Văn hóa, tư tưởng

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về sự khởi đầu lịch sử hàn quốc, sự hình thành và phát triển của koryo (Trang 25 - 27)

Chương II : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3. Tìm hiểu sự hình thành và phát triển của Koryo (Gorye o Cao Ly)

3.2 Sự phát triển và suy tàn của Koryo

3.2.3 Văn hóa, tư tưởng

Từ khi hình thành nhà nước, Phật Giáo và Khổng Giáo đóng vai trị quan trọng trong sự hình thành, phát triển và diệt vong của mỗi quốc gia.

Phật giáo do nhà sư Sondon từ nước Tấn, một quốc gia hùng mạnh đã thống nhất trong một thời gian ngắn vùng đông bắc Trung Quốc du nhập vào Koguryo năm 272. Đến năm 384, một nhà sư Ấn Độ Malananta đến Peakche truyền vào và nhanh chóng được người dân nơi đây đón nhận. Cũng vào thời gian này, một nhà sư từ Koguryo là Ado truyền bá, nhưng không hiệu quả. Đến năm 527, một nhà sư từ nước Lương (Trung Quốc) đến truyền bá, nơi đây mới chính thức tiếp nhận và dần coi là một tôn giáo quan trọng.

Phật giáo với tư tưởng từ bi, hỷ sả thường hướng đến những người nghèo, bởi vậy trong một xã hội, những người nơng dân nghèo, nơ lệ tại bán đảo có cuộc sống khổ cực chiếm đa số nhanh chóng tiếp nhận và coi là một sức mạnh tinh thần, nuôi dưỡng niềm tin, hy vọng.

Cùng với đó, nhằm quản lý đất nước, các vương triều phong kiến cũng coi Phật giáo là tơn giáo quan trọng, dựa vào nó phục vụ mục đích chính trị hiệu quả. Với vai trị quan trọng của mình, các nhà sư trở thành những cố vấn chính trị trong các triều đại phong kiến, là người đưa ra, tham mưa trong sự hình thành, phát triển cũng như diệt vong của cả vương triều.

Song song với sự tồn tại của Phật giáo, Khổng giáo vào bán đảo Korye thông qua các cuộc chiến tranh và cai trị của người Trung Quốc. Khởi đầu cho sự phát triển của nó chính là quốc gia Goguryo khi xây dựng Quốc tử giám năm 372.

20

Những nguyên lý của Khổng giáo nhằm vào các giá trị đạo đức, tầm quan trọng của các mối quan hệ gia đình và quan điểm với các vua chúa đã nhanh chóng chiếm được thiện cảm của cả triều đình trung ương và các tầng lớp nông dân. Thông qua các kinh sách kinh điển như Tứ thư, Ngũ kinh đã góp phần tác động đến chính trị, văn hóa, xã hội qua các triều đại.

Sự du nhập của cả Phật Giáo và Khổng giáo được sự đón nhận rộng rãi trong nhân dân cũng như các tầng lớp thống trị tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển các quốc gia. Phật giáo tiếp tục không ngừng phát triển khi các triều đại đưa các vị sư học tập và truyền bá những cuốn sách, kinh điển của phật giáo góp phần củng cố vững chắc giá trị và vai trị của nó đối với đời sống xã hội cũng như chính trị.

Trong thời kỳ Koryo, Phật giáo đã bớt đi nhiệm vụ của mình. Nếu như các vương triều trước, Hội đồng nhà nước là những cố vấn do các vị sư, trụ trì đảm nhận. Tuy nhiên đến giai đoạn thời Koryo, “Hội đồng cố vấn” là những quan văn xuất thân từ nền giáo dục Khổng giáo. Đặc biệt trong giai đoạn đảo chính, các thế lực lên nắm quyền, vai trị đó thuộc về các võ quan.

Tuy nhiên, trong xã hội Phật giáo vẫn thể hiện sự phát triển, phình to đi ngồi khn khổ tơn giáo. Phật giáo dưới cơ chế mới từ ruộng đất và một xã hội phân tầng đã có sự lớn mạnh khơng ngừng. Các ngơi chùa được xây nhiều khắp nơi nhằm đáp ứng cho nhu cầu lễ cúng của các tầng lớp giai cấp. Nguyên nhân dân đến sự phát triển của Phật giáo đến từ ruộng đất và lòng tin của người dân. Đối với giai cấp thống trị, ruộng đất như một phần lễ vật đưa vào chùa để cầu an, cầu may mắn. Ngồi ra, đất chùa khơng phải đóng thuế… do vậy chùa không ngừng lớn mạnh. Sự phát triển quá mức của nhà chùa đã tạo ra thế hệ các nhà tu kém chất. Nhà sư bắt đầu đi ngược lại với những giá trị sân si, dung tục và gái gú…

Đối với Khổng giáo, Quốc tử giám ngày càng được coi trọng, nơi đây chính là mầm mống của tương lai, là nơi phát triển nhân tài. Dưới vương triều Koryo việc thi cử đã được mở rộng nhằm đưa những người nông dân vào và các tầng lớp thấp được làm quan và tạo ra sự bình đẳng.

21

Khơng chỉ phát triển ở các trường của triều đình, những trường tư do các gia tộc địa phương mở ra cho con em những nhà giàu và con em họ học tập cũng mọc lên nhằm đào tạo những người thành đạt và duy trì chế độ ruộng đất.

Sự phát triển của Khổng giáo đã kéo theo sự thay đổi vai trò của những người quan văn. Trước giai đoạn Koryo, quan văn đóng vai trị nhỏ, dưới những quan võ. Bước sang giai đoạn Koryo những quan văn có vai trị quan trọng hơn và là người cố vấn trong việc xây dựng và phát triển quốc gia.

Tuy nhiên, đến năm 1170, các võ quan không chịu được sự đè nén đã nổi dậy giết hết quan văn và ít quan tâm tới thi cử, khổng giao. Thay vào đó, vai trị và vị trí của các võ quan được khôi phục.

Vào thời kỳ cuối khi nhà nước Koryo suy yếu và dần bộc lộ những khuyết điểm của cả Khổng giáo và Phật giáo với những hủ tục, phá sắc giới khiến làn sóng bài trừ Phật giáo diễn ra mạnh mẽ. Sự xuất hiện của Tân Khổng giáo được hình thành tại Trung Quốc với sự kết hợp của Khổng Giáo, Phật giáo và Đạo giáo đã được truyền bá và nhanh chóng chiếm được thiện cảm.

Tân Khổng giáo với tính chất đề cập đến các vấn đề chính trị và đạo lý, nhấn mạnh vào các mối quan hệ vua tôi, thần dân, cha con, anh em… và sự tích hợp cả giáo lý hay của Phật giáo và Đạo giáo đã tạo ra làn sóng mới và sự ảnh hưởng mới đến xã hội Hàn Quốc, có ảnh hưởng đến tận ngày nay.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về sự khởi đầu lịch sử hàn quốc, sự hình thành và phát triển của koryo (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(30 trang)