Trong mọi hoạt động cách mạng, chúng ta đều có thể và đều phải học tập, tự cải tạo. Thời kỳ hoạt động bí mật, thời kỳ khởi nghĩa, thời kỳ kháng chiến và ngày nay công việc xây dựng miền Bắc tiến dần lên CNXH và đấu tranh thống nhất nước nhà đều là những trường học rất tốt cho chúng ta rèn luyện đạo đức cách mạng [25, tr.284].
Hai là, giáo dục bằng hành động, nêu gương của người lớn; phát huy ý thức tự giáo dục, tự rèn luyện
Theo Hồ Chí Minh, giáo dục TN khơng chỉ đóng khung trong những bài diễn văn tuyên truyền khô khan, kém hiệu quả mà cần phải biết sáng tạo các hình thức giáo dục phong phú, đa dạng. Nêu gương người tốt việc tốt, lấy gương tốt việc tốt trong quần chúng, trong TN để giáo dục lẫn nhau là một phương pháp vừa sinh động vừa có sức thuyết phục cao. Cở sở để Hồ Chí Minh đề ra phương pháp nêu gương trước hết bắt đầu từ sự am tường truyền thống văn hóa phương Đơng. Người cho rằng: “Nói chung thì các dân tộc phương Đơng đều giàu tình cảm, và đối với họ một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” [19, tr.263]. Hai là nhận thức rõ đặc điểm, tâm lý của đối tượng giáo dục–TN. Đặc điểm của TN là ln khát khao vươn tới cái đẹp, cái cao thượng, có tâm lý ngưỡng mộ và học tập noi theo những thần tượng trong xã hội. Chính vì thế mà Hồ Chí Minh cho rằng giáo dục bằng phương pháp nêu gương là cách tốt nhất để xây dựng con người mới, cuộc sống mới. Thực hiện giáo dục bằng việc nêu gương, Người chủ trương tổ chức các Đại hội liên hoan tuyên dương, trao tặng huy hiệu cho các tập thể và cá nhân anh hùng, chiến sĩ thi đua có nhiều thành tích xuất sắc trong chiến đấu, lao động sản xuất để động viên, cổ vũ sự phấn đấu, rèn luyện của TN. Mặt khác, Người cịn nhắc nhở các cơ quan truyền thơng đại chúng phải chú ý phát hiện và kịp thời đưa các tin, bài về người tốt việc tốt để tuyên truyền, giáo dục TN. Nhận thức “Trẻ em như cái gương trong sáng, thầy tốt thì ảnh hưởng tốt, thầy xấu thì ảnh hưởng xấu” [25, tr.492] nên trong giáo dục Hồ Chí Minh địi hỏi các thế hệ đi trước như: ông bà, cha mẹ, anh chị, thầy cô giáo, cấp trên … phải là những người gương mẫu trong đạo đức, lối sống. Nói chuyện tại lớp học chính trị của giáo viên, Người căn dặn: “Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức … cho nên thầy giáo, cô giáo phải gương mẫu, nhất là đối với trẻ em” [25, tr.492]. Nêu gương trong giáo dục còn đòi hỏi những người tham gia công tác giáo dục luôn phải thống nhất giữa lời nói với việc làm. Dạy một đằng làm một nẻo là phản giáo dục, là không thu được kết quả. Người dạy: “Nếu miệng thì tuyên truyền bảo người ta siêng
làm, mà tự mình thì ăn trưa, ngủ trễ; bảo người ta tiết kiệm, mà tự mình thì xa xỉ, lung tung, thì tuyên truyền một trăm năm cũng vơ ích” [22, tr.108]. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục là sự thống nhất biện chứng giữa hai quá trình: giáo dục và tự giáo dục. Giáo dục TN, nếu chỉ chú ý đến mặt giáo dục mà không biết khéo léo kết hợp với khích lệ, hướng dẫn để TN tự học tập, tự tu dưỡng rèn luyện thì hiệu quả giáo dục sẽ khơng cao. Chính vì thế, người thường khun TN phải luôn luôn “tự cải tạo để tiến bộ mãi”. Tự cải tạo là quá trình TN nhìn nhận lại bản thân, tự đánh giá ưu và khuyết điểm của mình, đồng thời