6. Kết cấu đề tài
2.1. Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt
2.1.2.3 Về nội dung hợp đồng
Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động nhượng quyền thương mại là một vấn đề rất quan trọng vì quyền sở hữu trí tuệ là cốt lõi của hoạt động này. Mặc dù đã có luật sở hữu trí tụê cùng các văn bản hướng dẫn thi hành cũng như các cam kết quốc tế về quyền sở hữu trí tuệ như cơng ước BERNE (Cơng ước về bảo hộ quyền tác giả), hiệp định TRIPs (Hiệp định về các vấn đề liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ)… nhưng vấn đề bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam còn chưa được thực hiện hiệu quả. Thực tế cho thấy sự vi phạm bản quyền trong kinh doanh nhượng quyền thương mại ở Việt Nam xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng. Các dạng vi phạm điển hình như hành vi “nhái” thương hiệu nhượng quyền.
Luật sở hữu trí tuệ (Quốc hội ban hành ngày 29/11/2005 và có hiệu lực ngày 01/07/2006) là một trong những văn bản pháp luật điều chỉnh gián tiếp hợp đồng nhượng quyền thương mại. Tuy nhiên khi áp dụng các quy định của luật để điều chỉnh quan hệ nhượng quyền thương mại thì có nhiều điểm bất cập trong việc áp dụng văn bản pháp luật này vào hợp đồng nhượng quyền thương mại như sau:
Tại khoản 1, Điều 142 luật sở hữu trí tuệ quy định tên thương mại là đối tượng sở hữu công nghiệp không được chuyển giao, vì theo khoản 21, Điều 4 luật sở hữu trí tuệ tên thương mại là tên gọi của các cá nhân, tổ chức dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh, nếu áp dụng vào hợp đồng nhượng quyền thương mại thì khơng thể thực hiện được bởi tên thương mại là một trong những yếu tố cốt lõi tạo nên nhượng quyền thương mại , nếu cấm chuyển giao quyền sử dụng tên thương mại thì bên giao quyền khơng thể thực hiện được việc nhượng quyền cho các đối tác mua quyền.