Bảng hỏi đo lường sự hài lòng MSQ

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên kỹ thuật tại Công ty Liên doanh Điều hành Cửu Long (Trang 34 - 36)

(Nguồn: Weiss & cộng sự, 1967)

Năm 2004, Worrell đã khảo sát sự hài lịng trong cơng việc của các chuyên viên tâm lý ở trường học tại Mỹ. Tác giả đã sử dụng bảng hỏi MSQ gồm 20 câu hỏi được điều chỉnh năm 1977. Nghiên cứu kết luận rằng 90% các chuyên viên tâm lý tại các trường học đều cảm thấy hài lịng với cơng việc hiện tại. Khơng những thế, sự hài lòng của các chuyên viên này còn tăng dần theo thâm niên cơng tác; bên cạnh đó, hầu hết những người tham gia trả lời bảng hỏi đều cho biết có ý định tiếp tục gắn bó với cơng việc của họ trong thời gian tối thiểu là 05 năm. Ngoài ra, hai nhân tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự hài lịng trong cơng việc là ý định tiếp tục gắn bó với cơng việc và giấy chứng nhận nghề nghiệp. Ngược lại, có ba nhân tố tạo ra sự bất mãn trong công việc của các chuyên viên tâm lý tại trường học. Ba nhân tố này bao gồm việc thực thi chính sách cơng ty, quy trình cơng việc và cơ hội thăng tiến trong cơng việc.

Nhìn chung, MSQ được nhận xét là dễ hiểu và dễ áp dụng cho bất kỳ tổ chức hay đối tượng nào (Spector, 1997). Sau đó, đến năm 1997, Spector cũng đã xây dựng thêm một cơng cụ khác để nghiên cứu sự hài lịng trong cơng việc – Đó là bản khảo sát mức độ hài lịng trong cơng việc JSS (Job Satisfaction Survey).

Dựa trên mơ hình đo lường sự hài lòng MSQ, tác giả thừa kế các yếu tố mà mơ hình đưa ra có tác động đến sự hài lòng của người lao động, các yếu tố đó là: Điều kiện làm việc, Cơ hội thăng tiến, Các yếu tố liên qua đến bản chất công việc. Các yếu tố này được tác giả xem xét đưa vào mơ hình nghiên cứu sơ bộ trước khi thực hiện nghiên cứu định tính.

Bản khảo sát mức độ hài lịng trong cơng việc JSS (Spector, 1997)

JSS là bản khảo sát gồm 36 biến quan sát được chia đều thành chín nhân tố tác động đến sự hài lịng trong cơng việc của nhân viên, chín nhân tố này bao gồm (1) Lương, (2) Thăng tiến, (3) Giám sát, (4) Phúc lợi, (5) Phần thưởng bất ngờ (như thưởng theo năng suất), (6) Quy trình vận hành (gồm các quy định và quy trình), (7) Đồng nghiệp, (8) Bản chất cơng việc và (9) Giao tiếp (Hình 7). Tương tự JDI hay MSQ, JSS cũng được áp dụng cho nhiều hình thái tổ chức dù ban đầu được thiết kế để nghiên cứu tại các tổ chức dịch vụ hướng đến mục tiêu nhân văn (Spector, 1997). Tại Việt Nam, Phan Thị Thanh Hiền (2015) đã áp dụng mơ hình JSS vào nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự hài lịng trong cơng việc của 207 nhân sự đang làm việc tại trường Đại học sư phạm kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Có sáu yếu tố có ảnh hưởng được xác định trong nghiên cứu là: Lương, Giám sát, Phúc lợi, Đồng nghiệp, Bản chất công việc và Giao tiếp. Ngồi ra, tác giả cũng chỉ ra rằng vị trí làm việc (giảng viên/ nhân viên văn phòng), độ tuổi và thâm niên có ảnh hưởng đáng kể đến mức hài lịng của đối tượng nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên kỹ thuật tại Công ty Liên doanh Điều hành Cửu Long (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w