phải kiên quyết sửa chữa khuyết điểm phấn đấu vươn lên theo kịp sự tiến bộ của xã hội. Nhưng “Muốn cải tạo mình, cũng phải trường kỳ và gian khổ, chứ khơng phải là dễ đâu” [23, tr.59]. Vì thế muốn có kết quả thì TN phải có quyết tâm, phải tự nguyện, tự giác thực hiện. Không chỉ tự rèn đức, TN còn phải biết tự luyện tài. Luyện tài là nhằm nâng cao năng lực của bản thân. Muốn vậy, TN phải có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi, phải nỗ lực học tập mà trước hết bằng việc tự học. Muốn tự học thành cơng thì phải kiên trì, bền bỉ, phải có kế hoạch sắp xếp thời gian khoa học và quan trọng là phải có phương pháp học tập phù hợp đúng đắn. Người hướng dẫn TN phải học ở trường, ở sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân; phải có thái độ nghiêm túc, khiêm tốn, thật thà trong học tập, khơng giấu dốt, điều chưa biết thì hỏi; phải đào sâu suy nghĩ; phải học suốt đời…
Ba là, kiên trì tu dưỡng rèn luyện; xây đi đơi với chống
Theo Hồ Chí Minh, “Đạo đức cách mạng khơng phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài, càng sáng, vàng càng luyện càng trong” [25, tr.293]. Để có được đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh TN phải có dũng khí dám thừa nhận và kiên quyết đấu tranh với những thói hư, tật xấu của bản thân, đồng thời không ngừng học tập, trau dồi đạo đức cách mạng. Con đường hình thành đạo đức cách mạng là khó nhọc nhưng có quyết tâm, biết “kiên trì và nhẫn nại”, “gian nan rèn luyện” thì ắt thành cơng. Người dạy TN: “Theo con đường ác thì dễ dàng, nhưng
lăn xuống hố, theo con đường thiện thì khó nhọc, nhưng vẻ vang. Quyết tâm là làm được việc” [23, tr.62-63]. Phàm mọi việc trên đời, muốn đạt được thành tựu địi hỏi phải có sự kỳ cơng khổ luyện. Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống cũng thế. Đó khơng phải là việc ngày một ngày hai mà phải kiên trì, bền bỉ, là việc làm suốt đời. Bởi vì cái ác, cái xấu ln tiềm ẩn trong mỗi người. Do đó, nếu sao nhãng việc tu dưỡng thì nó có dịp sinh sơi, nảy nở lấn át và che mất cái thiện, cái tốt của con người. Xã hội không ngừng phát triển theo chiều hướng tiến bộ cho nên các chuẩn mực, các giá trị xã hội cũng luôn thay đổi. Thông qua các mối quan hệ xã hội, mỗi cá nhân nhận thức giá trị đích thực của cuộc sống. Trên cơ sở đó, cá nhân tự đánh giá lại bản thân và tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với xã hội. Đó là q trình tự nguyện, tự giác cải tạo để nâng mình lên. Tuy nhiên, việc tự nhận thức hay tự đánh giá thường mang tính chủ quan. Khơng nhận thức đầy đủ hoặc khơng thấy hết những hạn chế, khiếm khuyết của bản thân. Vì thế trong quá trình tự giáo dục, tự rèn luyện mỗi cá nhân cần phải biết dựa vào dư luận xã hội, sự góp ý của quần chúng để bản thân ngày càng hồn thiện hơn. Với Hồ Chí Minh, giáo dục hình thành đạo đức, lối sống cho TN còn phải kết hợp chặt chẽ giữa xây với chống. Xây là xây dựng, đề ra những chuẩn mực, giá trị mới, tiến bộ, phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội để định hướng cho mọi người. Chống là tiêu trừ cái sai, cái ác, cái xấu là biểu hiện của tàn dư đạo đức, lối sống cũ còn rơi rớt và những tiêu cực mới phát sinh. Xây gắn liền với chống nhưng phải hướng vào xây và lấy xây làm chính.
