GIẢI PHÁP ĐỂ CÂY MÍA PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng sản xuất mía tại tỉnh Hậu Giang (Trang 43 - 45)

Chí phí/doanh thu (%) Lợi nhuận/doanh thu (%)

5.2 GIẢI PHÁP ĐỂ CÂY MÍA PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Trong tương lai để cây mía phát triển bền vững và đạt hiệu quả kinh tế cao thì hộ, các đơn vị liên quan nên chú ý phát huy đẩy mạnh lợi thế của cây mía đồng thời khắc phục những khó khăn trong sản xuất để có thể đạt hiểu quả kinh tế trong sản xuất cao hơn và ổn định hơn. Sau đây là một số giải pháp đề nghị nhằm đưa cây mía phát triển bền vững.

Các cấp các ngành có liên quan cần mở rộng và nâng cao hiệu quả chất lượng các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật canh tác cho nhân dân. Nhằm nâng cao trình độ, nhận thức của người dân trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác một cách có hiệu quả.

Đối với những hộ sản xuất trong cùng khu vực nên hợp tác liên kết với nhau để thống nhất lịch thời vụ, giống mía gieo trồng trong khu vực nhằm hạn chếđược tình trạng nhỏ lẻ, manh mún trong nông nghiệp và có thể tạo ra dòng sản phẩm chất lượng đồng đều, sản lượng tương đối lớn tạo điều kiện thuận lợi cho các thương lái thu gom nên hạn chế được tình trạng ép giá trong thu mua mía nguyên liệu trong dân.

Mở rộng hơn nữa các lớp tập huấn cho người dân nhằm để họ có đủ trình độ để sử dụng đúng quy định, nguyên tắc khoa học kỹ thuật như chương trình “3 giảm 3 tăng”, chương trình “4 đúng” để tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản xuất. Những hộ sản xuất trong cùng khu vực nên liên kết lại với nhau đầu tư nhiều hơn nữa cho phương tiện vận chuyển mía, có thể nhiều hộ cùng sử dụng chung một phương tiện vận chuyển bằng cách luân phiên có hiệu quả để đảm bảo khâu vận chuyển nông sản không tốn nhiều công sức, thời gian.

Hộ nên tạo điều kiện, nâng cao trình độđể tự sản xuất cây giống tại điều kiện gia đình nhằm giảm được chi phí mua mía giống hàng năm để canh tác, và đây là khoản chi tương đối cao ( 4 – 5 triệu/vụ) tránh được sự khan hiếm của giống mía tạo được thế chủ động trong lịch thời vụ của hộ, không còn phụ thuộc vào các đơn vị cunh ứng giống.

CHƯƠNG 6

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng sản xuất mía tại tỉnh Hậu Giang (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)