Một số kiến nghị, đề xuất

Một phần của tài liệu Tuyển dụng công chức cấp xã trên địa bàn huyện đắk min, tỉnh đắk nông (Trang 108 - 116)

3.4.1. Đối với trung ương

Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan sửa đổi, bổ sung quy định về thẩm quyền tuyển dụng, giao UBND cấp tỉnh thực hiện tuyển dụng cơng chức cấp xã nhằm tăng tính cạnh tranh, khách quan và nâng cao chất lượng tuyển dụng (hiện nay Thủ tướng Chính phủ mới đồng ý cho thí điểm).

Đề nghị Bộ Nội vụ cần quy định chi tiết hơn về cách thức, hình thức ra đề thi tuyển, xét tuyển, cách thức lựa chọn và thẩm quyền quyết định về đề thi tuyển, xét tuyển, quy định về cơ cấu đề thi tuyển, xét tuyển. Đề nghị sửa đổi, bổ sung theo hướng giao Sở Nội vụ là cơ quan chủ trì tham mưu cho UBND tỉnh quyết định lựa chọn đề thi giao cho hội đồng thi tuyển, xét tuyển để đảm bảo tính khách quan, bí mật.

Đề nghị Bộ Nội vụ ban hành sửa đổi tiêu chuẩn công chức cấp xã đảm bảo phù hợp với xu thế phát triển hiện nay nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ từ khâu tuyển dụng và xuyên suốt quá trình quản lý, sử dụng đội ngũ. Đặc biệt là phối hợp với các Bộ ngành kiểm

soát chặt chẽ các cơ quan đơn vị cơ sở đào tạo cấp bằng, chứng chỉ tin học ngoại ngữ. Đảm bảo đánh giá được trình độ năng lực tin học, ngoại ngữ của cơng chức một cách chính xác, chân thực, các văn bằng chứng chỉ.

3.4.2. Đối với UBND tỉnh Đắk Nông

Để việc tuyển dụng công chức cấp xã của tỉnh trong thời gian tới thực hiện hiệu quả, Tỉnh cần chỉ đạo rà soát các quy định hiện hành, xin ý kiến các cơ quan trung ương để xây dựng lại quy định tuyển dụng cơng chức cấp xã tại tỉnh trong đó chỉ đạo đổi mới việc thực hiện tuyển dụng, hình thức, nội dung và quy trình tuyển dụng.

Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị sở ngành có liên quan nâng cao hơn nữa việc tổ chức học, thi lấy chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số (chứng chỉ tiếng M’nơng). Hiện nay vẫn cịn tình trạng cán bộ, cơng chức, viên chức và các thí sinh có chứng chỉ bồi dưỡng tiếng M’nơng nhưng khơng nói, viết và nghe được tiếng M’nông. Các cơ sở đào tạo bồi dưỡng nới lỏng việc tổ chức thi dẫn đến chất lượng và giá trị chứng chỉ chưa sát với thực tế. Việc thí sinh có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số được miễn thi ngoại ngữ trong kỳ tuyển dụng công chức cấp xã đã tạo ra sự khơng cơng bằng giữa các thí sinh. Đặc biệt là các thí sinh trẻ mới ra trường có kiến thức tốt về ngoại ngữ và tin học nhưng chưa kịp học và thi lấy chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số.

Bên cạnh đó hệ thống các văn bản QPPL do cấp địa phương ban hành theo thẩm quyền để triển khai thực hiện Chính sách cịn chưa phù hợp với quy định. Theo quy định thì UBND cấp tỉnh được quyết định ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã trong từng kỳ tuyển dụng, việc giao cho UBND tỉnh quyết định ngành nghề đào tạo phù hợp với chức danh công chức cấp xã đảm nhiệm cũng gây khó khăn cho địa phương trong q trình thực hiện vì do một chức danh cơng chức cấp xã đảm nhận nhiều nội dung cơng việc, nhiều nhiệm vụ do vậy khó khăn trong việc xác định ngành nghề đào tạo cho phù hợp với chức danh tuyển dụng.