Bốn là, Giáo dục bằng tập hợp thanh niên trong các tổ chức, đồn thể
Theo Hồ Chí Minh, giáo dục TN còn phải biết dựa vào sức mạnh của tổ chức, sức mạnh của tập thể. Người chủ trương đưa TN vào trong các tổ chức đoàn thể xã hội như: Đoàn TN, Hội TN; Hội TN , Hội phụ nữ … Thông qua hoạt động của các tổ chức này để giáo dục TN. Hồ Chí Minh đánh giá cao vai trị của Đoàn TN trong việc tập hợp, giáo dục, giác ngộ và rèn luyện thế hệ trẻ “Đoàn TN Lao động phải là cánh tay đắc lực của Đảng trong việc tổ chức và giáo dục
thế hệ TN và nhi đồng thành những chiến sĩ tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây dựng CNXH và chủ nghĩa cộng sản” [26, tr.21]. Muốn tập hợp rộng rãi, thu hút đơng đảo TN thì mỗi đồn viên phải gương mẫu, giữ vững đạo đức cách mạng, khiêm tốn, cần cù, hăng hái, dũng cảm. Phải tránh tư tưởng kiêu ngạo, công thần, tự tư tự lợi, xung phong trong mọi công việc để lôi cuốn TN. Tổ chức Đồn các cấp phải quan tâm đến đời sống, cơng tác và học tập của TN, “Phải nghiên cứu tìm ra nhiều hình thức và phương pháp thích hợp để đồn kết và tổ chức TN một cách rộng rãi và vững chắc” [24, tr.263]. Nội dung giáo dục TN của các tổ chức Đồn, Hội là định hướng chính trị và định hướng lối sống cho TN. Thông qua các phong trào cách mạng, các cuộc vận động, tổ chức Đoàn, Hội phải lơi kéo TN tích cực tham gia các hoạt động chính trị xã hội, từng bước giác ngộ lý tưởng cách mạng cho TN, giúp TN khơng bị sa ngã về phía các thế lực thù địch. Đoàn, Hội cần phải tổ chức những hoạt động vui chơi có tính tập thể như: sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, hoạt động thể dục thể thao … vừa để đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của TN vừa hướng TN vào những sinh hoạt lành mạnh, bổ ích, tránh những tác động xấu từ phía xã hội. Tóm lại tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lối sống mớicho TN là một hệ thống các quan điểm của Người về vai trò của TN và tầm quan trọng của công tác xây dựng lối sống mớicho TN; về nội dung và phương pháp giáo dục nhằm giúp TN hình thành những phẩm chất đạo đức mới, lối sống mới đáp ứng được các yêu cầu của sự nghiệp cách mạng. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, việc quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lối sống mớicho TN sẽ góp phần quyết định đối với quá trình xây dựng đạo đức, lối sống cho TN nước ta nhằm tạo ra động lực và sức mạnh to lớn thúc đẩy sự nghiệp đổi mới, thực hiện thắng lợi cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
C. KẾT LUẬN
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lối sống cho thanh niên là một hệ thống các quan điểm của Người về lối sống và xây dựng lối sống mới cho thanh
niên; về nội dung và phương pháp giáo dục nhằm xây dựng cho thanh niên lối sống mới. Theo Người, xây dựng lối sống mới cho thanh niên là phải loại bỏ cái cũ, xây dựng cái mới. Nhưng loại bỏ cái cũ ở đây khơng có nghĩa là đoạn tuyệt, phủ định sạch trơn quá khứ mà cần phải kế thừa những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, như: truyền thống yêu nước, ý chí bất khuất trong đấu tranh dựng nước và giữ nước; tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đồn kết, tương thân tương ái; ý chí tự lực, tự cường, ln lạc quan u đời, niềm tin vào chính mình, tin vào sự tất thắng của chân lý, chính nghĩa dù phải vượt qua mn vàn khó khăn, gian khổ…Ngoài ra, muốn xây dựng lối sống mới cho thanh niên sâu rộng, phải nâng cao trình độ hiểu biết và ý thức làm chủ cho thanh niên, bởi một lối sống văn minh tiên tiến khơng thể có được nếu như trình độ thanh niên cịn thấp, ý thức làm chủ của thanh niên chưa cao. Do đó, cần chú trọng đến nâng cao chất lượng giáo dục văn hóa, khoa học, kỹ thuật, lý luận cho thanh niên