Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về phát triển hạ tầng giao thông trong xây dựng nông thôn mới địa bàn huyện krông pắc, tỉnh đắk lắk (Trang 81 - 86)

2.3.2 .Những hạn chế

3.3. Giải pháp cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp

3.3.4. Các giải pháp khác

3.3.4.1. Tuyên truyền phổ biến pháp luật

Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong cộng đồng dân cư, doanh nghiệp. Coi đó là biện pháp để pháp luật đi vào cuộc sống, từ cuộc sống có những phản hồi tích cực về cơ chế chính sách để có những điều chỉnh, sửa đổi bổ sung phù hợp. Việc ban hành, sửa đổi bổ sung các cơ chế, chính sách khi có sự tham gia của nhiều đối tượng chịu sự điều chỉnh trực tiếp hoặc gián tiếp của các quy phạm sẽ có tính khả thi cao trong thực tiễn, khơng áp đặt ý chí chủ quan một chiều của cơ quan quản lý nhà nước.

3.3.4.2. Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ

Bên cạnh những quy định pháp luật về thủ tục, vì cải tiến tổ chức bộ máy và đội ngũ CBCC, thì việc áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong công tác đăng ký doanh nghiệp cũng có vai trị rất quan trọng. Nó giúp cho q trình thực hiện cơng việc một cách khoa học, chặt chẽ... Việc cải cách thủ tục hành chính trong đăng ký doanh nghiệp sẽ khó thực hiện được nếu khơng sử dụng những cơng cụ hiện đại, hỗ trợ cho q trình tác nghiệp của các nghiệp vụ đăng ký doanh nghiệp. Mặt khác, tăng cường việc cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp qua mạng internet. Thực hiện cấp GCN ĐKDN qua mạng internet vừa giúp cơ quan ĐKKD dễ dàng cập nhật được dữ liệu về công tác đăng ký doanh nghiệp, vừa giúp cho các nhà đầu tư không phải mất thời gian đi lại, chỉnh sửa hồ sơ ĐKDN.

Cuối cùng, cũng cần có thêm các nghiên cứu về ảnh hưởng quy định pháp luật trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp đặc biệt giai đoạn khởi nghiệp. Vai trò của tòa án trong xét xử các tranh chấp trong tổ chức hoạt động của doanh nghiệp, hợp đồng; pháp luật về thuế; rút khỏi thị trường, bao gồm: giải thể, phá sản, cơ cấu lại doanh nghiệp.

Kết luận Chương 3

Luật Doanh nghiệp 2014 ra đời đã thể hiện ý chí quyết tâm cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp, giúp mơi trường kinh doanh trong nước nói chung và mơi trường kinh doanh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ngày càng minh bạch, thuận lợi. Tuy nhiên, vẫn còn những quy định chưa đáp ứng được kỳ vọng, nếu không kịp thời điều chỉnh sẽ gây ra nhiều hệ lụy. Do đó, cần phải nghiên cứu hoàn thiện các quy định của pháp luật để khắc phục những hạn chế cịn tồn tại, đồng thời phải có những giải pháp đồng bộ để nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về đăng ký doanh nghiệp. Trong phạm vi luận văn này, không thể đề ra đầy đủ các biện pháp khắc phục, mà chỉ đưa ra một số giải pháp chính để cải cách thủ tục đăng ký doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp là một bộ phận quan trọng của pháp luật kinh doanh trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Bất kỳ sự thay đổi nào trong lĩnh vực này, dù nhỏ, cũng có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới môi trường kinh doanh và tâm lý xã hội. Trong tiến trình đổi mới và cải cách kinh tế tại Việt Nam, việc thực hiện triệt để CCHC về ĐKDN được coi là một trong những động lực để thúc đẩy phát triển. Nếu không khắc phục ngay những hạn chế về pháp luật đồng thời thực hiện chấn chỉnh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước, nhất là trong việc giải quyết cơng việc của người dân và doanh nghiệp thì mơi trường kinh doanh, môi trường đầu tư vẫn bị ách tắc, gây bức xúc trong xã hội.

Với chủ trương phát huy tối đa nội lực để phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, chủ động hội nhập quốc tế, yêu cầu tất cả là phải CCHC, xóa bỏ sự can thiệp thái quá và tùy tiện của các cơ quan nhà nước và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu nói cải cách thủ tục hành chính là khâu đột phá trong cơng cuộc CCHC ở nước ta hiện nay, thì CCHC trong lĩnh vực ĐKDN cũng được coi là một trong những bước đột phá lớn nhất trong pháp luật về khởi sự doanh nghiệp.

Bên cạnh việc tích cực loại bỏ những quy định gây phiền hà, sách nhiễu cho nhà đầu tư trong q trình khởi sự kinh doanh, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật về thủ tục ĐKDN, tiến tới hoàn thiện các quy định thống nhất và đồng bộ điều chỉnh tất cả các vấn đề liên quan đến ĐKDN cho mọi chủ thể kinh doanh thuộc mọi hình thức sở hữu, xây dựng bộ máy ĐKDN hoạt động hiệu quả, chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động hỗ trợ khởi sự doanh nghiệp, tăng cường gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để nắm bắt được những khó khăn, bức xúc của doanh nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2019), về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí

cung cấp thơng tin doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp, Thơng tư

47/2019/TT-BTC ngày 05/8/2019, Hà Nội.

2. Chính phủ (2011), Ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính

nhà nước giai đoạn 2011 – 2020, Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011, Hà

Nội.

3. Chính phủ (2015), về đăng ký doanh nghiệp, Nghị định 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015, Hà Nội.

4. Chính phủ (2018), về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định

78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2014 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, Nghị

định 108/2018/NĐ-CP ngày 23/8/2018, Hà Nội.

5. Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (2014), Tiến trình cải cách đăng ký

doanh nghiệp trên thế giới, Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

6. Thảo Miên (2018), Việt Nam xếp thứ 69/190 về môi trường kinh

doanh

2019, Thời báo Tài Chính.

7. Trần Hồng Minh (2017), Cải cách đăng ký kinh doanh và sự phát

triển của doanh nghiệp, Tạp chí Tài chính, Hà Nội.

8. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam,

9.Quốc hội (1990), Luật Doanh nghiệp tư nhân, Công báo số 4 ngày 10. Quốc hội (1990), Luật Công ty, Công báo số 4 ngày

28/02/1991, Hà Nội.

11. Quốc hội (1999), Luật Doanh nghiệp, Công báo số 29 ngày 08/08/1999, Hà Nội.

13. Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp, Công báo số 37+38 ngày 22/02/2006, Hà Nội.

14. Quốc hội (2014), Luật Doanh nghiệp, Cơng báo số 1175+1176 ngày

15. Thủ tướng Chính phủ (1994), Về chuyển giao cán bộ, Nhân viên và cơ

sở vật chất của trọng tài kinh tế nhà nước cho tòa án và ủy ban kế hoạch nhà nước, Quyết định số 335/TTg ngày 11/7/1994, Hà Nội.

16. Thủ tướng Chính phủ (2000), Về bãi bỏ các loại giấy phép trái với quy

định của Luật Doanh nghiệp, Quyết định số 19/2000/QĐ-TTg ngày 03/02/2000,

17. Thủ tướng Chính phủ (2015), về việc ban hành quy chế thực hiện cơ

chế một cửa, cơ chế một cửa liên thơng tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/03/2015, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về phát triển hạ tầng giao thông trong xây dựng nông thôn mới địa bàn huyện krông pắc, tỉnh đắk lắk (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w