Giao Phịng Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương tham mưu các nội dung liên quan đến tuyển dụng công chức cấp xã đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm, khách quan.

Bố trí kinh phí phù hợp cho hoạt động tuyển dụng để đầu tư cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tuyển dụng công chức cấp xã của huyện, thực hiện đổi mới thi tuyển.

Căn cứ vào tình hình thực tế tại đơn vị và nhu cầu tuyển dụng công chức cấp xã, hàng năm phải thực hiện rà soát thực tế, đề xuất nhu cầu tuyển dụng đảm bảo tính khách quan, minh bạch nhằm tuyển dụng được người có đủ năng lực, trình độ đáp ứng được u cầu cơng việc.

Thực hiện tốt việc bố trí, sử dụng, quản lý cơng chức cấp xã sau tuyển dụng nhằm nâng cao chất lượng cơng tác tham mưu, đáp ứng u cầu chuẩn hóa và nâng cao năng lực công chức cấp xã theo quy định.

3.4.4. Đối với UBND cấp xã

Triển khai, tuyên truyền đến các tổ chức, cá nhân trên địa bàn về các văn bản của nhà nước, của tỉnh về tiêu chuẩn, chế độ chính sách, cơng tác tuyển dụng, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

Khi xây dựng kế hoạch, đăng ký nhu cầu tuyển dụng công chức cấp xã cần đảm bảo thực hiện đúng các quy định, đảm bảo tính khách quan. Căn cứ vào trình độ chun mơn, nghiệp vụ, sở trường, sở đoản của công chức được tuyển dụng để phân công nhiệm vụ phù hợp, tạo môi trường tốt, điều kiện thuận lợi để công chức cấp xã phát huy được năng lực, sở trường của mình trong cơng việc.

Thực hiện đánh giá công chức khách quan, công tâm, đúng với kết quả thực hiện nhiệm vụ của công chức.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

- Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong công tác tuyển dụng công chức cấp xã hiện nay. Dự báo xu hướng tuyển dụng công chức cấp xã huyện Đắk Mil thời gian tới. Nêu quan điểm, phương hướng của huyện Đắk Mil về tuyển dụng công chức cấp xã trong thời gian.

Trên cơ sở các tồn tại, hạn chế, nguyên nhân đã phân tích ở Chương 2, tác giả đã đưa ra một số giải pháp để hồn thiện tuyển dụng cơng chức cấp xã tại huyện Đắk Mil trong thời gian tới, cụ thể: ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong quy trình tuyển dụng; hồn thiện hệ thống quy định về tuyển dụng cơng chức cấp xã; đổi mới quy trình tổ chức tuyển dụng; tập trung hồn thành việc xác định vị trí việc làm, xây dựng cơ cấu, tiêu chuẩn chức danh công chức; tạo môi trường, điều kiện làm việc để phát triển đội ngũ công chức cấp xã; nâng cao nhận thức về tuyển dụng công chức cấp xã; tăng cường việc giám sát; công

tác thanh tra, kiểm tra về công tác tuyển dụng công chức cấp xã, thanh tra kết quả sau tuyển dụng; xây dựng, hồn thiện chính sách thu hút, đãi ngộ nhân tài.

Các giải pháp nêu trên cần phải thực hiện một cách đồng bộ, phù hợp với từng giai đoạn, từng điều kiện cụ thể. Bản thân tác giả tin tưởng rằng nếu các giải pháp trên được thực hiện sẽ góp phần giải quyết được những vấn đề cịn hạn chế trong cơng tác tuyển dụng công chức cấp xã ở huyện Đắk Mil trong thời gian tới, từ đó sẽ giúp cơng tác tuyển dụng được thực hiện khách quan, minh bạch, hiệu quả, tuyển dụng được người đáp ứng được u cầu cơng việc của vị trí cần tuyển dụng, góp phần xây dựng đội ngũ cơng chức cấp xã năng động, chuyên nghiệp, hiệu quả, thúc đẩy cải cách hành chính, cải cách chế độ cơng vụ, cơng chức ở cấp cơ sở một cách hiệu quả và góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với chính quyền cấp xã trong tình hình mới.

KẾT LUẬN

Với quan điểm cho rằng, con người là yếu tố quyết định tất cả, đội ngũ công chức được coi là lực lượng đặc biệt quan trọng của xã hội, là chủ thể quyết định sự thành công hay thất bại của mọi cơng việc trong quản lý nhà nước. Vì vậy, cơng tác tuyển dụng, sử dụng cơng chức nói chung và cơng chức cấp xã nói riêng là một trong những yếu tố then chốt trong chiến lược quản lý nền công vụ. Tuyển dụng không chỉ nhằm đạt hiệu quả cao nhất đối với các nhiệm vụ hiện tại, mà còn chuẩn bị nguồn lực cho các yêu cầu trong tương lai.

Từ nhận thức đó, đề tài “Tuyển dụng cơng chức cấp xã tại huyện Đắk Mil” đã nghiên cứu làm rõ cơ sở khoa học về tuyển dụng cơng chức cấp xã, phân tích về cơng tác tuyển dụng cơng chức cấp xã huyện Đắk Mil và đưa ra các giải pháp với mong muốn nâng cao hiệu quả của công tác này. Đề tài đã giải quyết một số vấn đề cụ thể như sau:

Một là, đã hệ thống hóa được cơ sở khoa học về tuyển dụng công chức cấp xã và kinh nghiệm tuyển dụng công chức cấp xã của một số địa phương làm cơ sở để nghiên cứu, đề xuất giải pháp đối với huyện Đắk Mil.

Hai là, trên cơ sở khoa học về tuyển dụng cơng chức cấp xã và phân tích thực trạng cơng tác tuyển dụng cơng chức cấp xã tại huyện Đắk Mil từ năm 2015-2020, đã đánh giá được những kết quả, những hạn chế, yếu kém, bất cập và xác định được các nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém, bất cập trong công tác tuyển dụng công chức cấp xã ở huyện Đắk Mil.

Ba là, trên cơ sở khoa học và phân tích thực trạng cơng tác tuyển dụng công chức cấp xã tại huyện Đắk Mil, tác giả đã nêu ra được xu hướng, quan điểm tuyển dụng công chức cấp xã của huyện Đắk Mil trong thời gian tới và đặc biệt là đã đề ra được một số giải pháp để hồn thiện tuyển dụng cơng chức cấp xã tại huyện Đắk Mil trong những năm tới.

Xây dựng đội ngũ cơng chức cấp xã có chất lượng, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới là một trong những u cầu có tính cấp thiết của u cầu cải cách hành chính nhà nước ở địa phương, là một trong những nội dung quan trọng của cải cách chế độ cơng vụ, cơng chức đối với chính quyền cấp xã tại huyện Đắk Mil hiện nay. Việc tuyển

dụng cơng chức nói chung và tuyển dụng cơng chức cấp xã nói riêng đã và đang trở thành một trong những vấn đề được các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và Nhân dân đặc biệt quan tâm. Việc nâng cao chất lượng tuyển dụng công chức cấp xã là một địi hỏi tất yếu của cơng tác tuyển dụng nói riêng và vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tại huyện Đắk Mil nói chung. Với những kiến nghị, giải pháp mà tác giả đưa ra nhằm tạo ra những sự thay đổi có thể làm cho việc tuyển dụng cơng chức cấp xã tại huyện Đắk Mil, nó có thể gần với những gì khoa học quản lý nguồn nhân lực. Nếu thực hiện được đồng thời các đề xuất và giải pháp trên sẽ giúp cho các đơn vị tuyển dụng được người theo đúng nhu cầu của mình./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII (2018), Nghị quyết số

26-NQ/TW ngày 19/5/2018 về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, Hà Nội.

2. Bộ Nội vụ (2019), Thông tư số 13/2019/TT-BNV ngày 6/11/2019 hướng dẫn một

số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, Hà Nội.

3. Bộ Nội vụ (2020), Thông tư 06/2020/TT-BNV ngày 02/12/2020 của Bộ Nội vụ quy

chế tổ chức thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, Hà Nội.

4. Bộ Thông tin và Truyền thông (2014), Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày

11/03/2014 quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, Hà Nội.

5. Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (1950), Sắc lệnh số 76/SL ngày 20/5/1950 về quy chế cơng chức Việt Nam.

6. Chính phủ (2011), Nghị định số 112/2011/NĐ-CP, ngày 05/12/2011 về công chức

xã, phường, thị trấn, Hà Nội.

7. Chính phủ (2009), Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 về chức danh, số

lượng, một số chế độ chính sách đối với cán bộ, cơng chức xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, Hà Nội.

8. Chính phủ (2012), Nghị định số 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản

lý viên chức.

9. Chính phủ (2018), Nghị định 161/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 sửa đổi, bổ sung

một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại cơng việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp cơng lập, Hà Nội.

10. Chính phủ (2019), Nghị định số Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 sửa

chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Kết luận số 37-KL/TW về tiếp tục đẩy mạnh Chiến lược cán bộ từ nay đến năm 2020.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2017), Nghị quyết số 18/2017/NQ-TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội ĐBTQ lần thứ XIII.

14. Đinh Ngọc Giang, Vũ Khánh Hồn (2016), Cơng tác tuyển dụng, đào tạo cán bộ, cơng chức, viên chức hiện nay, Tạp chí Lý luận chính trị.

15. Lê Thị Trâm Oanh (2013), Đổi mới hoạt động tuyển dụng nhân sự trong các cơ quan hành chính nhà nước, Tạp chí Tổ chức Nhà nước.

16. Đào Thị Thanh Thủy (2017), các mơ hình tuyển dụng cơng chức trên thế giới và định hướng ứng dụng cho Việt Nam.

17. Nguyễn Văn Hòa (2019), Xây dựng đội ngũ công chức ở nước ta hiện nay theo tư

tưởng Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ Hồ Chí Minh học, Học viện Chính trị quốc gia

Hồ Chí Minh.

18. Phan Thị Thúy Hạnh (2018), Tuyển dụng công chức tại Tổng cục thuế, Luận văn

Thạc sỹ, Học viện hành chính quốc gia, Hà Nội

19. Vương Minh Thống (2016), Tuyển dụng công chức cấp xã ở tỉnh Tuyên Quang,

Luận văn Thạc sỹ, Học viện hành chính quốc gia, Hà Nội.

20. Huyện ủy Đắk Mil (2020), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Đắk Mil lần thứ

XV, nhiệm kỳ 2020-2025.

21. Phòng Nội vụ (2020), báo cáo về số lượng, chất lượng cán bộ công chức cấp xã

trên địa bàn huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông.

22. Quốc hội (2008), Luật cán bộ công chức. 23. Quốc hội (2018), Luật công an nhân dân.

24. Quốc hội (2019), Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật cán bộ công chức và

Luật viên chức, Hà Nội.

25. Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang (2013), Quyết định số 370/2013/QĐ-UBND ngày

30/7/2013 quy định về tuyển dụng công chức cấp xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Giang.

26. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, Quyết định số 01/2013/QĐ-UBND ngày

25/01/2013 quy chế tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn tỉnh Vĩnh Phúc.

27. Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông (2015), Quyết định số 22/2015/QĐ-UBND ngày

17/9/2015 của UBND tỉnh Đắk Nông quy chế tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn tỉnh Đắk Nông,

28. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam (2020), Quyết định số 03/2020/QĐ-UBND

ngày

05/6/2020 quy chế tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn tỉnh Quảng Nam.

29. Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La (2020), Quyết định số 28/2020/QĐ-UBND ngày

Một phần của tài liệu Tuyển dụng công chức cấp xã trên địa bàn huyện đắk min, tỉnh đắk nông (Trang 108 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w